hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 27/09/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Phụ cấp của Chủ tịch Mặt trận xã là bao nhiêu? Tiêu chuẩn chọn thế nào?

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã (gọi tắt là Chủ tịch Mặt trận xã) là cán bộ cấp xã có vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị của nước ta. Vậy phụ cấp của Chủ tịch Mặt trận xã là bao nhiêu? Tiêu chuẩn chọn như thế nào?

 
Mục lục bài viết
  • Phụ cấp Chủ tịch Mặt trận xã là bao nhiêu?
  • Quy định về phụ cấp Phó Chủ tịch Mặt trận xã 
  • Tiêu chuẩn chức danh Chủ tịch Mặt trận xã
  • Ban thường trực Ủy ban Mặt trận cấp xã gồm những ai?
Câu hỏi: Tôi có người quen được bầu làm Chủ tịch ủy ban Mặt trận xã, tôi muốn hỏi là Chủ tịch Mặt trận xã được nhận phụ cấp là bao nhiêu? Tiêu chuẩn chọn như thế nào?

Phụ cấp Chủ tịch Mặt trận xã là bao nhiêu?

Phụ cấp của Chủ tịch Mặt trận là bao nhiêu?

Phụ cấp của Chủ tịch Mặt trận là bao nhiêu?

Chủ tịch Mặt trận xã là cán bộ cấp xã nên được hưởng những phụ cấp đối với cán bộ xã như phụ cấp chức vụ lãnh đạo với điều kiện là đã được xếp lương theo ngạch và phụ cấp kiêm nhiệm trong trường hợp Chủ tịch Mặt trận xã kiêm nhiệm thêm chức danh khác. Các loại phụ cấp trên được xác định như sau:

Thứ nhất, đối với phụ cấp chức vụ lãnh đạo cấp xã: mức phụ cấp này được tính theo công thức: 

Phụ cấp chức vụ = Hệ số phụ cấp x Mức lương cơ sở. 

Trong đó, hệ số phụ cấp của Chủ tịch Mặt trận xã là 0,2 theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định 33/2023/NĐ-CP và mức lương cơ sở hiện nay là 1,8 triệu đồng/tháng. Cho nên, mức phụ cấp chức vụ của Chủ tịch Mặt trận xã là 360.000 đồng/tháng.

Thứ hai, đối với phụ cấp kiêm nhiệm chức danh.  Nếu Chủ tịch Mặt trận xã kiêm nhiệm thêm chức danh cán bộ, công chức cấp xã khác mà giảm được 01 người trong số lượng cán bộ, công chức cấp xã thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 50% mức lương (bậc 1), cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) của chức vụ, chức danh kiêm nhiệm; 

Trường hợp Chủ tịch Mặt trận xã kiêm nhiệm nhiều chức vụ, chức danh cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm cao nhất do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định chức vụ, chức danh được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm.

Ngoài ra, nếu Chủ tịch Mặt trận xã thực hiện nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 100% mức phụ cấp quy định của chức danh kiêm nhiệm.

Quy định về phụ cấp Phó Chủ tịch Mặt trận xã 

Phó Chủ tịch Mặt trận xã là người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã nên được hưởng những phụ cấp gồm phụ cấp hàng tháng và phụ cấp kiêm nhiệm. Mức phụ cấp của Phó Chủ tịch Mặt trận xã được xác định cụ thể theo khoản 1 và khoản 3 Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau:

  • Đối với phụ cấp hàng tháng: phụ cấp này được ngân sách Trung ương thực hiện khoán quỹ phụ cấp bao gồm cả hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế để chi trả hàng tháng cho những người hoạt động không chuyên trách, bao gồm Phó Chủ tịch Mặt trận xã là:

  • Nếu là đơn vị hành chính cấp xã loại I thì được khoán quỹ phụ cấp bằng 21,0 lần mức lương cơ sở, tương đương 37.800.000 đồng/tháng

  • Nếu là đơn vị hành chính cấp xã loại II thì được khoán quỹ phụ cấp bằng 18,0 lần mức lương cơ sở tương đương 32.400.000 đồng/tháng

  • Nếu là đơn vị hành chính cấp xã loại III được khoán quỹ phụ cấp bằng 15,0 lần mức lương cơ sở tương đương 27.000.000 tháng

  • Đối với đơn vị hành chính cấp xã có số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tăng thêm thì tổng mức khoán quỹ phụ cấp được tính tăng thêm tương ứng bằng 1,5 lần mức lương cơ sở trên 01 người hoạt động không chuyên trách tăng thêm.

  • Phụ cấp kiêm nhiệm: trường hợp Phó Chủ tịch Mặt trận xã kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách khác ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 100% mức phụ cấp quy định của chức danh kiêm nhiệm.

Cần lưu ý, mức phụ cấp cụ thể của Phó Chủ tịch Mặt trận xã sẽ do Hội đồng nhân dân cấp xã quyết định dựa trên nguồn kinh phí ngân sách của từng địa phương nhưng phải bảo đảm tương quan hợp lý với mức lương bậc 1 của công chức cấp xã có cùng trình độ đào tạo.

Tiêu chuẩn chức danh Chủ tịch Mặt trận xã

Tiêu chuẩn chức danh Chủ tịch Mặt trận xã

Tiêu chuẩn chức danh Chủ tịch Mặt trận xã

Khoản 2 Điều 8 Nghị định 33/2023/NĐ-CP thì tiêu chuẩn chung để chọn Chủ tịch Mặt trận xã là: 

  • Về độ tuổi: theo quy định của luật, điều lệ tổ chức và quy định của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương;

  • Về trình độ giáo dục phổ thông là tốt nghiệp trung học phổ thông;

  • Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: tốt nghiệp đại học trở lên. Ngoài ra, đối với các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì trình độ phải từ trung cấp trở lên;

  • Về trình độ lý luận chính trị: tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên;

  • Các tiêu chuẩn khác theo quy định của Đảng, của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ;

Những tiêu chí cụ thể để chọn Chủ tịch Mặt trận xã sẽ do Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh quy định phù hợp với đặc điểm của từng xã nhưng phải đảm bảo không thấp hơn tiêu chuẩn ở trên.

Ban thường trực Ủy ban Mặt trận cấp xã gồm những ai?

Ban thường trực Ủy ban Mặt trận cấp xã gồm ba chức danh là Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên Thường trực. Trong đó, số lượng Phó Chủ tịch không quá 02 người theo hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận cấp Huyện. Do đó, số lượng thành viên ban thường trực Ủy ban Mặt trận cấp xã sẽ dao động từ 3 đến 4 người, tùy thuộc vào địa phương đó có mấy Phó Chủ tịch.

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp đến bạn đọc  liên quan đến Chủ tịch và Phó Chủ tịch Mặt trận cấp xã. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu thêm về vấn đề gì, vui lòng liên hệ đến tổng đài: 1900.6199 để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

 
Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X