hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 30/10/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Xe không lưu thông có bị kiểm tra, xử phạt không?

Xe không lưu thông có bị kiểm tra không? Dắt bộ qua chốt CSGT có bị xử phạt không? Cách khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm giao thông. Tìm hiểu giải đáp các vấn đề này thông qua bài viết sau.

Mục lục bài viết
  • Xe không lưu thông có bị kiểm tra không?
  • Dắt bộ qua chốt CSGT có bị xử phạt không?
  • Cách khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm giao thông
Câu hỏi: Cách đây mấy ngày, tôi có đậu xe bên đường thì bị CSGT kiểm tra giấy tờ. Tôi không vi phạm gì nên không bị xử phạt. Nhưng tôi muốn hỏi xe không lưu thông thì CSGT có được kiểm tra hay không?

Xe không lưu thông có bị kiểm tra không?

Xe không lưu thông có bị kiểm tra hay không?

CSGT có thể kiểm tra xe không lưu thông khi có căn cứ, phát hiện vi phạm theo quy định của pháp luật.

Căn cứ Điều 7 Thông tư 32/2023/TT-BCA có quy định một trong những nhiệm vụ của CSGT trong công tác tuần tra, kiểm soát là thực hiện việc tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với phạm vi tuyến đường, địa bàn được phân công.

Ngoài ra, CSGT cũng có nhiệm vụ phát hiện, ngăn chặn kịp thời và tiến hành xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ cùng các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định; phối hợp cùng với cơ quan quản lý đường bộ trong công tác phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ các công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.

Bên cạnh đó, CSGT còn có nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, trực tiếp tham gia và phối hợp với các đơn vị trong và ngoài lực lượng Công an để đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên các tuyến giao thông đường bộ. 

Như vậy, có thể thấy CSGT có những nhiệm vụ, vai trò quan trọng trong công tác phát hiện, kịp thời ngăn chặn, xử lý vi phạm hành chính giao thông đường bộ, trật tự, an toàn xã hội... 

Theo đó, CSGT có thể thực hiện việc kiểm tra xe không lưu thông khi có căn cứ, phát hiện vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Dắt bộ qua chốt CSGT có bị xử phạt không?

Dắt bộ qua chốt CSGT có bị xử phạt không?

Dắt bộ qua chốt CSGT có bị xử phạt không?

Căn cứ khoản 22 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008, người dắt bộ phương tiện giao thông cũng được xem là người tham gia giao thông. 

Do đó, người này phải chấp hành những quy định trong tham gia giao thông như:Đi bên phải theo đúng chiều đi của mình, đi đúng phần đường, làn đường và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ; Phải đi trên hè phố, lề đường hoặc nếu đường không có hè phố, lề đường thì người phải đi sát mép đường; Chỉ được qua đường tại nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường...

Ngoài ra, khi dắt bộ qua chốt CSGT nhưng trước đó người này đã vi phạm quy định về an toàn giao thông và CSGT đã phát hiện được lỗi của người vi phạm, thì người này vẫn bị xử phạt hành chính theo đúng quy định. 

Cần lưu ý, căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì trong trường hợp này CSGT có trách nhiệm chứng minh hành vi vi phạm hành chính. 

Do đó, khi CSGT không chứng minh được lỗi thì không thể xử phạt đối với hành vi này. Tuy nhiên khi CSGT có các phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ, người làm chứng đối với hành vi phạm thì CSGT có đủ căn cứ yêu cầu kiểm tra, xử phạt đối với hành vi vi phạm.

Cách khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm giao thông

Căn cứ Điều 7 Luật Khiếu nại 2011, khi có căn cứ cho rằng quyết định xử phạt vi phạm giao thông của CSGT là trái pháp luật và xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình, thì anh/chị có quyền khiếu nại đến người đã ra quyết định hành chính đó hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án .

Đối với cách khiếu nại, anh/chị có thể thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền. Trong đó, căn cứ Điều 8 Luật Khiếu nại 2011, khi thực hiện khiếu nại cần lưu ý:

- Nếu khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì đơn khiếu nại phải ghi rõ thời gian (ngày, tháng, năm) khiếu nại; ghi rõ tên & địa chỉ của người khiếu nại; tên & địa chỉ của chủ thể bị khiếu nại; nội dung và lý do khiếu nại, các tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết khiếu nại. 

Sau đó phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn khiếu nại. Anh/chị có thể gửi đơn khiếu nại này trực tiếp đến người đã ra quyết định xử phạt hành chính hoặc cơ quan của có người ra quyết định. 

- Nếu khiếu nại trực tiếp thì tại nơi tiếp nhận khiếu nại anh/chị sẽ được hướng dẫn viết đơn khiếu nại hoặc được ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản ghi rõ nội dung những nội dung như đơn khiếu nại. 

Ngoài ra, căn cứ Điều 9 Luật Khiếu nại 2011 thì thời hạn khiếu nại quyết định xử phạt hành chính về giao thông là 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt hành chính. 

Nếu có ốm đau, đi công tác, học tập ở nơi xa, thiên tai, địch họa, hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian này không được tính vào thời hiệu khiếu nại.

Sau khi được giải quyết khiếu nại lần đầu nhưng thấy không thỏa đáng hoặc quá thời hạn không được giải quyết thì anh/chị có thể khiếu nại khiếu nại lần 2 đến thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếu nại lần đầu (hoặc chọn lựa khởi kiện vụ án tại tòa án). 

Nếu vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần 2, thì anh/chị có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án.

Bên cạnh việc khiếu nại, người vi phạm đã nhận được quyết định xử phạt vẫn phải nộp phạt theo đúng thời gian quy định. 

Trên đây là thông tin về câu hỏi xe không lưu thông có bị kiểm tra không. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ theo số  19006199 để được hỗ trợ.

Nguyễn Đức Hùng

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Đức Hùng

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X