hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 14/07/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Nghỉ ngang có được hưởng chế độ thai sản không ?

Theo pháp luật hiện hành, người lao động tham gia BHXH bắt buộc sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu đủ điều kiện, vậy khi người lao động nghỉ ngang có được hưởng chế độ thai sản không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này.

 
Mục lục bài viết
  • 1. Nghỉ ngang được hiểu như thế nào?
  • 2. Nghỉ ngang có được hưởng chế độ thai sản không?
  • 3. Thời gian nghỉ thai sản người lao động có phải đóng BHXH không?
Câu hỏi: Câu hỏi: Tôi đang làm việc tại doanh nghiệp tư nhân được 3 năm và đã ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Nay là tháng thứ 6 tôi mang thai, nhưng do 1 vài lý do cá nhân nên tôi đã nghỉ ngang. Vậy cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi có được hưởng chế độ thai sản không?

1. Nghỉ ngang được hiểu như thế nào?

Trên thực tế, pháp luật chưa có một định nghĩa cụ thể nào về thuật ngữ “ Nghỉ ngang” . Tuy có thể hiểu nghỉ ngang là việc người lao động đã có hành vi đơn phương chấm dứt hợp động lao động trái pháp luật.

Căn cứ vào các điều khoản của Bộ luật lao động 2019 thì đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật của người lao động là hành vi người lao động không đảm bảo về thời gian báo trước cho người sử dụng lao động (trừ các trường hợp không phải báo trước) trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Để không rơi vào trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật người lao động cần lưu ý phải báo trước với người sử dụng lao động như sau:

  • Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn

  • Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng

  • Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng

Nghỉ ngang được hiểu như thế nào

Nghỉ ngang được hiểu như thế nào

Như vậy có thể thấy nghỉ ngang là vấn đề khá phổ biến trong thị trường lao động hiện nay, đây được xem là hành vi người lao động đã đơn phương chấm dứt hợp động lao động trái pháp luật, việc làm này xem là trái với quy định của pháp luật của lao động. Vậy khi người lao động nghỉ ngang thì họ có được hưởng chế độ thai sản không? Chúng ta sẽ cùng tiếp tục tìm hiểu ngay tại đây.

2. Nghỉ ngang có được hưởng chế độ thai sản không?

Căn cứ Điều 31 Luật BHXH 2014 quy định các đối tượng được chế độ thai sản:

  • Lao động nữ mang thai;

  • Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 06 trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc  phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ nhưng đã đóng  BHXH  đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con

  • Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ đã đóng BHXH từ đủ 06 trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con

  • Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi mà đã đóng BHXH từ đủ 06 trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi nhận nuôi con nuôi

  • Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

  • Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Mặt khác căn cứ vào Điều 40 Bộ luật lao động 2019 quy định nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp động trái pháp luật:

  • Không được trợ cấp thôi việc.

  • Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.

  • Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định

Từ những quy định trên có thể thấy việc nghỉ ngang chỉ dẫn tới hậu quả không được hưởng trợ cấp thôi việc, hay phải bồi thường, hoàn trả phí đào tạo cho người sử dụng lao động. Bên canh đó căn cứ vào điều kiện hưởng chế độ thai sản đã nêu trên, người sử dụng lao động chỉ cần thỏa đủ những điều kiện luật định thì sẽ được hưởng chế độ thai sản mà không phải phụ thuộc vào yếu tố có nghỉ ngang hay không.
Nghỉ ngang có được hưởng chế độ thai sản không?

Nghỉ ngang có được hưởng chế độ thai sản không?

Như vậy, nghỉ ngang không làm ảnh hưởng đến việc hưởng chế độ thai sản.Tuy nhiên việc nghỉ ngang là hành vi chấm dứt hợp đồng lao động  trái pháp luật sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, vì thế người lao động cần phải có những kiến thức về pháp luật lao động nhằm tránh những sai phạm không đáng có làm ảnh hưởng tới các quyền lợi của bản thân.

3. Thời gian nghỉ thai sản người lao động có phải đóng BHXH không?

Căn cứ khoản 6 Điều 42 Quyết định 595/2017/QĐ-BHXH quy định:

“ Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.”

Theo quy định trên thì trong thời gian nghỉ thai sản, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH cũng như BHTN, BHTNLĐ, BNN.

Tuy nhiên trong trường hợp chưa hết thời gian nghỉ thai sản mà người lao động đi làm trở lại thì thời gian bắt đầu đi làm trở lại đến hết thời gian nghỉ thai sản người lao động và đơn vị phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo quy định tại khoản 6.3 Điều 42 Quyết định 595/2017/QĐ-BHXH.

Thời gian nghỉ thai sản người lao động có phải đóng BHXH không?

Thời gian nghỉ thai sản người lao động có phải đóng BHXH không?

Thông qua bài viết trên chúng ta đã hiểu thêm về các quy định của pháp luật liên quan đến việc “ nghỉ ngang” cũng như giải đáp được thắc mắc về việc nghỉ ngang có được hưởng chế độ thai sản không. Mong rằng  qua bài viết này người lao động sẽ có thêm những kiến thức về pháp luật lao động để có thể đưa ra những quyết định sáng suốt, bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân một cách tốt nhất.

Mọi thắc mắc về các quy định của luật lao động, vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ.

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X