hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 08/11/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Uống rượu dắt xe, đi bộ có bị phạt nồng độ cồn không?

Uống rượu dắt xe có bị phạt không? Uống rượu đi xe đạp điện có bị phạt không? Đi bộ có bị phạt nồng độ cồn không là thắc mắc của nhiều người. Dưới đây là câu trả lời.

Mục lục bài viết
  • Uống rượu dắt xe có bị phạt không?
  • Uống rượu đi xe đạp điện có bị phạt không?
  • Đi bộ có bị phạt nồng độ cồn không?
Câu hỏi: Vừa rồi tôi có sử dụng rượu bia để chia tay đứa bạn đi nước ngoài xuất khẩu lao động. Khi gặp chốt Cảnh sát giao thông từ xa tôi có xuống xe để dắt bộ đi qua chốt để tránh bị xử phạt, tuy nhiên tôi vẫn bị Cảnh sát giao thông yêu cầu xuất trình giấy tờ và kiểm tra nồng độ cồn? Luật sư cho tôi hỏi việc này có đúng quy định pháp luật không? xin cảm ơn Luật sư.

Uống rượu dắt xe có bị phạt không?

Căn cứ khoản 6 Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 thì hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có cồn là hành vi pháp luật nghiêm cấm theo quy định.

Uống rượu dắt xe có bị phạt không?

Uống rượu dắt xe có bị phạt không?

Đối chiếu với quy định tại khoản 23 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008, người điều khiển phương tiện bao gồm: (1) người lái xe cơ giới, (2) người lái xe thô sơ, (3) người lái xe máy chuyên dùng để tham gia giao thông trên đường bộ.

Do đó hành vi dắt xe máy (xe đạp) đi bộ không được coi là hành vi điều khiển phương tiện giao thông. Vì người dắt xe không trực tiếp ngồi trên xe để điều khiển phương tiện. Do đó mặc dù đã sử dụng rượu bia trước đó nhưng không lái xe, mà chỉ dắt bộ xe  thì không được coi là hành vi vi phạm giao thông và không bị xử phạt theo quy định.

Tuy nhiên hiện nay nhiều lái xe, tài xế không chấp hành quy định, khi quan sát thấy chốt cảnh sát giao thông thực hiện kiểm tra nồng độ cồn thì xuống xe dắt bộ đi qua chốt, rồi lại điều khiển phương tiện khi đã uống rượu, bia  là vi phạm pháp luật. 

Với tình huống này, nếu Cảnh sát giao thông có căn cứ xác định được người đang dắt bộ xe có điều khiển xe trước đó thông qua camera ghi hình, video, ảnh chụp,.. thì việc tiến hành kiểm tra và lập biên bản xử phạt là đúng theo quy định. 

Mức  phạt vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển xe mô tô, xe máy, xe máy điện theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau: 

Nồng độ cồn

Mức phạt 

Cơ sở pháp lý

- Dưới 50 miligam/100 mililít máu; hoặc

- Dưới 0,25 miligam/1 lít khí thở.

- Từ 02 - 03 triệu đồng;

- Tước bằng lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;

Điểm c khoản 6 Điều 6 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP

- Từ 50 - 80 miligam/100 mililít máu; hoặc

- Từ 0,25 - 0,4 miligam/1 lít khí thở.

- Từ 04 - 05 triệu đồng;

- Tước bằng lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;

Điểm c khoản 7 Điều 6 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP

- Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu; hoặc

- Vượt quá0,4 miligam/1 lít khí thở; hoặc

- Không chấp hành yêu cầu kiểm tra 

- Từ 06 - 08 triệu đồng

- Tước bằng lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng;

Điểm e và g khoản 8 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP
 

Uống rượu đi xe đạp điện có bị phạt không?

Uống rượu đi xe đạp điện có bị phạt không?Uống rượu đi xe đạp điện có bị phạt không?

Hành vi uống rượu đi xe đạp điện sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) được hiểu là xe thô sơ 02 bánh có lắp động cơ vận tốc không lớn hơn 25km/h và tắt máy thì đạp xe đi được (theo điểm e khoản 1 Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Như đã nêu ở trên, người lái xe thô sơ mà trong máu hoặc hơi thở có cồn là hành vi bị nghiêm cấm. Theo đó, Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP, tùy theo mức độ vi phạm, người điều khiển xe đạp điện vi phạm nồng độ cồn sẽ bị xử phạt như sau:: 

- Phạt từ 80.000 - 100.000đồng: Điều khiển xe trên đường mà trong máu/hơi thở có nồng độ cồn nhưng dưới 50 miligam/100 mililít máu hoặc dưới 0,25 miligam/1 lít khí thở.

- Phạt từ 300.000 - 400.000 đồng: Điều khiển xe trên đường mà trong máu/hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam - 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

- Phạt từ 400.000 - 600.000đồng: Điều khiển xe trên đường mà trong máu/hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

Đi bộ có bị phạt nồng độ cồn không?

Luật giao thông đường bộ 2008 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP không quy định xử phạt về hành vi uống rượu đi bộ, mà chỉ xử phạt hành vi này khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. 

Tuy nhiên người đi bộ mà sử dụng bia, rượu, say xỉn đi bộ mà vi phạm quy định an toàn giao thông đường bộ như vượt đèn đỏ, không đi đúng làn đường… thì sẽ bị xử phạt về các hành vi này.

Trên đây là giải đáp về các vấn đề uống rượu dắt xe có bị phạt không, uống rượu đi xe đạp điện có bị phạt không, đi bộ có bị phạt nồng độ cồn không. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài  19006199 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X