hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 23/10/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Huân chương Sao vàng là gì? Ai được nhận Huân chương Sao vàng?

Huân chương Sao vàng là gì? Những ai được nhận Huân chương Sao vàng? Nhận huân chương sao vàng được bao nhiêu tiền? Tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.

Mục lục bài viết
  • Huân chương Sao vàng là gì?
  • Những ai được nhận Huân chương Sao vàng?
  • Nhận Huân chương Sao vàng được bao nhiêu tiền?
Câu hỏi: Tôi muốn hỏi Huân chương Sao vàng do Chủ tịch nước tặng là dành cho những ai? Cần đáp ứng những tiêu chuẩn cụ thể như thế nào để được nhận Huân chương Sao vàng?

Huân chương Sao vàng là gì?

Huân chương Sao vàng là gì?Huân chương Sao vàng là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 34 Luật Thi đua khen thưởng 2003 có quy định Huân chương Sao vàng là huân chương cao quý nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Huân chương Sao vàng được đặt ra đầu tiên theo Sắc lệnh 58-SL năm 1947 của  Chủ tịch Hồ Chí Minh. Huân chương Sao vàng được tặng, truy tặng theo quyết định của Chủ tịch nước đối với những cá nhân, tập thể có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc thỏa mãn những tiêu chuẩn theo quy định.

Những ai được nhận Huân chương Sao vàng?

những ai được nhận Huân chương Sao vàngNhững ai được nhận Huân chương Sao vàng?

Căn cứ Điều 14 Nghị định 91/2017/NĐ-CP có quy định Huân chương Sao vàng được tặng hoặc truy tặng cho cá nhân và tập thể thỏa mãn một trong những tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn đối với cá nhân:

- Thứ nhất là những cá nhân có công lao to lớn hoặc đặc biệt xuất sắc đối với đất nước đối với một trong những lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn học, nghệ thuật, xã hội, công nghệ, khoa học, quốc phòng, an ninh, ngoại giao hoặc lĩnh vực khác;

- Thứ hai là những cá nhân đã tham gia cách mạng từ năm 1935 trở về trước, hoạt động thời gian liên tục, có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc, đồng thời không phạm khuyết điểm lớn và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:

  • Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam;

  • Chủ tịch nước;

  • Chủ tịch Quốc hội;

  • Thủ tướng;

  • Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng;

  • Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ;

  • Phó Chủ tịch nước;

  • Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

  • Phó Bí thư Trung ương Cục;

  • Bí thư Khu ủy;

  • Thường vụ Xứ ủy;

  • Trưởng ban của Đảng ở Trung ương;

  • Bộ trưởng và những chức vụ tương đương hoặc quân hàm Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân.

- Thứ tư là những cá nhân tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1945 trở về trước, hoạt động thời gian liên tục, có công lao to lớn, hoặc đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, đồng thời không phạm khuyết điểm lớn và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:

  • Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam;

  • Chủ tịch nước;

  • Thủ tướng Chính phủ;

  • Chủ tịch Quốc hội;

  • Ủy viên Bộ Chính trị;

  • Bí thư Trung ương Đảng;

  • Phó Chủ tịch Quốc hội;

  • Phó Chủ tịch nước;

  • Phó Thủ tướng;

  • Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

  • Người mang quân hàm Đại tướng lực lượng vũ trang nhân dân.

- Thứ tư là những cá nhân đã có quá trình tham gia liên tục trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc, đồng thời không phạm khuyết điểm lớn và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:

  • Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam;

  • Chủ tịch Quốc hội;

  • Chủ tịch nước;

  • Thủ tướng;

  • Người được phong quân hàm Đại tướng lực lượng vũ trang nhân dân trước ngày 30/4/1975.

- Cuối cùng là những cá nhân đã có quá trình công tác liên tục trong kháng chiến chống Mỹ hoặc thời kỳ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ sau trong 02 nhiệm kỳ (08 - 10 năm):

  • Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam;

  • Chủ tịch nước;

  • Chủ tịch Quốc hội;

  • Thủ tướng hai nhiệm kỳ.

Tiêu chuẩn đối với tập thể:

Những quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương, bộ, ban ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước do Thủ tướng quyết định thành lập, được tặng Huân chương Sao vàng khi đạt các tiêu chuẩn sau:

- Đã được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, có 25 năm tiếp theo liên tục lập được thành tích đặc biệt xuất sắc và có phạm vi ảnh hưởng rộng, có được nhân tố mới, mô hình mới tiêu biểu cho cả nước học tập;

- Đồng thời, có được bề dày truyền thống, có công lao đóng góp to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc; có nội bộ tập thể đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch và vững mạnh.

Nhận Huân chương Sao vàng được bao nhiêu tiền?

Căn cứ điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 70 Nghị định 91/2017/NĐ-CP có quy định cá nhân, tập thể được tặng hoặc truy tặng Huân chương Sao vàng sẽ kèm theo tiền thưởng là:

- Bằng 46 lần mức lương cơ sở đối với cá nhân;

- Bằng 92 lần mức lương cơ sở đối với tập thể (gấp hai lần mức tiền thưởng đối với cá nhân).

Căn cứ mức lương cơ sở mới nhất hiện nay được quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP là 1,8 triệu từ 01/7/2023. Theo đó, mức tiền thường khi được nhận Huân chương Sao vàng tương đương:

- 82.800.000 đồng đối với cá nhân.

- 165.600.000 đồng đối với tập thể.

Trên đây là định nghĩa Huân chương Sao vàng là gì và các quy định liên quan Nếu có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ theo số  19006199 để được hỗ trợ.

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X