hieuluat

Thông tư bổ sung chế độ đối với những người tư sản dân tộc tiếp thu cải tạo xã hội chủ nghĩa

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Thủ tướng Chính phủSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:287-TTgNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Nguyễn Duy Trinh
    Ngày ban hành:22/08/1975Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:22/08/1975Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Đang cập nhật
  • Thông tư

    THÔNG TƯ

    CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 287-TTG NGÀY 22 THÁNG 8 NĂM 1975 BỔ SUNG CHÍNH SÁCH, CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI
    TƯ SẢN DÂN TỘC TIẾP THU CẢI TẠO Xà HỘI CHỦ NGHĨA

     

    Sau khi tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với những người tư sản công thương nghiệp, Chính phủ đã ban hành một số chế độ, chính sách như Thông tư số 31-TTg ngày 8-3-1962 và Chỉ thị số 145-TTg/CN ngày 1-8-1966. Để tiếp tục động viên, khuyến khích những người đã tiếp thu cải tạo xã hội chủ nghĩa hăng hái sản xuất và công tác, góp phần tích cực hơn nữa vào sự nghiệp thống nhất nước nhà và xây dựng chủ nghĩa xã hội, nay bổ sung chính sách, chế độ đối với những người tư sản dân tộc như sau:

     

    1. Kể từ ngày ban hành thông tư này, người tư sản nào không còn lĩnh tiền định tức nữa (do tự nguyện không lĩnh, thôi lĩnh tiền định tức hoặc đã lĩnh tiền định tức ngang với số vốn hợp doanh) thì được hưởng các quyền lợi và chế độ đãi ngộ quy định cho cán bộ, công nhân, viên chức trong biên chế Nhà nước như tiền lương và phụ cấp (kể cả phụ cấp đông con), bảo hiểm xã hội (cả 6 chế độ), danh hiệu thi đua (lao động tiền tiến và chiến sĩ thi đua).

    Trong việc thi hành chế độ bảo hiểm xã hội thì thời gian công tác liên tục được tính kể từ ngày người tư sản được xếp việc ở xí nghiệp hoặc cửa hàng công tư hợp danh. Riêng đối với những người tư sản dân tộc có nhiều đóng góp cho cách mạng, tự nguyện không lĩnh tức từ đầu, thì thời gian liên tục được tính từ ngày 10 tháng 9 năm 1955 là ngày công bố Cương lĩnh của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

    2. Những người có đủ điều kiện nói ở Điều 1 trên đây và có đủ thời gian công tác liên tục để được hưởng trợ cấp mất sức lao động hoặc trợ cấp hưu trí mà cơ quan quản lý đã cho nghỉ việc rồi thì đều được hưởng chế độ trợ cấp mất sức hoặc chế độ trợ cấp hưu trí kể từ ngày ban hành thông tư này, không đặt vấn đề truy lĩnh hoặc truy hoàn tiền trợ cấp.

    3. Đối với những người tư sản còn tiếp tục lĩnh tiền định tức thì vẫn thi hành chế độ hiện hành quy định ở trong Thông tư số 31-TTg ngày 8-3-1962 và Chỉ thị số 145-TTg/CN ngày 1-8-1966 của Thủ tướng Chính phủ. Riêng về tièn viện phí khi nằm bệnh viện, tiền thuốc men khi điều trị ngoại trú thì được hưởng như mọi cán bộ, công nhân, viên chức trong biên chế Nhà nước.

    Khi nào người tư sản nói trên không còn lĩnh tiền định tức nữa thì kể từ thời gian đó người tư sản sẽ bắt đầu được hưởng các quyền lợi và chế độ quy định cho những người không còn lĩnh tiền định tức như nói ở điểm 1 trên.

    Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành.

    Các Bộ Thương binh và xã hội, Lao động, Tài chính, Y tế, Tổng Công đoàn Việt Nam, các cơ quan chủ quản và Uỷ ban hành chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

  • Loại liên kết văn bản
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X