hieuluat

Nghị định 103/2020/NĐ-CP quy định chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang EU

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Chính phủSố công báo:881&882-09/2020
    Số hiệu:103/2020/NĐ-CPNgày đăng công báo:19/09/2020
    Loại văn bản:Nghị địnhNgười ký:Nguyễn Xuân Phúc
    Ngày ban hành:04/09/2020Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:04/09/2020Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực một phần
    Lĩnh vực:Xuất nhập khẩu, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
  • CHÍNH PHỦ

    ________

    Số: 103/2020/NĐ-CP

     

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    _________________________

    Hà Nội, ngày 04 tháng 9 năm 2020

     

                                                                     

    NGHỊ ĐỊNH

    Quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu

    ______________

     

    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

    Căn cứ Luật Điều ước quốc tế ngày 09 tháng 4 năm 2016;

    Căn cứ Nghị quyết số 102/2020/QH14 ngày 8 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA);

    Thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2020;

    Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

    Chính phủ ban hành Nghị định quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang Liên minh châu Âu.

     

    Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

     

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    Nghị định này quy định về chứng nhận chủng loại gạo thơm thuộc Danh mục quy định tại điểm 8 tiểu mục 1 mục B Phụ lục 2-A của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (sau đây viết tắt là Hiệp định EVFTA) được hưởng miễn thuế nhập khẩu theo hạn ngạch khi xuất khẩu sang Liên minh châu Âu (sau đây viết tắt là EU).

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến nội dung quy định tại Điều 1 Nghị định này.

    Điều 3. Giải thích từ ngữ

    Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

    1. Gạo thơm là loại gạo thuộc Danh mục quy định tại điểm 8 tiểu mục 1 mục B Phụ lục 2-A của Hiệp định EVFTA, được ban hành tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này. Danh mục gạo thơm xuất khẩu được sửa đổi bổ sung theo Quyết định của Ủy ban Thương mại của Hiệp định EVFTA.

    2. Lô ruộng lúa thơm là diện tích xác định của một thửa hoặc nhiều thửa ruộng liền kề được gieo cấy cùng một loại giống, cùng thời gian.

     

    Chương II. QUY ĐỊNH VỀ CHỨNG NHẬN CHỦNG LOẠI GẠO THƠM

     

    Điều 4. Điều kiện chủng loại gạo thơm được chứng nhận

    1. Gạo thơm được sản xuất từ giống lúa thơm có chất lượng hạt giống phù hợp theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia; có thông tin rõ ràng về diện tích, địa điểm trồng (tổ/thôn, phường/xã, quận/huyện/thị xã, tỉnh/thành phố).

    2. Lô ruộng lúa thơm được kiểm tra đảm bảo độ thuần giống (% số cây) không nhỏ hơn 95%.

    Điều 5. Quy định về kiểm tra lô ruộng lúa thơm

    1. Lô ruộng lúa thơm được kiểm tra 01 lần trong thời gian 20 ngày trước khi thu hoạch và được lập Biên bản kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

    2. Phương pháp kiểm tra độ thuần giống của lô ruộng lúa thơm theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Mỗi lô ruộng lúa thơm kiểm tra được ghi Mã hiệu theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

    3. Tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng được công nhận theo quy định tại Điều 21 Luật Trồng trọt và Điều 7 Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác thực hiện kiểm tra lô ruộng lúa thơm.

    Điều 6. Thẩm quyền chứng nhận, chứng nhận lại, hủy bỏ Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm

    Cơ quan có thẩm quyền chứng nhận, chứng nhận lại, hủy bỏ Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm là Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

    Điều 7. Chứng nhận chủng loại gạo thơm

    1. Hồ sơ đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm:

    a) Đơn đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;

    b) Mẫu Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm được kê khai đầy đủ thông tin từ mục 1 đến mục 9 theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này;

    c) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Biên bản kiểm tra lô ruộng lúa thơm theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

    d) Văn bản thỏa thuận chuyển giao Biên bản kiểm tra lô ruộng lúa thơm trong trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm không đứng tên trong Biên bản kiểm tra lô ruộng lúa thơm.

