hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 13/11/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Hành nghề châm cứu cần điều kiện gì? Học chứng chỉ hành nghề châm cứu ở đâu?

Châm cứu là gì? Điều kiện hành nghề châm cứu ra sao? khi hiện nau nhiều người lựa chọn phương pháp này để chữa bệnh, nhu cầu học nghề châm cứu cũng phổ biến hơn...

Mục lục bài viết
  • Châm cứu là gì?
  • Điều kiện hành nghề châm cứu
  • Học chứng chỉ hành nghề châm cứu ở đâu?
  • Điều kiện mở phòng khám châm cứu
Câu hỏi: Tôi muốn mở phòng khám châm cứu nhưng chưa có chứng chỉ hành nghề thì cần những điều kiện gì để được cấp chứng chỉ. Đối với phòng khám châm cứu cần những tiêu chuẩn nào để có thể hoạt động theo đúng quy định pháp luật?

Châm cứu là gì?

Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể thế nào là phương pháp châm cứu. Tuy nhiên, có thể hiệu châm cứu là một trong những phương pháp ý học cổ truyền.

Người hành nghề châm cứu sử dụng các kim hình chỉ bằng kim loại, xuyên qua da, vào các huyệt đạo, các điểm cụ thể trên cơ thể nhằm giúp giảm đau hoặc trị liệu một số loại bệnh hiện nay.

Châm cứu là gì?

Mặc dù vậy, việc châm cứu không phải ai cũng có thể áp dụng thực hiện. Muốn thực hiện châm cứu phải qua ý kiến tư vấn của bác sĩ, các nhà y học có chuyên môn.

Đối với công cụ châm cứu là kim châm cũng phải được khử trùng sạch sẽ bởi nếu không sẽ dễ dẫn đến lây nhiễm nhiều loại bệnh khác nhau.

Điều kiện hành nghề châm cứu

Người muốn hành nghề châm cứu hiện nay phải có chứng chỉ hành nghề châm cứu. Theo Bộ Y tế, điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề chấm cứu như sau:

- Phải có chứng chỉ đào tạo về châm cứu teo khung chương trình đào tạo của Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến thuộc bệnh viện Châm cứu Trung ương.

- Đối tượng học đào tạo châm cứu gồm lương y, điều dưỡng, y tá sơ cấp, bác sĩ. Thời gian học đào tạo châm cứu trình độ cơ bản là 6 tuần.

- Phải có đủ thời gian thực hành tại cơ sở khám chữa bệnh sau khi có chứng chỉ về châm cứu theo quy của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Điều kiện hành nghề châm cứu

Điều kiện hành nghề châm cứu

Hiện nay, thời gian thực hành được căn cứ theo khoản 1 Điều 24 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, cụ thể: 

+ Đối với bác sĩ: 18 tháng thực hành tại bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh;

+ Đối với y sĩ: 12 tháng thực hành tại bệnh viện;

+ Đối vớii điều dưỡng viên: 09 tháng thực hành tại cơ sở khám, chữa bệnh.

Từ ngày 01/01/2024, Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có hiệu lực thì thời gian thực hành tại cơ sở khám, chữa bệnh được quy định như sau:

+ Phù hợp với văn bằng chuyên môn được cấp;

+ Thời gian thực hành thực hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung thực hành;

+ Thời gian thực hành phù hợp với từng chức danh chuyên môn; và các quy định về thực hành khác theo Điều 23 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.

Lưu ý: Không áp dụng quy định về thực hành khám, chữa bệnh nêu trên đối với trường hợp đã hoàn thành chương trình đào tạo chuyên khoa hoặc đã có giấy phép hành nghề được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài, được thừa nhận theo quy định tại Điều 29 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.

Học chứng chỉ hành nghề châm cứu ở đâu?

Hiện nay, các lớp đào tạo chứng chỉ châm cứu, bấm huyệt thường được tổ chức tại các địa điểm đơn cử như:

- Khoa châm cứu dưỡng sinh, Cơ sở 3 - Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM.

- Trung cấp Y dược Tôn Thất Tùng.

- Trường trung cấp Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội…

Điều kiện mở phòng khám châm cứu

Châm cứu là một phương pháp y học cổ truyền, vì thế phòng khám châm cứu thường được tích hợp khi đăng ký mở phòng khám y học cổ truyền. Điều kiện mở phòng chẩn trị y học cổ truyền hiện nay căn cứ theo Điều 27 Nghị định 109/2016/NĐ-CP như sau:

* Về cơ sở vật chất: 

- Diện tích tối thiểu của phòng khám là 10 m2, có nơi đón tiếp người bệnh;

- Dựa vào phạm vi hoạt động chuyên môn, phòng chẩn trị y học cổ truyền phải đáp ứng:

  • Nếu có xoa bóp day ấn huyệt, châm cứu thì phải có buồng hoặc kê giường xoa bóp, châm cứu và diện tích tối thiểu 05 m2 một giường bệnh;

  • Nếu có xông hơi thuốc thì phải có buồng xông hơi kín, đủ ánh sáng, diện tích tối thiểu 02 m2.

Điều kiện mở phòng khám châm cứu

Điều kiện mở phòng khám châm cứu

* Về thiết bị y tế:

- Nếu thực hiện khám bệnh, bốc thuốc, kê đơn thì phải có tủ thuốc, vị thuốc đựng trong các ngăn kéo hoặc chai lọ nhựa trắng hoặc thủy tinh, có nắp đậy và ghi rõ tên thuốc bên ngoài;

- Nếu châm cứu, day ấn huyệt, xoa bóp tối thiểu phải có các thiết bị sau:

  • Đủ dụng cụ châm cứu, day ấn huyệt, xoa bóp;

  • Có giường để châm cứu, day ấn huyệt, xoa bóp;

  • Đủ dụng cụ và hướng dẫn xử lý vượng châm.

- Nếu có xông hơi thuốc phải có hệ thống tạo hơi thuốc, bảng hướng dẫn xông hơi, van điều chỉnh, hệ thống chuông báo trong trường hợp khẩn cấp.

* Về nhân sự:

Trong phòng chẩn trị y học cổ truyền, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là bác sĩ hoặc y sĩ chuyên khoa y học cổ truyền, lương y có chứng chỉ công nhận do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp, người có phương pháp chữa bệnh gia truyền hoặc có bài thuốc gia truyền. Quan trọng phải có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh y học cổ truyền.

- Đối với bác sĩ: có thời gian khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tối thiểu 54 tháng;

- Đối với y sĩ: có thời gian khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền ít nhất là 48 tháng;

- Đối với lương y hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền hoặc có bài thuốc gia truyền: có thời gian khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền ít nhất là 36 tháng;

- Là người hành nghề cơ hữu tại phòng chẩn trị y học cổ truyền.

Trên đây là một số thông tin về điều kiện hành nghề châm cứu theo quy định pháp luật mà chúng tôi cung cấp đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc liên quan đến quy định khám chữa bệnh, điều kiện hành nghề, mở phòng khám chữa bệnh, bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ.

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X