hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 08/02/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Hợp đồng lao động bằng lời nói được áp dụng trong trường hợp nào?

Hợp đồng lao động bằng lời nói là một trong các loại hợp đồng được pháp luật lao động quy định. Vậy hợp đồng lao động bằng lời nói được áp dụng trong trường hợp nào?

Mục lục bài viết
  • Hợp đồng lao động bằng lời nói được áp dụng trong trường hợp nào? 
  • Làm thế nào để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng lao động bằng lời nói?
  • Hợp đồng lao động bằng lời nói giao kết vi phạm quy định sẽ bị xử lý thế nào?
Câu hỏi: Tôi được hàng xóm thuê chăm sóc cây cảnh từ ngày 15/12/2023 đến ngày 05/1/2024 để đón Tết với thù lao là 10 triệu đồng. Đây là công việc ngắn hạn và cũng là hàng xóm thân thiết nên chúng tôi không làm hợp đồng lao động với nhau mà chỉ thoả thuận bằng miệng. Luật sư cho tôi hỏi hợp đồng lao động bằng lời nói được áp dụng trong trường hợp nào? Có được đảm bảo thực hiện không?

Hợp đồng lao động bằng lời nói được áp dụng trong trường hợp nào? 

Hợp đồng lao động bằng lời nói được áp dụng trong trường hợp nào?

Hợp đồng lao động bằng lời nói được áp dụng trong trường hợp nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Bộ luật Lao động năm 2019, để đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động thì người lao động và người sử dụng lao động sẽ giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản thể hiện rõ các nội dung điều chỉnh trực tiếp đến quan hệ lao động đó. 

Tuy nhiên, trong trường hợp người sử dụng lao động sử dụng người lao động làm việc cho mình trong thời gian ngắn dưới 01 tháng thì các bên có thể thực hiện giao kết hợp đồng bằng lời nói.

Do đó, hợp đồng lao động bằng lời nói chỉ được giao kết trong trường hợp người lao động làm việc cho người sử dụng lao động dưới 01 tháng. 

Lưu ý, người sử dụng lao động không được phép giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói với những người lao động làm việc trong những trường hợp sau:

  • Nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên được thuê để làm công việc theo mùa vụ, công việc có thời hạn nhất định dưới 12 tháng;

  • Người lao động chưa đủ 15 tuổi theo quy định và người đại diện theo pháp luật của người lao động đó;

  • Người lao động được sử dụng là người khuyết tật.

Làm thế nào để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng lao động bằng lời nói?

Làm thế nào để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng lao động bằng lời nói?

Làm thế nào để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng lao động bằng lời nói?

Giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói là sự thỏa thuận bằng miệng về quyền và lợi ích của các bên giữa người lao động và người sử dụng lao động. 

Vậy làm sao để có thể đảm bảo việc thực hiện hợp đồng lao động bằng lời nói một cách hiệu quả? Làm thế nào để bảo đảm quyền lợi cho người lao động sau khi thực hiện công việc được giao kết, thỏa thuận bằng lời nói?

Tại khoản 2 Điều 14 Bộ luật Lao động năm 2019 cũng chỉ quy định về việc các bên “có thể” giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói nếu người lao động chỉ làm việc cho người sử dụng lao động với thời gian ngắn hạn là dưới 01 tháng. Theo đó có thể hiểu các bên có thể lựa chọn giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói hoặc ký kết bằng văn bản trong trường hợp nêu trên.

Trên thực tế đã có nhiều trường hợp người lao động được người sử dụng lao động thuê để làm một công việc ngắn hạn nhưng sau khi thực hiện công việc xong thì không nhận được thù lao tương xứng như thỏa thuận bằng lời nói của hai bên trước đó. 

Do đó, để giải quyết vấn đề này, Hieuluat xin chia sẻ một số kinh nghiệm để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động trong trường hợp thực hiện giao kết hợp đồng lao động bằng miệng như sau:

  • Các bên có thể yêu cầu một người thứ ba làm chứng cho việc thoả thuận bằng lời nói của mình;

  • Các bên có thể sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình để lưu lại hình ảnh, âm thanh làm bằng chứng về việc giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói…

Bên cạnh đó, do pháp luật không quy định bắt buộc phải giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với trường hợp có thời hạn sử dụng lao động dưới 01 tháng nên các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với nội dung đơn giản, ngắn gọn, có ký tên của người lao động và người sử dụng lao động.

Đây là cách làm phổ biến nhất trong các quan hệ lao động ngắn hạn trên thực tế vì nó có thể đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ lao động.

Hợp đồng lao động bằng lời nói giao kết vi phạm quy định sẽ bị xử lý thế nào?

Hợp đồng lao động bằng lời nói giao kết vi phạm quy định sẽ bị xử lý thế nào?

Hợp đồng lao động bằng lời nói giao kết vi phạm quy định sẽ bị xử lý thế nào?

Hiện nay, tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP chỉ quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi sau:

  • Hành vi giao kết hợp đồng lao động không bằng hình thức văn bản đối với người lao động được sử dụng để làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên;

  • Hành vi giao kết hợp đồng lao động không bằng hình thức văn bản đối với người được uỷ quyền ký kết hợp đồng cho nhóm người lao động có độ tuổi từ đủ 18 tuổi trở lên để làm công việc theo mùa vụ, công việc có thời hạn dưới 12 tháng;

  • Hành vi thực hiện giao kết hợp đồng lao động không đúng loại hợp đồng với người lao động;

  • Hành vi giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản nhưng không thể hiện đầy đủ các nội dung cần có trong hợp đồng theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019.

Như vậy, pháp luật hiện hành không điều chỉnh về vấn đề xử phạt trong vi phạm về giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói. 

Tuy nhiên, để bảo đảm tốt nhất việc giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói, không xảy ra sự cố vi phạm thì các bên trong quan hệ lao động nên áp dụng các kinh nghiệm mà Hieuluat.vn đã chia sẻ ở nội dung nêu trên.

Trên đây là giải đáp về hợp đồng lao động bằng lời nói và các vấn đề liên quan. Nếu còn vấn đề nào thắc mắc, hay gặp khó khăn trong các vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài:  19006199 để được hỗ trợ.
Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X