hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 25/09/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Tại sao không vay tiền vẫn bị nợ xấu và cách xử lý?

Việc vay tín dụng đang ngày càng dễ dàng và phổ biến dẫn đến tình trạng nợ xấu cũng gia tăng. Tuy nhiên có những trường hợp không vay tiền vẫn bị nợ xấu là do đâu và cách xử lý như thế nào? Cùng theo dõi bài viết sau để nắm được vấn đề này. 

 
Mục lục bài viết
  • Tại sao không vay tiền vẫn bị nợ xấu?
  • Cách xử lý khi bị vướng nợ xấu dù không vay tiền?
  • Cách kiểm tra nợ xấu online
Câu hỏi: Gần đây, có một vài số điện thoại lạ từ những người tự xưng là nhân viên thu hồi nợ thông qua điện thoại, họ gọi điện, nhắn tin thông báo rằng tôi đang bị nợ xấu 20 triệu đồng và yêu cầu tôi phải trả nợ vay mặc dù tôi nhớ là mình không có vay bất cứ khoản vay tiêu dùng nào. Lý do tại sao tôi lại bị nợ xấu dù không vay tiền và tôi phải xử lý như thế nào? Mong luật sư giải đáp.

Tại sao không vay tiền vẫn bị nợ xấu?

Dưới đây là một số lý do dẫn đến mặc dù không vay tiền nhưng vẫn bị nợ xấu:

- Do chậm thanh toán thẻ tín dụng: Không ít trường hợp khách hàng sử dụng thẻ tín dụng để chi tiêu nhưng đến hạn thanh toán mà không thanh toán hoặc quên thanh toán cho ngân hàng và đây là trường hợp phổ biến khi không vay tiền nhưng vẫn bị nợ xấu ngân hàng.

- Mua hàng trả góp nhưng đến hạn không thanh toán: Khi mua hàng trả góp ở siêu thị hoặc các cửa hàng bán lẻ, khi đến hạn thanh toán người mua không thanh toán đầy đủ cũng dẫn đến tình trạng bị nợ xấu.

- Bị rò rỉ thông tin cá nhân: Việc tiếp xúc, sử dụng mạng xã hội và các ứng dụng di động khiến chúng ta dễ lộ thông tin cá nhân và bị các đối tượng xấu lợi dụng để làm giả hồ sơ vay tiền.

- Bị lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản: Hiện nay, tội phạm công nghệ xuất hiện ngày càng nhiều, phổ biến nhất là lừa đảo thông qua cuộc gọi hoặc tin nhắn giả mạo từ ngân hàng để thông báo nợ xấu và đòi nợ từ người dân.

Chính vì vậy, bạn nên giữ bình tĩnh và luôn cảnh giác, bảo vệ thông tin cá nhân của bạn khỏi những cuộc gọi và tin nhắn giả mạo.
Tại sao không vay tiền vẫn bị nợ xấu?

Tại sao không vay tiền vẫn bị nợ xấu?

Cách xử lý khi bị vướng nợ xấu dù không vay tiền?

Nếu chẳng may bị vướng vào tình huống nợ xấu dù không vay tiền hoặc không nắm rõ thông tin về khoản vay đó, bạn nên giữ tâm lý bình tĩnh và tham khảo cách xử lý dưới đây:

- Thứ nhất, cần kiểm tra lại thông tin nợ xấu xem có xác thực hay không, có nhiều cách thức để kiểm tra tình trạng nợ xấu của bản thân, chẳng hạn như:

  • Liên hệ trực tiếp với ngân hàng nơi bạn bị thông báo nợ xấu và yêu cầu họ cung cấp thông tin chi tiết về khoản nợ xấu này, đồng thời xác minh xem có thật sự tồn tại khoản nợ xấu nào hay không; hoặc

  • Có thể kiểm tra online trên website hoặc ứng dụng di động Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC).

- Thứ hai, kiểm tra danh sách tài khoản của mình, bao gồm các tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng và tài chính cá nhân của bạn để đảm bảo không có giao dịch hoặc không tồn tại khoản vay nào mà bạn không nhớ hoặc không biết đến.

- Thứ ba, khiếu nại đến ngân hàng hoặc tố cáo đến cơ quan công an: Nếu bạn tin rằng mình bị lừa đảo hoặc danh tính của bạn đã bị đánh cắp để thực hiện các khoản vay giả mạo, bạn nên thu thập đầy đủ bằng chứng (tin nhắn, ghi âm cuộc gọi,...) và gửi khiếu nại đến ngân hàng cũng như tố cáo đến công an để được hỗ trợ và giúp đỡ.

- Thứ tư, tự bảo vệ các thông tin cá nhân của mình: Bạn nên thay đổi mật khẩu truy cập vào tài khoản ngân hàng và các dịch vụ tài chính trực tuyến của mình để đảm bảo rằng ai đó không thể truy cập thông tin cá nhân của bạn và tạo ra các khoản vay giả mạo.

Ngoài ra, cần lưu ý không cung cấp thông tin cá nhân cho người khác thông qua điện thoại, tin nhắn mà không xác thực rõ được đối phương là ai, để tránh bị đánh cắp thông tin sử dụng vào mục đích xấu.

Cách kiểm tra nợ xấu online

Để tự kiểm tra xem bản thân có bi nợ xấu hay không, bạn có thể kiểm tra online trên website hoặc ứng dụng di động Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC).

Cách kiểm tra nợ xấu onlineCách kiểm tra nợ xấu online

Đối với Website của Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC):

- Bước 1: Truy cập vào trang web: https://cic.gov.vn/ và đăng ký tài khoản cá nhân. Điền đầy đủ thông tin như hướng dẫn dưới đây.

- Bước 2: Nhập mã OTP mà bạn nhận được qua số điện thoại đã đăng ký và nhấn nút "Tiếp tục".

- Bước 3: Nhận cuộc gọi xác minh từ nhân viên CIC để xác nhận thông tin mà bạn đã đăng ký.

- Bước 4: Sau khi tạo tài khoản thành công, bạn sẽ nhận được thông tin tên đăng nhập và mật khẩu thông qua tin nhắn SMS hoặc email.

- Bước 5: Đăng nhập thông tin và kiểm tra lịch sử tín dụng tại mục "Thông tin cá nhân".

Đối với ứng dụng CIC trên điện thoại di động

- Bước 1: Tải và cài đặt ứng dụng CIC trên điện thoại, sau đó tiến hành đăng ký tài khoản theo các yêu cầu của hệ thống.

- Bước 2: Sau khi tài khoản đã được xét duyệt thành công, bạn có thể đăng nhập vào tài khoản. Thời gian chờ xét duyệt thường kéo dài từ 1 đến 3 ngày.

- Bước 3: Sử dụng tính năng tra cứu và kiểm tra thông tin nợ xấu theo hướng dẫn mà hệ thống cung cấp.

- Bước 4: Sau khi thực hiện tra cứu, bạn sẽ nhận được kết quả liên quan đến tình trạng nợ xấu của mình.

Trên đây là thông tin liên quan đến việc không vay tiền vẫn bị nợ xấu. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, quý bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài  19006199 để được hỗ trợ và giải đáp.

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X