    2. Trình tự thực hiện:

    a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử đến Cục Trồng trọt.

    Trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính: Cục Trồng trọt kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ cho tổ chức, cá nhân.

    Trường hợp nộp qua môi trường điện tử: Thành phần hồ sơ phải được kê khai và ký chữ ký số trên các biểu mẫu điện tử được cung cấp sẵn theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 9 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Trồng trọt xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;

    b) Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định và chứng nhận chủng loại gạo thơm theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không chứng nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    Điều 8. Chứng nhận lại chủng loại gạo thơm

    1. Tổ chức, cá nhân được chứng nhận lại chủng loại gạo thơm trong trường hợp Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm bị mất hoặc bị hư hỏng hoặc thay đổi thông tin liên quan đến Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm đã chứng nhận.

    2. Hồ sơ gồm:

    a) Đơn đề nghị chứng nhận lại chủng loại gạo thơm theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này;

    b) Mẫu Giấy chứng nhận lại chủng loại gạo thơm được kê khai đầy đủ thông tin từ mục 1 đến mục 9 theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này;

    c) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin liên quan đến Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm đã chứng nhận;

    d) Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm đã cấp đối với trường hợp bị hư hỏng hoặc thay đổi thông tin liên quan.

    3. Trình tự thực hiện:

    a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử đến Cục Trồng trọt.

    Trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính: Cục Trồng trọt kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ cho tổ chức, cá nhân.

    Trường hợp nộp qua môi trường điện tử: Thành phần hồ sơ phải được kê khai và ký chữ ký số trên các biểu mẫu điện tử được cung cấp sẵn theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 9 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Trồng trọt xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;

    b) Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định và chứng nhận lại theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không chứng nhận lại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    Điều 9. Hủy bỏ Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm

    1. Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm bị hủy bỏ trong trường hợp phát hiện gian lận hồ sơ đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm.

    2. Trình tự thực hiện:

    a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận thông tin từ các tổ chức, cá nhân; Cục Trồng trọt thực hiện thẩm tra thông tin và thông báo hủy bỏ Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm đã chứng nhận khi có đủ bằng chứng;

    b) Thông tin về Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm đã hủy bỏ được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt.

    Điều 10. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm

    1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với thông tin khai báo và hồ sơ đã nộp; về tính đúng giống theo quy định tại Điều 4 Nghị định này trong quá trình thu hoạch, phơi, sấy, sơ chế, bảo quản, xay, xát, chế biến, đóng gói.

    2. Cử người phối hợp thực hiện kiểm tra theo quy định tại Điều 5 Nghị định này; cung cấp đầy đủ hồ sơ, thông tin và tài liệu liên quan trong quá trình xác minh chủng loại gạo thơm; chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.

    3. Lưu trữ hồ sơ chứng nhận chủng loại gạo thơm dưới dạng văn bản hoặc bản điện tử trong thời hạn tối thiểu 05 năm kể từ ngày được Cục Trồng trọt chứng nhận chủng loại gạo thơm.

    4. Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất lúa thơm không phải là tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm có yêu cầu kiểm tra đồng ruộng thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.

    Điều 11. Trách nhiệm của tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng

    1. Thực hiện kiểm tra lô ruộng lúa thơm và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra theo quy định tại Nghị định này.

    2. Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra; cung cấp các hồ sơ liên quan tới việc kiểm tra lô ruộng lúa thơm khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

    3. Báo cáo định kỳ trước 20 tháng 12 hằng năm hoặc đột xuất kết quả kiểm tra lô ruộng lúa thơm khi có yêu cầu, gửi về Cục Trồng trọt theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này.

    Điều 12. Trách nhiệm của Cục Trồng trọt

    1. Hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến việc chứng nhận chủng loại gạo thơm khi được yêu cầu; tuân thủ quy trình chứng nhận chủng loại gạo thơm; trả lời, giải đáp kiến nghị của tổ chức, cá nhân về chứng nhận chủng loại gạo thơm.

    2. Công bố trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn danh sách tổ chức kiểm tra; tên tổ chức, cá nhân được chứng nhận chủng loại gạo thơm, Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm đã cấp hoặc hủy bỏ; Danh mục gạo thơm xuất khẩu được cập nhật sửa đổi, bổ sung theo Quyết định của Ủy ban Thương mại Hiệp định EVFTA.

