hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 06/10/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Mức lương giảng viên đại học mới nhất năm 2023

Lương giảng viên đại học là một trong những vấn đề được quan tâm đối với các giảng viên và những sinh viên có định hướng nghề nghiệp làm giảng viên sau đại học. Cùng theo dõi bài viết để được giải đáp vấn đề này.

Câu hỏi: Em là sinh viên năm 4 sắp tốt nghiệp và đang định hướng trở thành giảng viên đại học. Vậy cho em hỏi lương giảng viên đại học có cao không và quy trình để trở thành giảng viên đại học như thế nào?

Mức lương giảng viên đại học mới nhất năm 2023

Mức lương đối với giảng viên là viên chức

Mức lương đối với giảng viên là viên chức

Mức lương đối với giảng viên là viên chức

Mức lương của giảng viên là viên chức dao động từ 3.468.600 - 11.920.000 đồng/tháng.

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 35/2020/TT-BGDĐT và Điều 10 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT, giảng viên đại học là viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập được xếp lương theo từng hạng cụ thể:

Hạng giảng viên

Hệ số và mức lương

Giảng viên cao cấp - Hạng 1.

- Được áp dụng hệ số lương từ 6,20 - 8,00 (viên chức loại A3).

- Mức lương khoảng từ 9.238.000 - 11.920.000 đồng/tháng.

Giảng viên chính - Hạng 2.

- Được áp dụng hệ số lương từ 4,40 - 6,78 (viên chức loại A2).

- Mức lương khoảng từ 6.556.000 - 10.102.200 đồng/tháng.

Giảng viên và Trợ giảng - Hạng 3.

- Được áp dụng hệ số lương từ 2,34 - 4,98 (viên chức loại A1).

- Mức lương khoảng từ 3.468.600 - 7.420.200 đồng/tháng.

 

Mức lương đối với giảng viên đại học là viên chức được tính bằng hệ số lương nhân với mức lương cơ sở (mức lương cơ sở theo quy định hiện nay là 1.800.000 đồng).

Ngoài mức lương chính thức được quy định nêu trên, giảng viên là viên chức còn được hưởng thêm các phụ cấp như:

- Phụ cấp đặc biệt đối với giảng viên tại khu vực xa đất liền hoặc nơi xã biên giới có điều kiện khó khăn: 20 - 100% lương theo hệ số.

- Phụ cấp khu vực đối với giảng viên ở vùng sâu vùng xa, có khí hậu xấu: từ 160.000 - 1.000.000 đồng.

- Phụ cấp thu hút đối với giảng viên giảng dạy tại khu kinh tế mới hoặc cơ sở kinh tế ở đảo xa: 20 - 70% lương theo hệ số.

Mức lương đối với giảng viên là người lao động

Bên cạnh giảng viên đại học là viên chức thì hiện nay có rất nhiều giảng viên là người lao động, ký kết hợp đồng lao động với các cơ sở giáo dục đại học.

Đối với trường hợp này, mức lương của giảng viên là người lao động sẽ không áp dụng theo bảng lương, hệ số lương của giảng viên là viên chức mà chế độ lương, thưởng được thực hiện theo thỏa thuận giữa người lao động và Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục đại học. Mức lương cụ thể được quy định rõ trong hợp đồng lao động.

Mức lương đối với giảng viên là viên chức

Mức lương đối với giảng viên là viên chức

Do đó, mức lương của giảng viên là người lao động có thể cao hoặc thấp hơn so với giảng viên là viên chức, tuỳ thuộc vào thỏa thuận mức lương khi giao kết hợp đồng lao động.

Tuy nhiên, mức lương của giảng viên là người lao động phải phù hợp với quy định của Bộ luật lao động năm 2019, mức lương được hưởng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. 

Đồng thời, theo hướng dẫn của mục 3 Công văn 1952/BHXH-TST năm 2023, mức lương của giảng viên là người lao động phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

Căn cứ Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng theo tháng và theo giờ hiện nay được quy định như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu vùng theo tháng

Mức lương tối thiểu vùng theo giờ

I

4.680.000 đồng/tháng

22.500 đồng/giờ

II

4.160.000 đồng/tháng

20.000 đồng/giờ

III

3.640.000 đồng/tháng

17.500 đồng/giờ

IV

3.250.000 đồng/tháng

15.600 đồng/giờ

 

Chi tiết quy trình trở thành giảng viên đại học

Để trở thành giảng viên đại học, cá nhân phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, đào tạo và bồi dưỡng. Sau đây là quy trình cơ bản để trở thành giảng viên đại học:

- Đầu tiên, bạn cần phải có trình độ chuyên môn đối với chuyên ngành của mình, học chương trình đào tạo tại đại học đối với chuyên ngành đó và có bằng tốt nghiệp, thời gian đào tạo trong khoảng 04 - 06 năm tuỳ chuyên ngành.

- Sau khi có bằng tốt nghiệp, cần phải tiếp tục học thạc sĩ, bởi vì yêu cầu tối thiểu của một giảng viên đại học là có bằng thạc sĩ trở lên, thời gian đào tạo thạc sĩ thường trong khoảng 02 năm.

- Đồng thời, cá nhân muốn trở thành giảng viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giảng viên và có trình độ ngoại ngữ, tin học đạt chuẩn theo yêu cầu của cơ sở giáo dục đại học. 

Về ngoại ngữ, phải có trình độ bậc 2 (A2) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Riêng đối với giảng viên ngoại ngữ thì còn phải có ngoại ngữ thứ hai đạt trình độ bậc 2 (A2). Về tin học, cá nhân phải đạt chuẩn kỹ năng công nghệ thông tin cơ bản.

- Đối với giảng viên là viên chức, để trở thành giảng viên đại học chính thức thì bạn phải trải qua hình thức tuyển chọn qua các bài kiểm tra viết, bài luận, kiểm tra miệng. Với một số chuyên ngành thì có thể có các bài kiểm tra kỹ năng chuyên môn.

- Ngoài ra, đối với một số trường đại học sẽ yêu cầu bạn phải có các công trình nghiên cứu được công nhận.

Trên đây là những thông tin cần biết về mức lương giảng viên đại học. Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ:  19006199 để được tư vấn.

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X