hieuluat

Công văn 4952/VPCP-ĐMDN Nghị định về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Văn phòng Chính phủSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:4952/VPCP-ĐMDNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Công vănNgười ký:Phạm Viết Muôn
    Ngày ban hành:21/07/2011Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:21/07/2011Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Tài chính-Ngân hàng, Cơ cấu tổ chức
  • VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
    -------------------
    Số: 4952/VPCP-ĐMDN
    V/v: ban hành NĐ về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    -------------------------
    Hà Nội, ngày 21 tháng 07 năm 2011
     
     
    Kính gửi: Bộ Tài chính
     
     
    Bộ Tài chính có Tờ trình số 66/TTr-BTC ngày 27 tháng 6 năm 2011 về việc ban hành Nghị định về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (Tổng công ty).
    Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng, Văn phòng Chính phủ xin tham gia một số ý kiến về Dự thảo Nghị định nói trên như sau:
    1. Khoản 7 Điều 6 (Quyền và nghĩa vụ của Tổng công ty), Dự thảo Nghị định ghi: Tham gia Ban chỉ đạo cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc đối tượng chuyển giao vốn về Tổng công ty theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên, trên thực tế thì Tổng công ty chỉ cần tham gia phương án cổ phần hóa của doanh nghiệp trước khi cơ quan có thẩm quyền ký và tham gia việc cử người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp sau cổ phần hóa.
    2. Điểm đ khoản 1 Điều 7 (Tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước về Tổng công ty) Dự thảo Nghị định có ghi: Đối với các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp tổ chức hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con và các trường hợp khác việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước cho Tổng công ty được thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Văn phòng Chính phủ cho rằng: đối với các doanh nghiệp độc lập thuộc các Bộ, địa phương mà tổ chức hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con thì cũng coi như các doanh nghiệp độc lập khác, vì vậy nên bàn giao về Tổng công ty ngay sau khi được sắp xếp lại.
    3. Khoản 4 Điều 9 Dự thảo Nghị định ghi: Đối với việc bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp sử dụng nhiều đất, giá bán phần vốn nhà nước phải bao gồm giá trị quyền sử dụng đất sát giá thị trường. Văn phòng Chính phủ cho rằng: chưa có tiêu chí thế nào là sử dụng nhiều đất, vì vậy, đề nghị việc bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp đều phải tính giá trị quyền sử dụng đất để làm cơ sở quyết định giá khởi điểm không phân biệt doanh nghiệp sử dụng ít hay sử dụng nhiều đất.
    4. Điều 17, 18, 19, 20 Dự thảo Nghị định là việc chép lại các phần tương ứng của dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 132/NĐ-CP, hơn nữa, trong Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty cũng quy định như trong Dự thảo Nghị định. Vì vậy, Văn phòng Chính phủ đề nghị không đưa các điều trên vào Nghị định này.
    Sau khi xem xét các ý kiến tham gia trên đây để hoàn chỉnh Dự thảo Nghị định, Bộ Tài chính tổ chức lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp để Văn phòng Chính phủ lấy ý kiến thành viên Chính phủ theo quy định.
     

    Nơi nhận:
    - Như trên;
    - Thủ tướng, PTTg Nguyễn Sinh Hùng;
    - Các Bộ: Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội;
    - VPCP: BTCN, PCN Phạm Viết Muôn, các Vụ: KTTH, PL, TKBT;
    - Lưu: Văn thư, ĐMDN (3b).
    KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
    PHÓ CHỦ NHIỆM




    Phạm Viết Muôn
     
  • Không có văn bản liên quan.

  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X