hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 09/11/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Thu hồi đất để thực hiện dự án: Điều kiện và quy trình thực hiện

Thu hồi đất để thực hiện dự án là quá trình tương đối khó khăn và phức tạp. Vậy pháp luật quy định thế nào về điều kiện và quy trình thực hiện thu hồi đất để thực hiện dự án.

Mục lục bài viết
  • Điều kiện thu hồi đất thực hiện dự án
  • Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất thực hiện dự án?
  • Quy trình thu hồi đất để thực hiện dự án năm 2023
Câu hỏi: Công ty tôi đang thực hiện thủ tục đầu tư dự án xây dựng nhà ở và đang phối hợp với các cơ quan ban ngành thực hiện thu hồi đất. Luật sư cho tôi hỏi pháp luật hiện nay quy định như thế nào về thu hồi đất để thực hiện dự án?

Điều kiện thu hồi đất thực hiện dự án

Điều kiện thu hồi đất thực hiện dự án

Điều kiện thu hồi đất thực hiện dự án

Điều kiện thu hồi đất được quy định tại Luật Đất đai năm 2013, tương ứng với từng nhóm đất cụ thể. Theo đó, tại Điều 63 Luật Đất đai 2013 quy định đối với đất thu hồi vì mục đích quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế - xã hội và lợi ích cộng đồng, quốc gia, để thu hồi đất trong trường hợp này phải đảm bảo các điều kiện:

  • Dự án thuộc một trong các trường hợp thu hồi đất theo Điều 61, 62 Luật Đất đai 2013.

  • Phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm tại địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

  • Đảm bảo tiến độ sử dụng đất để thực hiện dự án.

Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất thực hiện dự án?

Tại Điều 66 Luật Đất đai 2013 cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất là Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh và UBND cấp huyện, cụ thể:

- UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi đất đối với các trường hợp:

  • Thu hồi đất đối với tổ chức, người Việt Nam định cư tại nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, cơ sở tôn giáo, doanh nghiệp có vốn nước ngoài;

  • Thu hồi đất nông nghiệp thuộc đất công ích tại địa phương (xã, phường, thị trấn).

- UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất đối với các trường hợp:

  • Thu hồi đối với cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư;

  • Thu hồi đất của người Việt Nam định cư tại nước ngoài mà được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Như vậy, cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất thực hiện dự án là UBND cấp huyện và UBND cấp tỉnh.

Cơ quan nhà có thẩm quyền thu hồi đất thực hiện dự án

Cơ quan nhà có thẩm quyền thu hồi đất thực hiện dự án

Quy trình thu hồi đất để thực hiện dự án năm 2023

Quy trình thu hồi đất để thực hiện dự án được quy định cụ thể tại Điều 67, 69, 71 Luật Đất đai 2013, gồm các bước sau:

Bước 1: Ban hành thông báo thu hồi đất để thực hiện dự án

*Thẩm quyền ban hành thông báo thu hồi đất là UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện, cụ thể:

- UBND cấp tỉnh ban hành thông báo thu hồi đất trong trường hợp:

  • Thu hồi đất đối với tổ chức, người Việt Nam định cư tại nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, cơ sở tôn giáo, doanh nghiệp có vốn nước ngoài;

  • Thu hồi đất nông nghiệp thuộc loại đất công ích tại địa phương (xã, phường, thị trấn).

- UBND cấp huyện ban hành thông báo thu hồi đất trong trường hợp:

  • Thu hồi đối với cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư;

  • Thu hồi đất của người Việt Nam định cư tại nước ngoài mà được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

*Thời hạn ban hành thông báo thu hồi đất:

Theo khoản 1 Điều 67 Luật Đất đai 2013, trước khi có quyết định thu hồi đất, cơ quan có thẩm quyền phải ban hành thông báo thu hồi đất cho người sử dụng đất biết trước một khoảng thời gian, cụ thể:

- Đối với đất nông nghiệp: Tối thiểu trước 90 ngày.

- Đất phi nông nghiệp: Tối thiểu trước 180 ngày.

*Gửi và thông tin thông báo thu hồi đất thực hiện dự án:

Thông báo thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền được gửi đến từng người có đất bị thu hồi để thực hiện dự án, họp phổ biến đến người dân trong khu vực đất thu hồi, đồng thời thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của cư dân nơi có đất bị thu hồi.

Bước 2: Tiến hành điều tra, khảo sát và đo đạc, thống kê, kiểm đếm

- UBND cấp xã phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng triển khai các công tác để thực hiện kế hoạch thu hồi đất, gồm có: điều tra, khảo sát, đo đạc và kiểm đếm.

- Người sử dụng đất phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng thực hiện điều tra, khảo sát, đo đạc để xác định diện tích đất, thống kê nhà và tài sản gắn liền với đất để lập phương án bồi thường.

- Nếu người có đất bị thu hồi không phối hợp thực hiện các công việc trên thì UBND cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và tổ chức làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng tổ chức vận động thực hiện.

Trong 10 ngày kể từ ngày được vận động mà người sử dụng đất không phối hợp thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Trường hợp vẫn không chấp hành thì ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và cưỡng chế thực hiện.

Bước 3: Lấy ý kiến và lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Tổ chức làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng thực hiện các công việc:

- Lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với từng trường hợp người dân có đất thu hồi để thực hiện dự .

- Phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất tổ chức lấy ý kiến theo hình thức họp trực tiếp về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư với người dân tại trụ sở UBND cấp xã.

Sau khi có phương án, cơ quan thẩm quyền thực hiện thẩm định phương án khi trình UBND cấp có thẩm quyền thu hồi đất.

Bước 4: Ban hành Quyết định thu hồi đất và Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

UBND cấp có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (02 quyết định này ban hành cùng một ngày).

Bước 5: Cơ quan thẩm quyền gửi và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt của người dân có đất bị thu hồi.

Gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đến từng người dân có đất bị thu hồi, trong đó đề cập rõ mức bồi thường, hỗ trợ, thời gian và địa điểm thực hiện chi ,...

Bước 6: Thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo phương án được phê duyệt

Trường hợp người có đất thu hồi không đồng ý bàn giao đất thì UBND cấp xã và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng tổ chức vận động người dân.

Nếu người dân đã được vận động mà không chấp hành thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và thực hiện thủ tục cưỡng chế.

Bước 7: Tổ chức cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất (nếu có)

Trường hợp người bị cưỡng chế không chịu nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi cơ quan thẩm quyền giao quyết định thì UBND cấp xã tiến hành lập biên bản.

Trên đây là những thông tin về việc thu hồi đất để thực hiện dự án. Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ đến tổng đài:  19006199 để được giải đáp.

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X