    3. Lưu trữ hồ sơ chứng nhận chủng loại gạo thơm đã cấp dưới dạng bản giấy hoặc bản điện tử trong thời hạn tối thiểu 05 năm kể từ ngày chứng nhận.

    4. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện Nghị định này trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức tập huấn, hướng dẫn triển khai thực hiện, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Nghị định này.

     

    Chương III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

     

    Điều 13. Hiệu lực thi hành

    Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

    Điều 14. Quy định chuyển tiếp

    Gạo thơm được sản xuất trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì hồ sơ đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm của tổ chức, cá nhân thực hiện theo điểm a, b khoản 1 Điều 7 Nghị định này đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020; tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận chủng loại gạo thơm chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với thông tin khai báo, hồ sơ chứng nhận, chứng nhận lại chủng loại gạo thơm.

    Điều 15. Trách nhiệm thi hành

    1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này.

    2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

     

    Nơi nhận:

    - Ban Bí thư Trung ương Đảng;

    - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

    - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

    - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

    - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

    - Văn phòng Tổng Bí thư;

    - Văn phòng Chủ tịch nước;

    - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

    - Văn phòng Quốc hội;

    - Tòa án nhân dân tối cao;

    - Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

    - Kiểm toán Nhà nước;

    - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;

    - Ngân hàng Chính sách xã hội;

    - Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

    - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

    - Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

    - Quỹ Đổi mới công nghệ Quốc gia;

    - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

    - Lưu: VT, NN (3b).

    TM. CHÍNH PHỦ

    THỦ TƯỚNG

     

     

     

     

     

     

     

    Nguyễn Xuân Phúc

     

     

     

    Phụ lục I

    DANH SÁCH CHỦNG LOẠI GẠO THƠM XUẤT KHẨU SANG LIÊN MINH CHÂU ÂU ĐƯỢC HƯỞNG MIỄN THUẾ NHẬP KHẨU THEO HẠN NGẠCH
    (Kèm theo Nghị định số 103/2020/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ)

    ______________

     

    DANH SÁCH CHỦNG LOẠI GẠO THƠM XUẤT KHẨU SANG LIÊN MINH CHÂU ÂU ĐƯỢC HƯỞNG MIỄN THUẾ NHẬP KHẨU THEO HẠN NGẠCH

    1. Jasmine 85

    2. ST 5

    3. ST 20

    4. Nàng Hoa 9

    5. VĐ 20

    6. RVT

    7. OM 4900

    8. OM 5451

    9. Tài nguyên Chợ Đào

     

     

    Phụ lục II

    MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA LÔ RUỘNG LÚA THƠM
    (Kèm theo Nghị định số 103/2020/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ)

    ______________

     

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    __________________________

    BIÊN BẢN KIỂM TRA LÔ RUỘNG LÚA THƠM

    (Số: .../BBKTĐR-...)

     

    Hôm nay, ngày.... tháng........................ năm......... , tại.......................................................

    I. TỔ CHỨC KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG:

    1. Tên tổ chức:..................................................................................................................

    2. Địa chỉ: Điện thoại: .....

    3. Tên người thực hiện kiểm tra:

    - Ông (bà):..................................................... - Chức vụ: ……….

    - Ông (bà):..................................................... - Chức vụ: ……….

    - Ông (bà):..................................................... - Chức vụ: ……….

    II. TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA LÔ RUỘNG LÚA THƠM

    1. Tên tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm tra:............................................................................

    2. Địa chỉ: Điện thoại: ....

    3. Đại diện tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm tra:

    - Ông (bà):..................................................... - Chức vụ: ……….

    - Ông (bà):..................................................... - Chức vụ: ……….

    - Ông (bà):..................................................... - Chức vụ: ……….

    III. NỘI DUNG KIỂM TRA:

    1. Thông tin về lô ruộng lúa thơm

    - Tên đơn vị sản xuất:.........................................................................................................

    - Địa chỉ:

    - Địa điểm sản xuất:...........................................................................................................

