hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 21/09/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Hồ sơ vay vốn nước sạch và lãi suất vay vốn nước sạch hiện nay thế nào?

Việc đảm bảo nguồn nước sạch cho cuộc sống và sinh hoạt luôn là vấn đề được Nhà nước ta quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu hồ sơ vay vốn nước sạch 2023? Lãi suất vay vốn nước sạch thế nào?

 
Mục lục bài viết
  • Hiểu thế nào về chính sách vay vốn nước sạch?
  • Hồ sơ vay vốn nước sạch gồm những gì?
  • Thời hạn, lãi suất vay tiền nước sạch
  • Nợ xấu có vay được vốn nước sạch không?

Hiểu thế nào về chính sách vay vốn nước sạch?

Hiểu thế nào về chính sách vay vốn nước sạch?

Hiện nay, có rất nhiều nơi, nhiều khu vực việc sử dụng nước sạch để sinh hoạt vẫn chưa được đảm bảo. Để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt là người dân vùng nông thôn, miền núi, Chính phủ đã đưa ra dự thảo mới nhất về chương trình Tín dụng thực hiện chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 

Trước đó, năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1978/QĐ-TTg Phê duyệt chiến lược quốc gia cấp nước nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

 Theo đó mục tiêu của chiến lược đảm bảo giúp người dân khu vực nông thôn tiếp cận được dịch vụ cấp nước sạch cách rộng rãi và phổ biến hơn, giảm khoảng cách về chất lượng sống giữa cámột c khu vực. 

Một trong những biện pháp để thực hiện chiến lược này đó là chính sách vay vốn nước sạch. 

Chính sách vay vốn nước sạch sẽ áp dụng cho các hộ gia đình thuộc khu vực nông thôn chưa có công trình nước sạch hoặc có nhưng đã bị hư hỏng không đảm bảo nguồn nước sạch cần phải xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo. 

Vốn từ chính sách này sẽ được người vay dùng để xây dựng mới hoặc nâng cấp các công trình nước sạch phục vụ đời sống và sinh hoạt hàng ngày. 

Đối tượng vay vốn của chương trình này là hướng đến những khách hàng cư trú hợp pháp tại địa phương thuộc vùng nông thôn (là khu vực không thuộc địa giới hành chính của phường thuộc thị xã, quận hoặc thành phố thuộc tỉnh). 

Chính sách này có những năm 2000 và đến bây giờ đã cho thấy những hiệu quả tích cực, đời sống người dân được cải thiện tích cực. 

Tiếp nối vai trò của chính sách này, thì Nhà nước đã tiếp tục đưa ra các mục tiêu đến năm 2030 65% dân số ở nông thôn mỗi ngày có tối thiểu 60 lít nước sạch đạt tiêu chuẩn sử dụng và tầm nhìn 2045 100% dân số ở nông thôn có nước sạch đạt tiêu chuẩn để sử dụng. 

Hồ sơ vay vốn nước sạch gồm những gì?

Hồ sơ vay vốn nước sạch gồm những gì?

Nếu như theo Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg về Tín dụng thực hiện chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, thì hồ sơ vay vốn nước sạch được thực hiện theo chính sách chung về tín dụng với người nghèo và các đối tượng khách theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP.

 Theo đó, hồ sơ cũng như quy trình vay sẽ do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định cụ thể.

Theo Hướng dẫn nghiệp vụ số 1411/NHCS-KHNV ngày 03/08/2004 Hướng dẫn nghiệp vụ cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cùng với các hướng dẫn nghiệp vụ cho vay đối với hộ nghèo của Ngân hàng chính sách xã hội, cơ bản đối với người vay vốn trong chương trình nước sạch sẽ phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

- Giấy ủy quyền của hộ gia đình để 1 người đứng ra đại diện làm thủ tục vay: 02 bản chính

- Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay: 01 bản chính

- Sổ vay vốn: 02 bản chính

Sau đó Ban quản lý Tổ Tiết kiệm và vay vốn sẽ tiếp nhận hồ sơ và làm hồ sơ trình UBND cấp xã xác nhận và gửi tới Ngân hàng chính sách xã hội để thực hiện. 

