hieuluat
Chia sẻ email

Khi nào cần xuất hóa đơn đỏ? Vi phạm xuất hóa đơn đỏ bị phạt ra sao?

Hóa đơn đỏ là tên gọi khác của hóa đơn giá trị gia tăng hay hóa đơn VAT do Bộ Tài chính phát hành hoặc do doanh nghiệp tự in sau khi đã đăng ký mẫu với cơ quan thuế. Hóa đơn đỏ do bên cung ứng sản phẩm, dịch vụ xuất và là căn cứ để xác định số tiền thuế cần nộp vào ngân sách nhà nước.

Mục lục bài viết
  • Quy định về lập và xuất hóa đơn đỏ
  • Khi nào cần xuất hóa đơn đỏ?
  • Vi phạm về xuất hóa đơn đỏ, bị phạt thế nào?
Câu hỏi: Tôi muốn biết quy định xuất hóa đơn đỏ hiện nay thế nào? Khi nào cần xuất hóa đơn đỏ và nếu vi phạm trong việc lập, xuất hóa đơn đỏ sẽ bị phạt ra sao?

Chào bạn, về câu hỏi của bạn chúng tôi xin giải đáp như sau:

Quy định về lập và xuất hóa đơn đỏ

Theo Điều 16 Thông tư 39/2014 của Bộ Tài chính được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 119/2014/TT-BTC:

Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ:

- Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, làm hàng mẫu;

- Hoặc hàng hóa, dịch vụ dùng vào việc cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, tiêu dùng nội bộ (trừ các hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).

Ngoài ra, nội dung trên hóa đơn phải đúng với nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Không được tẩy xóa, sửa chữa; hóa đơn phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai và không sử dụng mực đỏ.

Bên cạnh đó, chữ số và chữ viết phải liên tục, không được ngắt quãng, không được phép viết hoặc in đè lên chữ in sẵn, nếu có phần còn trống thì gạch chéo.

Trong trường hợp hóa đơn tự in hoặc hóa đơn đặt in nếu có phần còn trống trên hóa đơn thì không phải gạch chéo.

Hóa đơn đỏ được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến lớn.

quy dinh xuat hoa don do
Người bán phải xuất hóa đơn đỏ khi hóa đơn có tổng giá trị thanh toán trên 200.000 đồng. (Ảnh minh họa)


Khi nào cần xuất hóa đơn đỏ?

Theo quy định tại Điều 18 Thông tư 39/2014 thì bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị thanh toán dưới 200.000 đồng/lần thì không phải lập hóa đơn (trừ trường hợp người mua yêu cầu).

Như vậy, chỉ xuất hóa đơn đỏ khi hóa đơn có tổng giá trị thanh toán trên 200.000 đồng/lần. Những hóa đơn có giá trị trên 200.000 đồng, người mua phải trả thêm 10% giá trị hàng hóa (còn gọi là thuế giá trị gia tăng) để người bán thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế.

Khi không lập hóa đơn cho những đơn hàng dưới 200.000 đồng, người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ.

Bảng kê này cũng có đầy đủ các thông tin như tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hóa, dịch vụ, giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê.

Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”.

Trong trường hợp hóa đơn đỏ được xem là hóa đơn giá trị gia tăng thì hóa đơn đỏ là cơ sở xác định số tiền thuế doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách Nhà nước.

Việc người mua lấy hóa đơn đỏ góp phần giúp Nhà nước giám sát việc thực hiện nghĩa vụ thuế của bên cung cấp dịch vụ (bên bán).

Bên cạnh đó, người mua hàng khi lấy hóa đơn đỏ cũng sẽ được bảo đảm được một số quyền lợi về quyền sử dụng đối với sản phẩm, dịch vụ… Đó cũng là căn cứ để khiếu nại về chất lượng dịch vụ, hàng hóa…để yêu cầu chế độ bảo hành (nếu có) về sau.

Lưu ý: Việc đặt in hóa đơn đỏ của doanh nghiệp do Chi cục thuế quản lý. Doanh nghiệp liên hệ trực tiếp đến các cơ sở in đã được cấp phép hoạt động sau khi được Chi cục thuế cho phép.

Không nên đặt in hóa đơn ở những địa chỉ không rõ ràng, chưa được cấp phép hoạt động… vì tình trạng làm giả hóa đơn hiện nay khá phổ biến.

Trên hóa đơn đỏ sẽ có tất cả những thông tin của bên bán: Tên doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ văn phòng/nhà hàng logo nếu có), số tài khoản, , số điện thoại.

Nếu hóa đơn đỏ là hóa đơn giá trị gia tăng sẽ được lập thành 3 liên: trắng, đỏ và xanh.

Vi phạm về xuất hóa đơn đỏ, bị phạt thế nào?

Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ.

Cụ thể về một số hành vi và mức xử phạt như sau:

STT

Hành vi

Mức phạt

1

Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, có tình tiết giảm nhẹ;

Phạt cảnh cáo

2

Lập hóa đơn liên tục từ số nhỏ đến số lớn nhưng khác quyển, dùng quyển có số thứ tự lớn hơn nhưng chưa dùng quyển có số thứ tự nhỏ hơn

3

Lập sai loại hóa đơn theo quy định đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế nhưng không ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ thuế.

4

Không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

500.000 đồng - 1.500.000 đồng

5

Không lập hóa đơn các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu

6

Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, trừ trường hợp phạt cảnh cáo nêu trên.

3.000.000 đồng - 5.000.000 đồng

7

Không đúng thời điểm về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ trường hợp quy định

4.000.000 đồng - 8.000.000 đồng

8

Không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định, trừ trường hợp phạt cảnh cáo

9

Ghi ngày trên hóa đơn trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế; Sai loại hóa đơn về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế, trừ trường hợp phạt cảnh cáo

10

Lập hóa đơn điện tử mà chưa có thông báo chấp thuận của cơ quan thuế

11

Lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ khi tạm ngừng hoạt động kinh doanh

12

Lập hóa đơn điện tử từ máy tính tiền không kết nối, chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

13

Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định, trừ các hành vi quy định

10.000.000 đồng - 20.000.000


Vừa rồi là những thông tin liên quan đến quy định xuất hóa đơn đỏ. Nếu còn có thêm vướng mắc, bạn có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

>> Có được viết tắt tên công ty trên hóa đơn đỏ không?

Có thể bạn quan tâm

X