hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 27/12/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Xe đang trả góp có làm lại đăng ký xe được không?

Mua xe trả góp trả góp được nhiều người lựa chọn để có thể sở hữu cho mình một chiếc xe mà không cần đặt nặng vấn đề tài chính. Vậy khi mua trả góp người mua có được giữ giấy tờ đăng ký xe không? Xe đang trả góp có làm lại đăng ký xe được không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mua xe trả góp ai giữ đăng ký xe?

Đăng ký xe (Cavet xe) là một loại giấy tờ pháp lý nhằm chứng minh quyền sở hữu xe máy, mô tô, ô tô của người sử dụng xe.

Khi mua xe bằng hình thức trả góp là hình thức phổ biến hiện nay. Bên bán liên kết với một công ty tài chính/ ngân hàng nào đó nhằm cho khách hàng vay một khoản tiền để mua xe. 

Việc mua xe trả góp chính là hình thức thế chấp tài sản để vay tiền mua xe. Người mua có thể thế chấp tài sản khác hoặc thế chấp chính chiếc xe đang mua. Và khi mua xe theo hình thức này thì vấn đề ai có quyền giữ cavet xe là điều thắc mắc của nhiều người. Là bên bán giữ, bên mua giữ hay là công ty tài chính cho vay giữ. 

Theo quy định tại Điều 317, Điều 320 Bộ luật Dân sự 2015 thì:

Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp. Bên thế chấp có nghĩa vụ Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận. 

Mua xe trả góp ai giữ đăng ký xe?

Mua xe trả góp ai giữ đăng ký xe?

Theo đó, chúng ta có thể chia thành các trường hợp thế chấp để xác định ai là người giữ cavet  xe gốc, cụ thể:

  • Khi thế chấp bằng chính chiếc xe đang mua để trả góp:

Lúc này tài sản thế chấp là chiếc xe đang mua và giấy tờ liên quan tới tài sản thế chấp là giấy đăng ký xe. Nên ngân hàng hoặc công ty tài chính sẽ giữ cavet gốc của chiếc xe cho tới khi bạn trả hết toàn bộ số tiền gốc còn lại. 

Trong thời gian trả góp này, bạn sẽ được sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký phương tiện giao thông, kèm theo bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực để tham gia giao thông. 

Việc giữ cavet gốc này được xem như là một biện pháp bảo đảm cho ngân hàng tránh rủi ro khi bên mua không trả được nợ khi đến hạn thanh toán.

Khi đến thời hạn thanh toán, nếu người mua không có khả năng trả đủ nợ gốc và lãi thì ngân hàng/ công ty tài chính có thể thu hồi xe của bạn để cấn trừ khoản vay chưa trả đủ. 

  • Khi thế chấp bằng các tài sản khác:

Nếu bạn dùng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở để thế chấp vay tiền. Sau đó dùng tiền này để mua xe thì cavet gốc sẽ giao cho người mua xe giữ. 

Xe đang trả góp có làm lại đăng ký xe được không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 24/2023/TT-BCA quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới thì việc cấp lại giấy đăng ký xe trong các trường hợp sau:

Điều 16. Trường hợp cấp đổi, cấp lại

1. Trường hợp cấp đổi chứng nhận đăng ký xe, cấp đổi biển số xe: Xe cải tạo; xe thay đổi màu sơn; xe đã đăng ký, cấp biển số xe nền màu trắng, chữ và số màu đen sang biển số xe nền màu vàng, chữ và số màu đen (xe hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô) và ngược lại; gia hạn chứng nhận đăng ký xe; thay đổi các thông tin của chủ xe (tên chủ xe, số định danh cá nhân, địa chỉ); chứng nhận đăng ký xe bị hỏng, mờ, rách; biển số bị hỏng, mờ, gãy hoặc chủ xe có nhu cầu cấp đổi chứng nhận đăng ký xe cũ, biển số xe cũ sang chứng nhận đăng ký xe, biển số xe theo quy định tại Thông tư này.

Như vậy, chủ xe chỉ có thể làm lại đăng ký xe trong các trường hợp trên. Pháp luật quy định việc làm lại đăng ký xe không phụ thuộc vào việc xe đang trả góp hay không. 

Xe đang trả góp có làm lại đăng ký xe được không

Xe đang trả góp có làm lại đăng ký xe được không

Nếu xe đang trả góp bị bên bán hoặc công ty tài chính/ ngân hàng giữ cavet gốc thì chủ xe không được lấy lý do là mất/ hỏng/ rách để làm lại đăng ký xe. Khi cơ quan có thẩm quyền cấp lại cavet xe xác minh được việc chủ xe khai báo sai sự thật thì sẽ bị phạt hành chính. 

Trên đây là tư vấn về Xe đang trả góp có làm lại đăng ký xe được không? Hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về những nội dung liên quan. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ.
Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X