    - Diện tích: ……….. Mã hiệu lô ruộng lúa thơm kiểm tra:.......................................................

    - Tên giống lúa thơm:.........................................................................................................

    - Vụ sản suất:................................................... Ngày gieo trồng: .......................................

    - Chất lượng hạt giống lúa thơm (siêu nguyên chủng, nguyên chủng, xác nhận):....................

    - Thời kỳ kiểm tra (giai đoạn sinh trưởng, phát triển):............................................................

    - Thực trạng sinh trưởng và phát triển của giống lúa thơm:...................................................

    - Quy trình sản xuất (nếu có):..............................................................................................

    2. Kết quả kiểm tra:

    - Tổng số mẫu điểm kiểm tra:..............................................................................................

    - Tổng số cây kiểm tra:.......................................................................................................

    - Tổng số cây khác dạng:....................................................................................................

    - Độ thuần của giống (% số cây):........................................................................................

    - Năng suất dự kiến:...........................................................................................................

    - Sản lượng dự kiến:..........................................................................................................

    3. Kết luận, đề nghị:...........................................................................................................

    ……………………………………………………………….

    Biên bản đã được đọc lại, các bên thống nhất với nội dung nêu trên và ký xác nhận. Biên bản được lập thành 04 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 02 bản./.

     

    TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA

    (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

     

    NGƯỜI THỰC HIỆN KIỂM TRA

    (Ký và ghi rõ họ tên)

     

    Ngày.... tháng.... năm....

    TỔ CHỨC KHẢO NGHIỆM

    GIỐNG CÂY TRỒNG

    (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

     

     

     

    Phụ lục III

    PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐỘ THUẦN GIỐNG CỦA LÔ RUỘNG LÚA THƠM

    (Kèm theo Nghị định số 103/2020/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ)

    _________________

                                                   

     

    PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐỘ THUẦN GIỐNG CỦA LÔ RUỘNG LÚA THƠM

    1. Các quy định kỹ thuật

    a) Cây khác dạng

    Cây có một hoặc nhiều tính trạng khác biệt rõ ràng với các tính trạng đặc trưng có trong bản mô tả của giống được kiểm định.

    b) Độ thuần giống lúa thơm

    Tỷ lệ phần trăm số cây đồng nhất về các tính trạng đặc trưng của giống so với tổng số cây kiểm tra.

    2. Các bước tiến hành

    a) Thu thập thông tin về lô ruộng lúa thơm

    Các thông tin, tài liệu người kiểm tra cần thu thập bao gồm:

    - Nguồn gốc giống: Tài liệu chứng minh chất lượng hạt giống.

    - Địa điểm, diện tích, số lô ruộng sản xuất lúa thơm, ngày gieo trồng, thời gian thu hoạch (dự kiến), quy trình sản xuất (nếu có).

    b) Xác định điểm kiểm tra

    Căn cứ diện tích lô ruộng lúa thơm, hình dạng, địa hình và phương thức gieo trồng để xác định số lượng, vị trí các điểm kiểm tra. Việc lựa chọn điểm kiểm tra đảm bảo phân bố đều và đại diện cho cả lô ruộng lúa thơm, số điểm kiểm tra tối thiểu lô ruộng sản xuất lúa thơm theo quy định dưới đây:

    Kiểm tra tối thiểu là 5 điểm kiểm tra cho diện tích lô ruộng sản xuất lúa thơm nhỏ hơn hoặc bằng 4 ha. Khi diện tích lô ruộng sản xuất lúa thơm trên 4 ha, cứ mỗi phần diện tích tăng nhỏ hơn hoặc bằng 4 ha, thì thực hiện kiểm tra thêm 1 điểm kiểm tra.

    c) Diện tích kiểm tra tại 01 điểm kiểm tra: tối thiểu là 2 m2.

    d) Đánh giá thông tin tại mỗi điểm kiểm tra gồm:

    - Tình trạng sinh trưởng, phát triển của cây lúa.

    - Tổng số cây lúa kiểm tra.

    - Tổng số cây khác dạng.

