hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 17/07/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Khi nào ủy quyền hết hiệu lực?

Ủy quyền hết hiệu lực khi nào? Bị vô hiệu trong những trường hợp nào? Cùng chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

Câu hỏi: Chào Luật sư, xin hỏi, việc ủy quyền thực hiện công việc được chấm dứt khi nào?

Nếu bên ủy quyền muốn chấm dứt trước thời hạn thỏa thuận thì có được không?

Tôi có nghe nói, trong một vài trường hợp, việc ủy quyền có thể bị vô hiệu, không thực hiện được.

Xin hỏi Luật sư, các trường hợp vô hiệu của hợp đồng ủy quyền là gì?

Chào bạn, ủy quyền hết hiệu lực khi nào, bị vô hiệu khi nào là những vấn đề vướng mắc được chúng tôi giải đáp như sau đây.

Theo quy định, ủy quyền hết hiệu lực khi nào?

Trước hết, ủy quyền là một trong những hình thức đại diện theo quy định của Bộ luật Dân sự và là việc cá nhân, pháp nhân ủy quyền cho các nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự (Điều 138 Bộ luật Dân sự).

Ủy quyền có thể được thể hiện thông qua hình thức hành vi, hợp đồng (tức bằng lời nói, văn bản…) mà thông qua đó làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015).

Ủy quyền hết hiệu lực tương ứng với quy định thời hạn đại diện theo ủy quyền chấm dứt và thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 140 Bộ luật Dân sự, gồm:

Thứ nhất: Chấm dứt theo thỏa thuận của các bên;

Thứ hai: Khi thời hạn ủy quyền đã hết;

Thứ ba: Khi công việc ủy quyền đã hoàn thành;

Thứ tư: Khi bên ủy quyền, bên nhận ủy quyền đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;

Thứ năm: Bên ủy quyền, bên nhận ủy quyền là cá nhân chết/hoặc bên nhận ủy quyền, bên ủy quyền là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

Thứ sáu: Có căn cứ khác làm cho việc ủy quyền, nhận ủy quyền không thể thực hiện được: Ví dụ bị tòa án tuyên vô hiệu hợp đồng, các bên hủy hợp đồng ủy quyền đã giao kết…;

Thứ bảy: Bên nhận ủy quyền không đủ điều kiện để nhận ủy quyền, tức không thỏa mãn quy định là người có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện;

Như vậy, có 7 trường hợp như chúng tôi đã nêu trên là căn cứ để ủy quyền hết hiệu lực/chấm dứt thực hiện.

Hay, với câu hỏi, ủy quyền hết hiệu lực khi nào, căn cứ khoản 3 Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015, có 7 trường hợp để các bên có thể chấm dứt/làm cho việc ủy quyền hết hiệu lực.

Theo quy định, ủy quyền hết hiệu lực khi nào?Theo quy định, ủy quyền hết hiệu lực khi nào?

Khi nào hợp đồng ủy quyền bị vô hiệu?

Là một giao dịch dân sự nên hợp đồng ủy quyền vô hiệu cũng tuân thủ quy định về giao dịch dân sự vô hiệu.

Căn cứ quy định từ Điều 122 đến Điều 130 Bộ luật Dân sự 2015, có 9 trường hợp dẫn đến hợp đồng ủy quyền bị vô hiệu, gồm:

Một là, hợp đồng ủy quyền vô hiệu do không có một trong những điều kiện quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự

  • Ví dụ như về điều kiện về chủ thể, mục đích, nội dung, hình thức của hợp đồng.

Hai là, hợp đồng ủy quyền vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội

Ba là, hợp đồng ủy quyền vô hiệu do giả tạo

Bốn là, hợp đồng ủy quyền vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện

Năm là, hợp đồng ủy quyền vô hiệu do bị nhầm lẫn

Sáu là, hợp đồng ủy quyền vô hiệu do bị lừa dối, cưỡng ép, đe dọa

Bảy là, hợp đồng ủy quyền vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình

Tám là, hợp đồng ủy quyền vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Chín là, hợp đồng ủy quyền vô hiệu theo từng phần

Những trường hợp hợp đồng ủy quyền vô hiệuNhững trường hợp hợp đồng ủy quyền vô hiệu

