hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 07/07/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Người đã nghỉ hưu có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Khi làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp, người lao động bắt buộc phải tham gia bảo hiểm y tế và hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế khi đi khám, chữa bệnh. Vậy người đã nghỉ hưu có được hưởng bảo hiểm y tế? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

 
Mục lục bài viết
  • 1. Người đã nghỉ hưu có được hưởng BHYT không?
  • 2. Mức hưởng BHYT của người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng?
  • 3. Mức hưởng BHYT của người đến tuổi nghỉ hưu và nhận tiền BHXH một lần?
Câu hỏi: Câu hỏi: Ông tôi đã đến tuổi nghỉ hưu. Trong quá trình công tác trước đây, do ông tôi có tham gia đầy đủ BHXH và hiện tại ông đang được hưởng lương hưu hàng tháng. Tuy nhiên, về vấn đề hưởng BHYT thì ông tôi có cần đóng tiền không ?

1. Người đã nghỉ hưu có được hưởng BHYT không?

Bảo hiểm y tế chính là căn cứ quan trọng để Quỹ BHYT thanh toán các chi phí điều trị, khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện, trung tâm y tế. Việc tham gia BHYT được xem là một hình thức tiết kiệm nhằm mục đích giảm bớt gánh nặng về kinh tế cho người tham gia bảo hiểm trong các trường hợp bệnh tật, ốm đau.

Căn cứ theo điểm a Khoản 2 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi bổ sung Luật năm 2014 có quy định cụ thể về việc đóng BHYT cho người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng. 

Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

2. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:

a) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

Qua đó, cũng thấy được có 2 trường hợp liên quan đến BHYT có thể xảy ra đối với người đã nghỉ hưu: 

  • Trường hợp 1: Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng. BHYT sẽ được cấp miễn phí cho đối tượng này và tổ chức bảo hiểm xã hội sẽ thực hiện việc đóng BHYT;

  • Trường hợp 2: Người đến tuổi nghỉ hưu và nhận tiền BHXH một lần. Đối tượng này phải tự đóng tiền để tham gia BHYT (có thể tham gia BHYT hộ gia đình).

Người đã nghỉ hưu có được hưởng BHYT không?

Người đã nghỉ hưu có được hưởng BHYT không?

Tóm lại, người lao động đã nghỉ hưu sẽ chia thành 2 trường hợp để được hưởng BHYT. Tùy vào từng trường hợp mà sẽ có đối tượng đóng tiền gia hạn tham gia và mức hưởng bảo hiểm khác nhau.

2. Mức hưởng BHYT của người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng?

  • Việc khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến:

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, người hưởng lương hưu hàng tháng đi khám đúng tuyến sẽ được hưởng mức BHYT cụ thể như sau:

  • 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;

  • 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở;

  • 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở;

  • 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh với những trường hợp còn lại.

  • Việc khám bệnh, chữa bệnh trái tuyến:

Đối với các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh trái tuyến nhưng sau đó được cơ sở nơi tiếp nhận chuyển tuyến đến nơi khám khác thì được hưởng mức BHYT theo căn cứ tại Khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, khi đi khám bệnh trái tuyến thì đối tượng này sẽ được mức BHYT như sau: 

  • Tại bệnh viện tuyến trung ương: 40% của 95% chi phí điều trị nội trú;

  • Tại bệnh viện tuyến tỉnh: 100% của 95% chi phí điều trị nội trú;

  • Tại bệnh viện tuyến huyện: 100% của 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

Mức hưởng BHYT của người hưởng lương hưu hàng tháng

Mức hưởng BHYT của người hưởng lương hưu hàng tháng

3. Mức hưởng BHYT của người đến tuổi nghỉ hưu và nhận tiền BHXH một lần?

Như vậy, bạn đã có câu trả lời cho vấn đề nghỉ hưu có được hưởng bảo hiểm y tế. Như phân tích tại mục 1, người nghỉ hưu hưởng BHXH một lần và người nghỉ hưu có trợ cấp hàng tháng sẽ khác nhau về mức hưởng BHYT của hai đối tượng này. Đối với người lao động đã nhận BHXH một lần thì có thể tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình. 

  • Việc khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến: Nhìn chung, mức hưởng BHYT trong trường hợp này tương tự với mức hưởng của người có lương hưu hàng tháng. Điểm khác biệt duy nhất được căn cứ theo khoản g Điều 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, Chi phí khám bệnh, chữa bệnh với những trường hợp còn lại là 80% thay vì 95% giống như trường hợp của người có lương hưu hàng tháng. 

  • Việc khám bệnh, chữa bệnh trái tuyến:

  • Tại bệnh viện tuyến trung ương: 40% của 80% chi phí điều trị nội trú;

  • Tại bệnh viện tuyến tỉnh: 100% của 80% chi phí điều trị nội trú;

  • Tại bệnh viện tuyến huyện: 100% của 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

Bên cạnh đó, Quỹ BHYT sẽ thanh toán chi phí khám chữa bệnh tại tuyến huyện, chi phí điều trị nội trú tại tuyến tỉnh và trung ương như đúng tuyến nếu người lao động về hưu thuộc trường hợp là người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn hoặc đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi đi khám chữa bệnh trái tuyến

Mức hưởng BHYT của người lao động nhận tiền BHXH một lần

Mức hưởng BHYT của người lao động nhận tiền BHXH một lần

Như vậy, qua bài viết này đã giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về câu hỏi Người đã nghỉ hưu có được hưởng bảo hiểm y tế không? Mong rằng sẽ giúp bạn đọc biết thêm những quy định liên quan đến BHYT và áp dụng vào trong thực tế. 

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X