    đ) Tính toán độ thuần giống của lô ruộng lúa thơm kiểm tra:

    Độ thuần giống của lô ruộng lúa thơm kiểm tra được tính dựa trên tổng số cây khác dạng được phát hiện ở tất cả các điểm kiểm tra và tổng số cây kiểm tra theo công thức sau:

    Độ thuần của giống (%) =

    Tổng số cây kiểm tra - tổng số cây khác dạng

    x 100

    Tổng số cây kiểm tra

     

     

     

    Phụ lục IV

    GHI MÃ HIỆU LÔ RUỘNG LÚA THƠM KIỂM TRA

    (Kèm theo Nghị định số 103/2020/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ)

    _________________

     

    GHI MÃ HIỆU LÔ RUỘNG LÚA THƠM KIỂM TRA

     

    Mã hiệu lô ruộng lúa thơm kiểm tra gồm 05 thành phần theo trình tự sau: Tên giống; mã tỉnh; mã vụ và năm sản xuất; mã lô ruộng kiểm tra; tên tổ chức kiểm tra. Cụ thể:

    1. Tên giống: Ghi tên giống lúa thơm gieo trồng.

    2. Mã tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương: Theo Bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam, ban hành kèm Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định có liên quan.

    3. Mã vụ và năm sản xuất:

    - Vụ sản xuất: vụ Đông Xuân: ĐX; vụ Xuân: X; vụ Mùa: M; vụ Hè Thu: HT; vụ Thu Đông: TĐ.

    - Năm sản xuất gồm 02 chữ số cuối cùng của năm.

    4. Mã lô ruộng lúa thơm kiểm tra: Được đánh theo số thứ tự của lô ruộng lúa thơm kiểm tra theo vụ sản xuất trong năm.

    5. Tên tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng: Là tên viết tắt bằng chữ in hoa của tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng.

    Các thành phần của mã hiệu lô ruộng lúa thơm kiểm tra được viết liền nhau, giữa các thành phần được cách nhau bằng dấu chấm (.).

    Ví dụ: Mã hiệu lô ruộng lúa thơm kiểm tra có mã hiệu RVT.01.M20.110.TTKNQG được hiểu như sau:

    RVT: Là giống lúa RVT.

    01: Là Hà Nội.

    M20: Là sản xuất vụ Mùa năm 2020.

    110: Là số thứ tự của lô ruộng lúa thơm kiểm tra trong vụ Mùa năm 2020.

    TTKNQG: Tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng là Trung tâm khảo nghiệm quốc gia.

     

     

    Phụ lục V

    MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN, CHỨNG NHẬN LẠI CHỦNG LOẠI GẠO THƠM

    (Kèm theo Nghị định số 103/2020/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ)

    ________________

     

    TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

    _______

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    __________________________

     

     

    ĐƠN ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN/CHỨNG NHẬN LẠI CHỦNG LOẠI GẠO THƠM

    Kính gửi:..................

     

    - Tên tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận, chứng nhận lại chủng loại gạo thơm .....

    - Địa chỉ:.......................................................................................................................

    - Điện thoại:................................................ Email:........................................................

    Nội dung đề nghị chứng nhận, chứng nhận lại chủng loại gạo thơm.

    - Tên gạo thơm:............................................................................................................

    - Tên giống lúa thơm:....................................................................................................

    - Địa điểm trồng lúa thơm:.............................................................................................

    - Vụ sản xuất:...............................................................................................................

    - Tên tổ chức, cá nhân nhận hàng (Quốc gia thuộc EU):..................................................

    + Loại bao 5 kg hoặc ít hơn 5 kg:.................. bao (Số bao)

    + Loại bao trên 5 kg đến 20 kg:..................... bao (Số bao)

    - Tổng khối lượng tịnh:..................................................................................................

    - Tổng khối lượng cả bì:................................................................................................

    - Mô tả sản phẩm:.........................................................................................................

    - Số Mã hiệu lô ruộng lúa thơm kiểm tra:........................................................................

    - Thông tin khác (nếu có):..............................................................................................

    - Trường hợp đề nghị chứng nhận lại nêu rõ lý do:.........................................................

    - Trường hợp bị mất Giấy chứng nhận phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đã cấp: ...

