hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 01/09/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Nhà trẻ, trường mầm non và trường mẫu giáo khác nhau như thế nào?

Hiện nay, có nhiều phụ huynh do chưa phân biệt được các loại hình nhà trẻ, trường mầm non và trường mẫu giáo nên gặp lúng túng khi chọn trường cho con. Hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt của 03 loại hình trên qua bài viết dưới đây.

 
Mục lục bài viết
  • Nhà trẻ, mầm non, mẫu giáo là gì?
  • Nhà trẻ là gì?
  • Trường mẫu giáo là gì?
  • Trường mầm non là gì?
  • Sự khác nhau giữa nhà trẻ, trường mẫu giáo và trường mầm non
Câu hỏi: Con tôi năm nay được 3 tuổi và tôi dự định cho cháu đi học mẫu giáo. Theo tôi tìm hiểu thì có các loại hình nhà trẻ, trường mầm non và trường mẫu giáo. Không biết những loại hình trên có điểm gì khác nhau mà phải phân biệt ra như vậy?

Nhà trẻ, mầm non, mẫu giáo là gì?

Theo quy định tại Điều 26 Luật Giáo Dục 2019, các cơ sở giáo dục mầm non bao gồm: Nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập; trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo độc lập; và trường mầm non, lớp mầm non độc lập.

Nhà trẻ là gì?

Nhà trẻ là cơ sở giáo dục mầm non nhận các trẻ có độ tuổi giao động từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi.

Trường mẫu giáo là gì?

Trường mầm non là là cơ sở giáo dục mầm non nhận các trẻ có độ tuổi giao động từ 3 đến 6 tuổi.

Trường mầm non là gì?

Trường mầm non là cơ sở giáo dục mầm non kết hợp giữa nhà trẻ và trường mẫu giáo. Trường mầm non sẽ nhận trẻ có độ tuổi từ 3 tháng đến 6 tuổi.

Nhà trẻ, trường mầm non, trường mẫu giáo là gì?

Sự khác nhau giữa nhà trẻ, trường mẫu giáo và trường mầm non

Cho dù được thành lập theo loại hình nào thì nhà trẻ, trường mẫu giáo và trường mầm non đều được thành lập để thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tuy nhiên, mỗi loại hình vẫn sẽ có những đặc điểm khác nhau để phân biệt với các loại hình còn lại.

Ở từng độ tuổi khác nhau, trẻ sẽ cần sự chăm sóc và giáo dục khác nhau. Đó là lý do có sự phân biệt giữa nhà trẻ, trường mẫu giáo và trường mầm non. Vì vậy, sự khác biệt lớn nhất giữa nhà trẻ, trường mẫu giáo và trường mầm non là sự khác nhau về độ tuổi của trẻ được nhận.

Theo đó, nếu nhà trẻ chỉ nhận trẻ có độ tuổi từ 03 tháng - 03 tuổi và trường mẫu giáo sẽ nhận trẻ từ 03 - 06 tuổi. Trường mầm non là sự kết hợp của hai loại hình còn lại nên sẽ nhận trẻ từ 03 tháng đến 06 tuổi.

Đối với nhà trẻ, ở độ tuổi từ 03 tháng - 03 tuổi, đây là độ tuổi mà trẻ còn rất nhỏ, vì vậy nhà trường sẽ tập trung vào sự chăm sóc hơn là giáo dục trẻ. Nhà trẻ sẽ tạo điều kiện cho các em có cơ hội được tự do khám phá và học hỏi. Ở nhà trẻ, các em sẽ được làm quen với tranh, ảnh, thơ, các bài hát có giai điệu phù hợp.

Đối với trẻ ở độ tuổi từ 03 - 06 tuổi ở trường mầm non, nhà trường sẽ thiên về giáo dục, tổ chức cho trẻ các thói quen sinh hoạt và học tập rõ ràng ở nhà trường. Ở độ tuổi này, trẻ cần có sự chuẩn bị để bước vào bậc tiểu học nên trẻ sẽ được làm quen với các con số, chữ cái, được tạo điều kiện để phát triển toàn diện về mặt ngôn ngữ và nhận thức.

Sự khác nhau giữa nhà trẻ, trường mẫu giáo và trường mầm non

Điều kiện thành lập nhà trẻ, trường mẫu giáo và trường mầm non

Điều kiện thành lập nhà trẻ, trường mẫu giáo và trường mầm non
Điều kiện thành lập trường

Điều kiện để thành lập nhà trẻ, trường mẫu giáo và trường mầm non được quy định chi tiết tại Điều 3 Nghị định 46/2017/NĐ-CP. Theo đó, để thành lập nhà trẻ, trường mẫu giáo và trường mầm non cần đáp ứng 02 tiêu chí sau:

  • Một là, đơn vị thành lập có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch và đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt qua;

  • Hai là, đề án thành lập trường phải xác định được các nội dung cơ bản như mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung chương trình giáo dục của trường, cơ sở vật chất, thiết bị, bộ máy nhà trường, nguồn lực tài chính, phương hướng phát triển của nhà trường...

Điều kiện để trường hoạt động giáo dục

Bên cạnh các quy định về điều kiện thành lập trường, nhà trẻ, trường mẫu giáo và trường mầm non cần đáp ứng một số điều kiện nhất định để có thể hoạt động giáo dục. Điều kiện cụ thể được quy định tại Điều 5 Nghị định 46/2017/NĐ-CP:

- Có quyết định thành lập/quyết định cho phép thành lập trường của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Đảm bảo về số lượng cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường.

- Đảm bảo nguồn lực tài chính.

- Có quy chế tổ chức hoạt động trường.

- Đảm bảo các yếu tố về cơ sở vật chất, đất đai, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục. Cụ thể:

  • Trường phải được đặt tại khu dân cư, thuận tiện cho trẻ đi học; trường phải đảm bảo các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường.

  • Trường phải đảm bảo diện tích xây dựng trường, diện tích cây xây, đường đi cũng như sân chi cho trẻ.

  • Khuôn viên trường phải có tường ngăn cách với bên ngoài.

  • Trường phải đảm bảo cơ cấu của các khối phòng (Khối phòng lớp mẫu giáo, khối phòng phục vụ học tập, khối phòng hành chính...).

  • Trường phải có đầy đủ các thiết bị, đồ chơi, đồ dùng, tài liệu giáo dục, chăm sóc trẻ em.

Nhìn chung, nhà trẻ, trường mẫu giáo và trường mầm non chỉ khác nhau về độ tuổi nhận trẻ đến trường. Các quy định khác về điều kiện thành lập, cũng như điều kiện để hoạt động giáo dục của ba loại hình này là như nhau. Mục đích chung của trường cũng đều là nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Trên đây là nội dung liên quan đến sự khác nhau giữa nhà trẻ, mầm non, mẫu giáo. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ đến tổng đài:  19006199 để được tư vấn và hỗ trợ.

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X