hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 04/01/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Xác định nợ trung và dài hạn trong giao dịch liên kết

Xác định nợ trung và dài hạn trong giao dịch liên kết có vai trò quan trọng trong việc xác định giao dịch liên kết. Cùng tham khảo bài viết sau để nắm được vấn đề.

Câu hỏi: Tôi muốn biết cách để kê khai phụ lục giao dịch liên kết theo quy định hiện nay. Nhờ Luật sư giải đáp giúp tôi.

Xác định nợ trung và dài hạn trong giao dịch liên kết như thế nào?

Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP về các bên có quan hệ liên kết, cụ thể:

“Các bên có quan hệ liên kết

.....

2. Các bên liên kết tại khoản 1 điều này được quy định cụ thể như sau:

....

d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;”

Xác định nợ trung và dài hạn trong giao dịch liên kết như thế nào?

Xác định nợ trung và dài hạn trong giao dịch liên kết như thế nào?

Theo đó, nếu doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn tối thiểu 25% vốn góp chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay, đồng thời chiếm hơn 50% tổng giá trị của các khoản nợ trung hạn và dài hạn của doanh nghiệp đi vay thì đây được xác định là một giao dịch liên kết.

Do đó, việc xác định nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay là căn cứ quan trọng trong xác định có phải là giao dịch liên kết hay không.

Mặt khác, theo nội dung của Công văn số 915/TCT-TTKT năm 2022 của Tổng Cục thuế có hướng dẫn về việc xác định giao dịch liên kết, cụ thể:

Căn cứ quy định về quan hệ liên kết tại điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05/11/2020 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

“d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;

Trường hợp trong kỳ doanh nghiệp không có các khoản nợ trung và dài hạn theo tiêu chí quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP và điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP nêu trên thì không thuộc trường hợp áp dụng tại điểm này.”

Theo đó, nếu trong kỳ doanh nghiệp không có các khoản nợ trung hạn và dài hạn đáp ứng điều kiện nêu trên thì không được coi là một giao dịch liên kết.

Hướng dẫn chi tiết kê khai phụ lục giao dịch liên kết

Theo quy định tại Nghị định 132/2020/NĐ-CP, thì người kê khai giao dịch liên kết thực hiện theo mẫu tại Phụ lục I được ban hành kèm Nghị định 132/2020/NĐ-CP. Dưới đây Hieuluat sẽ hướng dẫn bạn đọc kê khai một số chỉ tiêu như sau:

*Kỳ tính thuế: Điền thông tin kỳ tính thuế tương ứng của Tờ khai quyết toán thuế TNDN, kỳ tính thuế được xác định theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Hướng dẫn chi tiết kê khai phụ lục giao dịch liên kết

Hướng dẫn chi tiết kê khai phụ lục giao dịch liên kết

*Thông tin chung của người nộp thuế: Từ chỉ tiêu số [01] đến [10], điền thông tin tương ứng ghi tại Tờ khai quyết toán thuế TNDN.

*Mục I: Thông tin của các bên liên kết:

- Cột (2): Điền thông tin của các bên liên kết.

  • Nếu bên liên kết tại Việt Nam là tổ chức thì điền thông tin theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; nếu là cá nhân thì tiền thông tin theo CCCD/CMND/Hộ chiếu.

  • Nếu bên liên kết không thuộc lãnh thổ Việt Nam thì điền thông tin dựa trên văn bản xác định quan hệ liên kết như: thỏa thuận giao dịch, giấy phép kinh doanh, hợp đồng,...

- Cột (3): Điền tên của quốc gia, vùng lãnh thổ mà bên liên kết cư trú.

- Cột (4): Điền mã số thuế của mỗi bên liên kết, cụ thể:

  • Nếu bên liên kết là tổ chức/cá nhân Việt Nam: Ghi đầy đủ mã số thuế.

  • Nếu bên liên kết là tổ chức/cá nhân ngoài Việt Nam: Ghi đầy đủ mã số thuế và mã định danh của người nộp thuế, trường hợp không có thì phải nêu rõ lý do.

- Cột (5): Kê khai hình thức quan hệ liên kết tương ứng với bên liên kết bằng cách đánh dấu “x” vào mục tương ứng.

*Mục II: Các trường hợp được miễn kê khai, miễn lập hồ sơ xác định giá của giao dịch liên kết:

  • Nếu không thuộc diện được miễn thì bỏ qua.

  • Nếu được miễn kê khai các định giá giao dịch liên kết thì đánh dấu “x” vào mục tương ứng ở cột (3).

  • Nếu được miễn lập hồ sơ xác định giá thì kê khai mục III, IV theo hướng dẫn tại phần đ.1, đ.2 và e.

*Mục III: Thông tin xác định giá giao dịch liên kết:

- Trường hợp thuộc diện miễn lập hồ sơ thì kê khai:

  • Cột (3), (7), (12): Ghi theo chỉ dẫn ở phần đ.2.

  • Cột (4), (5), (6), (8), (9), (10), (11): Bỏ trống.

- Trường hợp không thuộc diện miễn lập hồ sơ thì kê khai như sau:

  • Về “Tổng giá trị giao dịch phát sinh từ hoạt động kinh doanh”, kê khai:

  • Cột (3): Ghi tổng doanh thu từ việc bán ra cho các bên độc lập, liên kết.

  • Cột (7): Ghi tổng chi phí thanh toán cho các bên độc lập, liên kết.

  • Cột (4), (5), (6), (8), (9), (10), (11), (12), (13): Bỏ trống.

  • Về “Tổng giá trị giao dịch phát sinh từ hoạt động liên kết”, kê khai:

  • Cột (3), (4), (7), (8): Điền tổng giá trị ứng với mục Hàng hoá, dịch vụ.

  • “Hàng hoá”:

  • Cột (3), (4), (7), (8): Điền tổng giá trị ứng với mục Hàng hoá hình thành/không hình thành tài sản cố định.

  • “Hàng hoá hình thành tài sản cố định” và dòng “Bên liên kết A”, “Bên liên kết B”,... kê khai:

  • Cột (3), (7): Ghi tổng giá trị của hoạt động mua, bán hàng hoá không phải tài sản cố định, được thực hiện bởi doanh nghiệp với bên liên kết theo sổ kế toán,

  • Cột (4), (8): Ghi tổng giá trị của hoạt động mua, bán hàng hoá không phải tài sản cố định, được thực hiện bởi doanh nghiệp với bên liên kết theo cách xác định giá tại Cột (6) và (10).

  • “Dịch vụ”:

  • Cột (3), (4), (7), (8): Điền tổng giá trị ứng với mục các mục.

Trường hợp nào không phải kê khai giao dịch liên kết?

Các trường hợp không phải kê khai giao dịch liên kết được quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 132/2020/NĐ-CP, cụ thể:

Người nộp thuế được miễn kê khai giao dịch liên kết tại mục III và IV Phụ lục I được ban hành kèm Nghị định 132/2020/NĐ-CP trong trường hợp: Chỉ phát sinh giao dịch với bên liên kết là đối tượng phải nộp thuế TNDN tại Việt Nam, áp dụng cùng một mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, và không bên nào được hưởng mức ưu đãi thuế TNDN trong kỳ tính thuế, nhưng người nộp thuế phải kê khai các căn cứ miễn trừ kê khai giao dịch liên kết tại mục I và II của Phụ lục I được ban hành kèm Nghị định 132/2020/NĐ-CP.

Trên đây là những thông tin về hướng dẫn chi tiết kê khai phụ lục giao dịch liên kết mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ đến:  19006199 để được tư vấn, hỗ trợ.
Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X