hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 17/04/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Hoán đổi ngày làm việc dịp lễ 30/4, 1/5 tiền lương được tính thế nào?

Hoán đổi ngày làm việc dịp lễ 30/4, 1/5 tiền lương được tính thế nào là băn khoăn của nhiều người lao động trước kỳ nghỉ lễ dài ngày này. Cùng tìm hiểu quy định của pháp luật về vấn đề này.

Câu hỏi: Dịp lễ 30/4, 01/5 tới, công ty tôi cho nghỉ liên tiếp 5 ngày và làm bù ngày thứ 2 (29/4) vào ngày thứ 7 (04/5). Tôi muốn hỏi hoán dổi ngày làm việc như vậy thì tiền lương được tính thế nào?

Hoán đổi ngày làm việc dịp lễ 30/4, 1/5 tiền lương được tính thế nào?

Tại văn bản số 2450/VPCP-KGVX của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng ý với đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại văn bản số 15111/LĐTBXH-CATLĐ ngày 11/4/2024 về việc đề xuất hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ 30/4, 01/5 năm 2024.

Cụ thể, sẽ hoán đổi ngày 29/4 làm bù vào 04/5, ngay sau kỳ nghỉ lễ. Việc hoán đổi như vậy, công chức, viên chức được nghỉ 5 ngày liên tục từ thứ bảy, ngày 27/4 đến hết thứ tư, ngày 01/5.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị tính tiền lương của ngày làm việc bù. Theo đó, đề nghị xác định ngày làm việc bù cho ngày thứ Hai (29/4/2024) và hướng dẫn về tiền lương của ngày làm việc bù, nếu ngày làm việc bù thực hiện vào ngày nghỉ hằng tuần, để bảo đảm quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Quy định về làm việc vào ngày nghỉ hàng tuần theo quy định hiện hành theo khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

- Ngày thường: ít nhất bằng 150%;

- Ngày nghỉ hằng tuần: ít nhất bằng 200%;

- Ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa bao gồm tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Như vậy, nếu người lao động làm việc thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần sẽ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc ít nhất bằng 200%.

hoán đổi ngày làm việc dịp lễ 30/4, 1/5 tiền lương được tính thế nàoNhiều người không rõ hoán đổi ngày làm việc dịp lễ 30/4, 1/5 tiền lương được tính thế nào?

Ngoài ra, Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định công thức tính lương làm thêm giờ ban ngày như sau:

Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian:

Tiền lương làm thêm giờ = (Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường) x (Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%) x (Số giờ làm thêm)

Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:

Tiền lương làm thêm giờ = (Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường) x (Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%) x (Số sản phẩm làm thêm).

>>> Xem chi tiết: Cách tính lương làm thêm giờ ban đêm

Nếu người lao động đi làm đúng ngày 30/4 và ngày 1/5 thì ngoài tiền lương ngày nghỉ lễ, người lao động còn được trả thêm tiền lương làm thêm giờ.

Tiền lương làm thêm giờ ngày 30/4 và 1/5 được xác định như sau:

+ Tiền lương làm thêm ban ngày = 300% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.

+ Tiền lương làm thêm ban đêm = 390% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.

Như vậy, nếu tính cả lương ngày nghỉ lễ, người lao động đi làm ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5 sẽ được trả lương:

+ Người lao động làm việc vào ban ngày: được nhận ít nhất 400% lương.

+ Người lao động làm việc vào ban đêm: được nhận ít nhất 490% lương.

Ngoài ra, người lao động sẽ được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương, hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường, hoặc của ngày nghỉ hàng tuần, hoặc của ngày nghỉ lễ, Tết.

Doanh nghiệp làm việc thứ 7 được nghỉ lễ 30/4, 01/5 thế nào?

Lịch nghỉ 05 ngày liên tiếp được áp dụng với công chức, viên chức, tuy nhiên Bộ LĐTBXH khuyến khích người sử dụng lao động cũng áp dụng cho người lao động thời gian nghỉ lễ 30/4-1/5 như trên.

Đối với các cơ quan, đơn vị không thực hiện lịch nghỉ cố định thứ bảy, chủ nhật hằng tuần thì căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp, theo đúng quy định của pháp luật.

Với doanh nghiệp làm việc thứ bảy, doanh nghiệp thì chỉ được nghỉ hai ngày là ngày 30/4, 01/5 tức thứ ba và thứ tư và không được nghỉ bù vào các ngày khác.

Như vậy, lịch nghỉ 30/4-1/5 của doanh nghiệp làm thứ bảy sẽ thực hiện theo thỏa thuận của người sử dụng lao động và người lao động, không áp dụng lịch nghỉ vừa được Thủ tướng phê duyệt.

Do đó, nếu doanh nghiệp thực hiện nghỉ ngày thứ hai (29/4), người lao động sẽ được nghỉ liên tiếp 4 ngày từ chủ nhật (28/4) đến hết ngày thứ tư (01/5), đồng thời doanh nghiệp sẽ sắp xếp ngày làm bù thích hợp.

Trường hợp doanh nghiệp tổ chức làm xen kẽ 2 thứ bảy trong tháng và thực hiện nghỉ thứ hai như lịch hoán đổi đã được thông qua, người lao động có thể nghỉ liên tiếp 5 ngày, sắp xếp đi làm bù vào thời gian thích hợp.

Nếu đơn vị không nghỉ ngày thứ hai thì người lao động sẽ được nghỉ chủ nhật (28/4), thứ ba (30/4) và thứ tư (1/5). Trường hợp này người lao động có thể dùng ngày nghỉ phép hoặc xin nghỉ không lương để có thể kéo dài kỳ nghỉ của mình.

Trên đây là thông tin giải đáp cho vướng mắc hoán đổi ngày làm việc dịp lễ 30/4, 1/5 tiền lương được tính thế nào.

Nếu cần giải đáp về các quy định của pháp luật, hãy gọi ngay các chuyên viên pháp lý theo số  1900.6199 để được hỗ trợ

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X