Chi tiết từng trường hợp vô hiệu của hợp đồng ủy quyền được chúng tôi trình bày trong bảng sau:

Các trường hợp hợp đồng ủy quyền vô hiệu

Diễn giải/trình bày chi tiết

Một là, hợp đồng ủy quyền vô hiệu do không có một trong những điều kiện quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự

Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Hai là, hợp đồng ủy quyền vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội

  • Ví dụ, trường hợp pháp luật cấm không được thực hiện ủy quyền nhưng vẫn tiến hành ủy quyền, như ủy quyền mua bán chất cấm, ma túy…;

  • Ví dụ, ủy quyền để thực hiện công việc đe dọa, gây tổn hại tinh thần của người khác..;

Ba là, hợp đồng ủy quyền vô hiệu do giả tạo

  • Đây là hình thức các bên lập hợp đồng ủy quyền để nhằm che giấu một giao dịch khác;

  • Ví dụ, lập hợp đồng ủy quyền sử dụng, quản lý, định đoạt nhà ở nhưng thực chất là các bên đã mua bán nhà ở hoặc có sự vay tiền, dùng nhà ở để làm tin nên lập hợp đồng ủy quyền;

Bốn là, hợp đồng ủy quyền vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện

  • Bên nhận ủy quyền hoặc bên ủy quyền là một trong số những người được liệt kê thì hợp đồng ủy quyền cũng vị vô hiệu;

  • Tuy nhiên, hợp đồng của những người này chỉ vô hiệu khi có quyết định/bản án của tòa án và trừ một số trường hợp sau:

  • Hợp đồng ủy quyền cho người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;

  • Hoặc hợp đồng ủy quyền chỉ làm phát sinh quyền/hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên/người mất năng lực hành vi dân sự/người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi/người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập hợp đồng ủy quyền với họ;

Năm là, hợp đồng ủy quyền vô hiệu do bị nhầm lẫn

Khi một trong hai bên không đạt được mục đích của hợp đồng ủy quyền và có yêu cầu tòa án tuyên vô hiệu

Sáu là, hợp đồng ủy quyền vô hiệu do bị lừa dối, cưỡng ép, đe dọa

Một trong số hai bên tham gia hợp đồng bị lừa dối, cưỡng ép hoặc đe dọa thì người bị cưỡng ép, lừa dối đe dọa có quyền yêu cầu tòa án tuyên vô hiệu

Bảy là, hợp đồng ủy quyền vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình

  • Tại thời điểm xác lập hợp đồng mà người tham gia không làm chủ được hành vi, không nhận thức được thì có quyền tòa án tuyên vô hiệu;

  • Họ phải có các chứng cứ, tài liệu chứng minh cho yêu cầu của mình;

Tám là, hợp đồng ủy quyền vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

  • Ví dụ, hợp đồng ủy quyền thực hiện sang tên nhà ở phải được công chứng, chứng thực và lập thành văn bản nhưng các bên không công chứng hoặc không lập thành văn bản thì có thể bị vô hiệu;

  • Nếu hợp đồng vi phạm quy định về hình thức nhưng các bên đã thực hiện được ít nhất ⅔ nghĩa vụ theo hợp đồng thì có quyền yêu cầu tòa án công nhận tính hợp pháp của hợp đồng đó;

Chín là, hợp đồng ủy quyền vô hiệu theo từng phần

Hợp đồng ủy quyền có nội dung một phần bị vô hiệu nhưng khong làm ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch thì phần còn lại vẫn có hiệu lực và được các bên thực hiện như bình thường

Như vậy, chúng tôi đã giải đáp vướng mắc về ủy quyền hết hiệu lực khi nào, bị vô hiệu do những căn cứ nào ở trên.

Lưu ý rằng, nếu không có căn cứ yêu cầu vô hiệu và các bên không yêu cầu tòa tuyên vô hiệu hợp đồng thì trên thực tế, tùy từng trường hợp, các bên vẫn có thể được chấp nhận hợp đồng ủy quyền hoặc không được chấp nhận.

Trên đây là giải đáp về vấn đề Ủy quyền hết hiệu lực khi nào? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ.

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X