Thời hạn, lãi suất vay tiền nước sạch

Chương trình vay vốn nước sạch đưa ra nhiều ưu đãi về thời hạn cũng như lãi suất vay để tạo điều kiện thuận lợi cho người vay. Theo Dự thảo về chương trình vay vốn nước sạch 2023 mới nhất thì thời gian cho vay sẽ do Ngân hàng chính sách xã hội thỏa thuận với người vay, nhưng tối đa là 05 năm (60 tháng).

Về lãi suất vay áp dụng cho chương trình này là 9,0%/năm và lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay. 

Theo dự thảo chính sách mới 2023, thì mức vốn cho vay cho mỗi khách hàng lên đến tối đa là 25 triệu đồng/tháng. Còn hiện, nay mức vay vốn áp dụng theo Quyết định 1205/QĐ-TTg năm 2018 là 10 triệu đồng/hộ gia đình. Với mức lãi suất ưu đãi như vậy, người vay sẽ dễ dàng tiếp cận nguồn vốn để xây dựng hệ thống nước sạch phục vụ cho đời sống sinh hoạt của hộ gia đình.

Chương trình cho vay nước sạch đã góp phần từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống ở nhiều vùng nông thôn, đồng thời góp phần cải thiện môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. 
 

Nợ xấu có vay được vốn nước sạch không?

Nợ xấu có vay được vốn nước sạch không?

Vay vốn nước sạch là chính sách cho cá nhân, hộ gia đình (thường là ở vùng nông thôn) vay vốn nhằm mục đích sử dụng cho các dự án liên quan đến nước sạch. 

Căn cứ theo các văn bản quy định của pháp luật hiện hành thì đơn vị cho vay là Ngân hàng Chính sách xã hội, phương thức cho vay là vay trực tiếp có ủy thác một số các nội dung công việc trong quy trình cho vay thông qua các tổ chức chính trị - xã hội.

Căn cứ theo Quyết định 18/2014/QĐ-TTg để được vay vốn nước sạch, khách hàng phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Khách hàng phải cư trú hợp pháp tại địa phương thuộc vùng nông thôn mà chưa có công trình nước sạch hoặc công trình vệ sinh hộ gia đình hoặc đã có những công trình này nhưng bị hư hỏng cần được sửa chữa, nâng cấp, cải tạo, xây dựng.

- Khách hàng phải được UBND xã nơi cư trú xác nhận đúng đối tượng và điều kiện nhận chính sách vay vốn này.

- Ngoài ra có xem xét đến các vấn đề như: Mục đích vay, thông tin dự án/công trình liên quan đến nước sạch, khả năng tài chính của người vay thông qua thu nhập/tài sản thế chấp, lịch sử tín dụng,...

Theo đó, hiện nay không có quy định nào nêu rằng nếu khách hàng đang thuộc trường hợp bị nợ xấu thì sẽ không được vay vốn theo chương trình nước sạch. 

Tuy nhiên vấn đề “nợ xấu” cũng là một nội dung mà địa phương xem xét, đánh giá hồ sơ của các cá nhân, hộ gia đình nộp hồ sơ vay vốn nước sạch. Đây là một điểm bất lợi đối với khách hàng khi vay vốn.

Điều 1 Quyết định 1205/QĐ-TTg năm 2018 sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Quyết định 62/2004/QĐ-TTg về tín dụng thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thì mức vốn cho vay đối với mỗi loại công trình tối đa là 10 triệu đồng/hộ.

Tại dự thảo Quyết định về tín dụng thực hiện Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Thủ tướng Chính phủ đã đề xuất người dân có thể vay tiền nước sạch đến 25 triệu đồng. Nếu như dự thảo được thông qua, thì mức vay vốn nước sạch tới đây có thể lên đến 25 triệu đồng/hộ.

Các thắc mắc về vấn đề Hồ sơ vay vốn nước sạch 2023? Lãi suất vay vốn nước sạch thế nào? đã được giải đáp trong bài viết trên đây. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này hoặc các vấn đề pháp luật khác, các bạn vui lòng liên hệ tổng đài: 1900.6199 để được giải đáp một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X