    Tổ chức, cá nhân cam kết nội dung trong đơn là đúng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

     

     

    Ngày...tháng...năm....

    ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

    (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

     

     

     

    Phụ lục VI

    MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN CHỦNG LOẠI GẠO THƠM

    (Kèm theo Nghị định số 103/2020/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ)

    _______________

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM/SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc/Independence - Freedom Happiness

    ________________

    GIẤY CHỨNG NHẬN CHỦNG LOẠI GẠO THƠM

    AUTHENTICITY CERTIFICATE OF FRAGRANT RICE

    ____________

     

    Mẫu Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm theo Điều 5 (Specimen authenticity certificate referred to in Article 5 of Commission Implementing Regulation (EU) No 2020/991)

    1. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu (tên và địa chỉ đầy đủ)

    Exporter (Name andfull address)

    GIẤY CHỨNG NHẬN (CERTIFICATE OF AUTHENTICITY) để xuất khẩu vào EU (for export to the European Union)

    Số..... No              ( ORIGINAL)

    được ban hành bởi (tên và địa chỉ đầy đủ của cơ quan ban hành) issued by (Name and full address of issuing body)

    2. Người nhận hàng (tên và địa chỉ đầy đủ) Consignee (Name and full address)

    3. Quốc gia và địa điểm trồng (country and place of cultivation)

    4. Quốc gia đến tại EU (country of destination in EU)

    5. Mô tả sản phẩm (Description of goods)

    6. Đóng gói 5 kg hoặc ít hơn (số bao) Packing 5 kg or less (number of packings)

    7. Đóng gói trên 5 kg đến 20 kg (số bao) Packing between 5 and 20 kg (number of packings)

    8. Khối lượng tịnh/Net weight (kg)

    Khối lượng cả bì /Gross weight (kg)

    9. TUYÊN BỐ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN XUẤT/DECLARATION BY EXPORTER

    Xác nhận mọi thông tin nêu trên là chính xác/The undersigned declares that the information shown above is correct

    Địa điểm và ngày/Place and date: …..Chữ ký/Signature ...... Dấu/Stamp: …..

     

     

    10. XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CÓ THM QUYỀN/CERTIFICATION BY THE ISSUING BODY

    xác nhận rằng loại gạo thơm mô tả trên là một trong giống gạo thơm đã được liệt kê tại Phụ lục I trong Quy định thực thi của Ủy ban (EU) số 2020/991 và các thông tin trong giấy chứng nhận này là chính xác/ It is hereby certified that the rice described above is one of the varieties offragrant rice listed in Annex I of Commission Implementing Regulation (EU) No 2020/991 and that the information shown in this certificate is correct.

    Địa điểm và ngày/Place and date ….. Chữ ký/Signature ….. Dấu/Stamp: …..

     

    11. CHO CƠ QUAN THM QUYỀN CỦA EU/FOR COMPETENT AUTHORITIES IN THE EU

     

     

    Ghi chú: Tại mục 5. Mô tả sản phẩm (Description of goods) cần ghi các thông tin sau: Tên loại gạo thơm; loại gạo xuất khẩu: (gạo xay, xát....:); quy cách đóng gói:...........................

     

    Phụ lục VII

    MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN LẠI CHỦNG LOẠI GẠO THƠM

    (Kèm theo Nghị định số 103/2020/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ)

    ____________________

     

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM/SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc/Independence - Freedom Happiness

    ____________

    GIẤY CHỨNG NHẬN CHỦNG LOẠI GẠO THƠM (CẤP LẠI)
    AUTHENTICITY CERTIFICATE OF FRAGRANT RICE (RE-ISSUE)

    ______________

     

    Mẫu Giấy chứng nhận chủng loại gạo thơm theo Điều 5 (Specimen authenticity certificate referred to in Article 5 of Commission Implementing Regulation (EU) No 2020/991)

    1. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu (tên và địa chỉ đầy đủ)

    Exporter (Name and full address)

    GIẤY CHỨNG NHẬN/CERTIFICA TE OF A UTHENTI CITY

    để xuất khẩu vào EU (for export to the European Union)

    Số......................... No              (ORIGINAL)

