hieuluat

Công văn 1414/BNN-TCLN nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014-2020

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:1414/BNN-TCLNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Công vănNgười ký:Hà Công Tuấn
    Ngày ban hành:05/05/2014Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:05/05/2014Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Nông nghiệp-Lâm nghiệp
  • BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
    ---------------------
    Số: 1414/BNN-TCLN
    V/v: Triển khai Kế hoạch hành động nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014-2020
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------------------------
    Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2014
     
     
    Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
     
     
    Triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành “Kế hoạch hành động nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014 - 2020” tại Quyết định số 774/QĐ-BNN-TCLN ngày 18 tháng 4 năm 2014. Để triển khai Kế hoạch này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện một số nội dung sau:
    1. Chỉ đạo các ban ngành tại địa phương xây dựng quy hoạch vùng sản xuất kinh doanh rừng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh (trồng rừng mới, trồng lại sau khai thác và chuyển hóa rừng trồng với mục đích kinh doanh gỗ lớn) trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Tập trung tại 19 tỉnh thuộc 3 vùng sinh thái có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho trồng, khai thác, vận chuyển, chế biến gỗ lớn và gắn với thị trường tiêu thụ là vùng Đông Bắc bộ, vùng Bắc Trung bộ và vùng Duyên hải Nam Trung bộ; đồng thời khuyến khích thực hiện trên phạm vi cả nước.
    2. Trong giai đoạn 2014-2015, chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các mô hình kinh doanh gỗ lớn làm cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm và triển khai nhân rộng ở các giai đoạn tiếp theo. Riêng đối với 3 tỉnh: Bắc Giang (Mô hình chuyển hóa rừng Keo lai, Vối thuốc), Thanh Hóa (Mô hình chuyển hóa rừng Keo tai tượng) và Quảng Trị (Mô hình chuyển hóa rừng Keo lai) đề nghị xây dựng được mô hình trong năm 2014.
    3. Tổ chức lồng ghép các chương trình, dự án, nguồn vốn hiện có tại địa phương để kết hợp triển khai thực hiện các nội dung trong Kế hoạch hành động được phê duyệt, như: Chuyển hóa rừng trồng, trồng mới và trồng lại rừng với mục đích kinh doanh gỗ lớn.
    4. Xây dựng chính sách hỗ trợ của tỉnh để thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch hành động về phát triển rừng trồng nguyên liệu gỗ lớn phù hợp với điều kiện của địa phương.
    5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách và nội dung Kế hoạch hành động, chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn nghiệp vụ và tạo điều kiện cho các chủ rừng phát triển rừng trồng kinh doanh gỗ lớn, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất.
    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện./.
     

    Nơi nhận:
    - Như trên;
    - Bộ trưởng Cao Đức Phát (để b/c);
    - Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh;
    - Lưu: VT, TCLN.
    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG




    Hà Công Tuấn
  • Không có văn bản liên quan.

  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Công văn 1414/BNN-TCLN nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014-2020

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    Số hiệu:1414/BNN-TCLN
    Loại văn bản:Công văn
    Ngày ban hành:05/05/2014
    Hiệu lực:05/05/2014
    Lĩnh vực:Nông nghiệp-Lâm nghiệp
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Hà Công Tuấn
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X