hieuluat
Chia sẻ email
Chủ Nhật, 01/10/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Mẫu đơn xin từ chức năm 2023 và cách ghi chi tiết

Hiểu thế nào là từ chức? Cán bộ, công chức có nguyện vọng muốn từ chức, thôi giữ chức vụ phải thực hiện mẫu đơn từ chức thế nào? Cán bộ đã từ chức có được bố trí công tác khác không?

 
Câu hỏi: Tôi hiện đang công tác tại UBND huyện, tôi muốn xin từ chức vì một số lý do cá nhân thì nên viết đơn thế nào? Nếu sau khi từ chức, tôi vẫn muốn tiếp tục làm việc thì có được bố trí vị trí khác không?

Từ chức là gì?

Căn cứ khoản 13 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức 2008 và Quy định 41-QĐ/TW năm 2021, từ chức được quy định là việc cán bộ, công chức, người có thẩm quyền tự nguyện xin thôi đảm nhận chức vụ dù chưa hết thời hạn bổ nhiệm hoặc chưa hết nhiệm kỳ và được cấp có thẩm quyền thông qua.

Từ chức là gì?

Từ chức là gì?

Theo quy định nêu trên, cán bộ, công chức muốn từ chức phải đáp ứng:

- Tự nguyện làm đơn xin từ chức;

- Thời hạn đảm nhiệm chức vụ chưa hết nhiệm kỳ, chưa hết thời hạn bổ nghiệm;

- Việc từ chức phải được cấp có thẩm quyền thông qua.

Mẫu đơn từ chức và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn xin từ chức

Mẫu đơn xin từ chức

Mẫu đơn xin từ chức

Hiện nay pháp luật không quy định cụ thể mẫu đơn xin từ chức đối với cán bộ, công chức. Tuy nhiên, bạn đọc có thể tham khảo mẫu đơn xin từ chức cơ bản sau đây:

Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

ĐƠN XIN TỪ CHỨC

Kính gửi (1): ………..…………

Tôi tên: ………………….………

Số CCCD :……… Ngày cấp :……. Nơi cấp :………

Quê quán: ……………………

Đăng ký thường trú:…………

Nơi ở hiện tại: ………………

Đơn vị công tác (2): ……………

Chức vụ (3): ……………………

Tôi làm đơn này kính mong (1) … xem xét cho tôi thôi giữ chức vụ (3) … kể từ ngày …... tháng .…. năm .…. với lý do (4):

……………………………………………………………………..…………

Kính mong Quý cơ quan xem xét chấp nhận nguyện vọng của tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

………., ngày..…tháng…..năm…….

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Cách ghi chi tiết

(1) Thủ trưởng/Cấp trên trực tiếp/Cơ quan có thẩm quyền;

(2) Ghi rõ đơn vị, cơ quan hiện đang công tác;

(3) Ghi rõ chức vụ hiện đang đảm nhận tại đơn vị, cơ quan (nhân viên, chuyên viên, trưởng phòng, phó phòng…);

(4) Lý do xin từ chức (vd: lý do sức khỏe, điều kiện vị trí địa lý, trình độ chuyên môn, năng lực làm việc,...)

Căn cứ xem xét từ chức đối với cán bộ

Theo Điều 6 Quy định 41-QĐ/TW năm 2021, căn cứ để xem xét yêu cầu từ chức của cán bộ bao gồm một trong những trường hợp sau:

- Trong quá trình đảm nhận chức vụ để cơ quan, đơn vị mình đang công tác, quản lý xảy ra sai phạm nghiêm trọng.

- Cán bộ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, chức trách có hạn chế về năng lực, không còn đủ uy tín để tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ.

- Tại kỳ lấy phiếu tín nhiệm gần nhất theo quy định có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp.

- Các lý do cá nhân khác chính đáng.

Quy trình, hồ sơ xem xét từ chức đối với cán bộ

* Về quy trình xem xét từ chức đối với cán bộ

Căn cứ Điều 8 Quy định 41-QĐ/TW năm 2021, trong 10 ngày làm việc khi có đủ căn cứ để xem xét việc từ chức thì cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, cá nhân đứng đầu đơn vị đang sử dụng cán bộ có trách nhiệm làm việc, trao đổi với cán bộ, sau đó thực hiện đề xuất với có thẩm quyền xem xét về việc xin từ chức của cán bộ.

Quy trình xem xét từ chức đối với cán bộ

Cấp có thẩm quyền thực hiện xem xét và quyết định việc từ chức của cán bộ trong 10 ngày làm việc, hoặc kéo dài không quá 15 ngày trong trường hợp vì lý do khách quan.

Dựa trên quyết định của cấp có thẩm quyền, cơ quan có liên quan thực hiện thủ tục, quy trình theo quy định của Đảng, Nhà nước.

* Hồ sơ từ chức đối với cán bộ

Hồ sơ từ chức đối với cán bộ có nguyện vọng muốn từ chức bao gồm:

- Tờ trình của cơ quan tham mưu về công tác cán bộ.

- Quyết định, kết luận, thông báo, ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, biên bản hội nghị, đơn của cán bộ xin từ chức, báo cáo đề nghị của cơ quan sử dụng cán bộ và các tài liệu có liên quan.

Quy định về việc bố trí vị trí công tác mới đối với cán bộ từ chức

Điều 10 Quy định 41-QĐ/TW năm 2021 quy định cán bộ sau khi từ chức, nếu vẫn tiếp tục công tác thì dựa vào năng lực, trình độ, kinh nghiệm, đạo đức, cơ quan có thẩm quyền sẽ bố trí công tác phụ hợp.

Cán bộ sau khi từ chức và được phân công vào công tác mới trong thời gian thực hiện được cấp có thẩm quyền đánh giá tốt, khắc phục khuyết điểm, sai phạm, yếu kém trước đó thì có thể được xem xét quy hoạch, bổ nghiệm hoặc giới thiệu ứng cử theo quy định pháp luật.

Trên đây là một số thông tin về mẫu đơn xin từ chức và các nội dung cơ bản của đơn xin từ chức mà chúng tôi cung cấp đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc liên quan đến quy trình từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức, bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm

X