    được ban hành bởi (tên và địa chỉ đầy đủ của cơ quan ban hành) issued by (Name and full address of issuing body)

    Giấy chứng nhận này thay thế cho chứng nhận số

    Ngày …… do..... cấp/This Certificate replaces for the Certificate of Authenthenticity No ….. dated on............................ issued by …

     

    2. Người nhận hàng (tên và địa chỉ đầy đủ) Consignee (Name andfull address)

     

    3. Quốc gia và địa điểm trồng (country and place ofcultivation)

     

    4. Quốc gia đến tại EU (country of destination in EU)

     

    5. Mô tả sản phẩm (Description of goods)

    6. Đóng gói 5 kg hoặc ít hơn (số bao) Packing 5 kg or less (number of packings)

     

    7. Đóng gói trên 5 kg đến 20 kg (số bao) Packing between 5 and 20 kg (number of packings)

     

    8. Khối lượng tịnh/Net weight (kg)

    Khối lượng cả bì/ Gross weight (kg)

     

    9. TUYÊN BỐ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN XUẤT KHẨU/ DECLARATION BY EXPORTER

    Xác nhận mọi thông tin nêu trên là chính xác/The undersigned declares that the information shown above is correct

    Địa điểm và ngày/Place and date: …. Chữ ký/Signature ..... Dấu/Stamp: …….

     

    10. CHỨNG NHẬN CỦA CƠ QUAN XÁC NHẬN/CERTIFICA TION BY THE ISSUING BODY

    xác nhận rằng loại gạo thơm mô tả trên là một trong giống gạo thơm đã được liệt kê tại Phụ lục I trong Quy định thực thi của Ủy ban (EU) số 2020/991 và các thông tin trong giấy chứng nhận này là chính xác/ It is hereby certified that the rice described above is one of the varieties of fragrant rice listed in Annex I of Commission Implementing Regulation (EU) No 2020/991 and that the information shown in this certificate is correct.

    Địa điểm và ngày/Place and date ….. Chữ ký/Signature ..... Dấu/Stamp: …..

     

    11. CHO CƠ QUAN THẨM QUYỀN CỦA EU/FOR COMPETENT AUTHORITIES IN THE EU

     
     

    Ghi chú: Tại mục 5. Mô tả sản phẩm (Description of goods) cần ghi các thông tin sau: Tên loại gạo thơm; loại gạo xuất khẩu: (gạo xay, xát....:); quy cách đóng gói:...........................

     

    Phụ lục VIII

    MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA RUỘNG LÚA THƠM

    (Kèm theo Nghị định số 103/2020/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ)

    _________________________

     

    TÊN TỔ CHỨC

    _________

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ________________________

     

     

     

    BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA RUỘNG LÚA THƠM

    (Từ tháng .... năm ....)

    Kính gửi: .......

     

    - Tên tổ chức:....................................................................................................................

    - Địa chỉ:............................................................................................................................

    - Điện thoại:........................................................... Email:..................................................

    Tổng số tổ chức, cá nhân đã được kiểm tra:................................ , tổng số lô ruộng lúa thơm đã kiểm tra: ......, tổng số diện tích đã kiểm tra: ......, cụ thể như sau:

    TT

    Tên tổ chức, cá nhân được kiểm tra

    Tên giống

    Diện tích (ha)

    Số mã hiệu lô ruộng sản xuất lúa thơm

    Địa điểm

    Mùa

    vụ

    Kết quả kiểm tra độ thuần của lô ruộng lúa thơm (%)

    Ghi chú

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Ngày...tháng... năm....

    ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC BÁO CÁO

    (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

     

     

     

  • Loại liên kết văn bản
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

  • Văn bản đang xem

    Nghị định 103/2020/NĐ-CP quy định chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang EU

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Chính phủ
    Số hiệu:103/2020/NĐ-CP
    Loại văn bản:Nghị định
    Ngày ban hành:04/09/2020
    Hiệu lực:04/09/2020
    Lĩnh vực:Xuất nhập khẩu, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
    Ngày công báo:19/09/2020
    Số công báo:881&882-09/2020
    Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Hết Hiệu lực một phần
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X