hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 20/11/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Người đã ly hôn có được vào Đảng không?

Được trở thành Đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam là niềm vinh dự lớn lao của công dân Việt Nam. Nhiều người thắc mắc về vấn đề người đã ly hôn có được vào Đảng không.

Mục lục bài viết
  • Đảng viên có được ly hôn không?
  • Người đã ly hôn có được vào Đảng không?
  • Đảng viên khai lý lịch khi đã ly hôn thế nào?
Câu hỏi: Cho tôi hỏi hiện nay nếu đã ly hôn thì có được kết nạp đảng hay không? Nếu có thì khai lý lịch vào đảng khi đã ly hôn ra sao?


Đảng viên có được ly hôn không?

Ly hôn có thể hiểu là việc hai bên chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án hoặc căn cứ vào quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án (khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)

Căn cứ Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định như sau về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:

  • Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

  • Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

  • Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Ngoài ra căn cứ Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành.

Trong đó, không có quy định nào về Đảng viên không được phép ly hôn, xử phạt hành vi hay hình thức kỷ luật đối với Đảng viên ly hôn trừ trường hợp Đảng viên là nam muốn ly hôn trong thời gian vợ của người đó đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì không được phép.

Người đã ly hôn có được vào Đảng không?

Người đã ly hôn có được vào Đảng không?

Người đã ly hôn có được vào Đảng không?

Tại Khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 và Hướng dẫn số 01-HD-TW, có quy định

“Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện : thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.” 

Như vậy, có thể thấy điều kiện để trở thành Đảng viên phải xem xét các điều kiện như:

  • Phải là công dân Việt Nam và đủ 18 tuổi, đủ điều kiện về sức khỏe và nhận thức, tự nguyện muốn gia nhập Đảng;

  • Phải đáp ứng được trình độ học vấn phải có bằng tốt nghiệp THCS trở lên. Trừ các trường hợp khác như sinh sống ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số,... không thể đáp ứng được điều kiện có bằng tốt nghiệp THCS thì thấp nhất phải có bằng tốt nghiệp tiểu học;

  • Người muốn tham gia vào Đảng cần phải chấp hành tốt về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, đạt được các tiêu chuẩn để trở thành Đảng viên ưu tú,...

  • Về vấn đề người thân cần làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Như vậy, để gia nhập vào hàng ngũ của Đảng bạn cần phải đáp ứng nhiều điều kiện từ độ tuổi, sức khỏe, trình độ học vấn, đạo đức và sự chấp hành đường lối chính trị,... Vì thế, việc bạn ly hôn sẽ không ảnh hưởng đến việc bạn vào Đảng.

Tuy nhiên tại Điều 5 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011, có quy định:

  • Người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị mười hai tháng, tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời kỳ dự bị, chi bộ tiếp tục giáo dục, rèn luyện và phân công đảng viên chính thức giúp đảng viên đó tiến bộ.

  • Khi hết thời kỳ dự bị, chi bộ xét công nhận đảng viên chính thức từng người một và biểu quyết như khi xét kết nạp; nếu không đủ tư cách đảng viên thì đề nghị lên cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xóa tên trong danh sách đảng viên dự bị.

...

Căn cứ theo quy định trên, trong thời gian bạn đang là Đảng viên dự bị trong 12 tháng tính từ ngày tổ chức lễ kết nạp nếu bạn có hành vi không tốt, vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình dẫn đến ly hôn và không đủ tư cách làm Đảng viên thì có thể bị xóa tên ra khỏi danh sách Đảng viên dự bị.

Đảng viên khai lý lịch khi đã ly hôn thế nào?

Đảng viên khai lý lịch khi đã ly hôn thế nào?

Đảng viên khai lý lịch khi đã ly hôn thế nào?

Hiện nay, việc Đảng viên ly hôn không thuộc vào các trường hợp cấm và không cần phải báo cáo cho chi bộ. Tuy nhiên, Đảng viên có trách nhiệm phải báo cáo và cập nhật lại sơ yếu lý lịch kịp thời trong hồ sơ Đảng viên theo mẫu 3-HSĐV.

Trong đó, Đảng viên cần phải cung cấp đầy đủ thông tin theo mẫu như họ tên; ngày tháng năm sinh,.... và các thông tin liên quan theo mẫu 3-HSĐV.

Lý lịch Đảng viên có vai trò quan trọng đối với Đảng viên nhằm chứng minh người Đảng viên đó có lý lịch cũng như nhân thân tốt, tạo uy tín cũng như tăng sự tín nhiệm cho sự phát triển của chính người Đảng viên đó. Cũng chính vì thế yếu tố nhân thân rất trong trọng và cần cập nhật nếu có xảy ra trường hợp ly hôn. 

Trên đây là thông tin về chủ đề người đã ly hôn có được vào Đảng không? Nếu thắc mắc hoặc còn vấn đề chưa rõ, hãy gọi ngay đến tổng đài 19006192 để được chúng tôi nhanh chóng giải đáp.

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X