hieuluat

Thông tư 06/2007/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư số 08/2005/TT-NHNN ngày 30/12/2005

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Ngân hàng Nhà nước Việt NamSố công báo:780&781 - 11/2007
    Số hiệu:06/2007/TT-NHNNNgày đăng công báo:18/11/2007
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Trần Minh Tuấn
    Ngày ban hành:06/11/2007Hết hiệu lực:01/07/2018
    Áp dụng:03/12/2007Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Tài chính-Ngân hàng, Cơ cấu tổ chức
  • THÔNG T­Ư

    CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 06/2007/TT-NHNN

    NGÀY 06 THÁNG 11 NĂM 2007

    SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TƯ SỐ 08/2005/TT-NHNN NGÀY 30/12/2005 CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC HƯ­ỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 48/2001/NĐ-CP NGÀY 13/8/2001 VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 69/2005/NĐ-CP NGÀY 26/5/2005 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 48/2001/NĐ-CP NGÀY 13/8/2001 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA

    QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN

                                                        

     

    Ngày 30/12/2005 Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 08/2005/TT-NHNN Hư­ớng dẫn thực hiện Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân và Nghị định số 69/2005/NĐ-CP ngày 26/5/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân (sau đây gọi tắt là Thông tư số 08/2005/TT-NHNN). Để thống nhất thực hiện, Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 08/2005/TT-NHNN như sau:

    1. Điểm 3.1 Khoản 3 Mục I được sửa đổi như sau:

    "3.1. Cư trú: Là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn trên địa bàn hoạt động của Quỹ tín dụng cơ sở dưới hình thức thư­­ờng trú hoặc tạm trú theo quy định của Luật Cư trú".

    2. Điểm 1.3 Khoản 1 Mục II được sửa đổi như sau:

    "1.3. Đối với Quỹ tín dụng cơ sở hoạt động theo ngành nghề (Hội nghề nghiệp sản xuất, kinh doanh, thương mại ...) thì địa bàn hoạt động được quy định phù hợp với địa bàn hoạt động của các doanh nghiệp thành viên hoặc hội viên của tổ chức ngành nghề đó trong phạm vi một quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

    Đối với Quỹ tín dụng cơ sở hoạt động theo từng doanh nghiệp (được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp) thì địa bàn hoạt động được quy định phù hợp với địa bàn hoạt động của các tổ chức trực thuộc doanh nghiệp đó trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương".

    3. Khoản 3 Mục II được sửa đổi như sau:

    "3. Vốn góp

    Thành viên góp vốn tham gia Quỹ tín dụng cơ sở bằng tiền Việt Nam. Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân không được sử dụng tài sản của nhà nư­ớc và công quỹ để góp vốn vào Quỹ tín dụng cơ sở.

    3.1. Hình thức góp vốn và ghi sổ:

    a) Vốn góp xác lập tư­­­ cách thành viên: Khi tham gia Quỹ tín dụng cơ sở, các đối tượng theo quy định tại Khoản 2 Mục II Thông tư này phải góp vốn để xác lập t­ư cách thành viên; khi góp vốn xác lập t­ư cách thành viên, ng­ười góp vốn đ­ược nhận Thẻ thành viên.

    b) Vốn góp th­ường xuyên: Sau khi đã góp vốn xác lập tư­­ cách thành viên, các thành viên có thể góp vốn thư­ờng xuyên để Quỹ tín dụng cơ sở thực hiện hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ Ngân hàng; thành viên góp vốn thư­­ờng xuyên đ­ược nhận Sổ góp vốn.

    c) Quỹ tín dụng cơ sở phải mở sổ theo dõi Vốn góp xác lập t­­ư cách thành viên và Vốn góp th­­ường xuyên của thành viên góp vốn.

    d) Các Quỹ tín dụng cơ sở có thể tự in ấn hoặc thuê in ấn thẻ thành viên và sổ góp vốn với chất liệu sử dụng in ấn, kích thước và bố cục khác nhau nhưng phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố thông tin trên thẻ thành viên và sổ góp vốn theo mẫu hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước (các Phụ lục 01 và 02) ban hành kèm theo Thông t­ư này.

    3.2. Giới hạn góp vốn và ph­ương thức trả lãi vốn góp:

    a) Giới hạn góp vốn: Thành viên đư­ợc góp vốn theo quy định của Điều lệ; Mức góp vốn để xác lập t­ư cách thành viên do Đại hội thành viên quyết định nhưng tối thiểu là 50.000 đồng (năm mư­ơi nghìn đồng); Tổng mức vốn góp (Vốn góp xác lập tư cách thành viên và Vốn góp thường xuyên) tối đa của mỗi thành viên (kể cả vốn nhận chuyển nhượng) không vư­ợt quá 30% (ba mư­­ơi phần trăm) so với tổng số Vốn điều lệ của Quỹ tín dụng cơ sở tại thời điểm góp vốn và nhận chuyển nhượng;

    b) Phương thức trả lãi vốn góp: Việc trả lãi đối với Vốn góp xác lập tư­­­ cách thành viên và Vốn góp thư­­ờng xuyên do Đại hội thành viên Quỹ tín dụng cơ sở quyết định phù hợp với quy định của pháp luật".

    4. Tiết c Điểm 4.3 Khoản 4 Mục II được sửa đổi như sau:

     "c) Quỹ tín dụng cơ sở hoạt động kinh doanh có lãi và được Ngân hàng Nhà nước  xếp  loại 1, 2 theo  Quy  chế xếp  loại  Quỹ tín  dụng nhân dân do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành".

    5. Điểm 5.1 Khoản 5 Mục II được sửa đổi như sau:

    "5.1. Đại hội toàn thể thành viên hoặc Đại hội đại biểu thành viên Quỹ tín dụng cơ sở (gọi chung là Đại hội thành viên) có nhiệm vụ, quyền hạn như nhau. Căn cứ vào thực tế tại mỗi Quỹ tín dụng cơ sở, Hội đồng quản trị quyết định về cách thức tổ chức Đại hội thành viên, cách thức bầu đại biểu đi dự Đại hội thành viên và số lượng đại biểu (tối thiểu phải có 30 đại biểu) đi dự Đại hội thành viên trong từng kỳ Đại hội.

    Việc bầu đại biểu đi dự Đại hội thành viên về nguyên tắc được bầu theo địa bàn dân cư và theo cơ cấu thành viên góp vốn nhưng phải đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa số lượng đại diện nhóm thành viên góp Vốn xác lập tư cách thành viên và số lượng đại diện nhóm thành viên góp Vốn thường xuyên nhằm đảm bảo nguyên tắc dân chủ, bình đẳng giữa các thành viên góp vốn".

    6. Điểm 5.2 Khoản 5 Mục II được sửa đổi như sau:

    "5.2. Đại hội thành viên được coi là hợp lệ khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên hoặc đại biểu thành viên được triệu tập tham dự. Đại biểu không đi dự Đại hội thành viên thì không được uỷ quyền cho người khác đi thay. Trường hợp không đủ số lượng quy định trên thì phải tạm hoãn Đại hội và Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát phải triệu tập lại Đại hội trong vòng ba mươi ngày kể từ ngày tạm hoãn Đại hội (riêng đối với Đại hội thành viên thường niên thì thời hạn tạm hoãn và triệu tập lại Đại hội nói trên không được vượt quá thời hạn tổ chức Đại hội theo quy định của pháp luật)".

    7. Điểm 6.2 Khoản 6 Mục II được sửa đổi như sau:

    "6.2. Chủ tịch và các thành viên khác trong Hội đồng quản trị do Đại hội thành viên bầu trực tiếp theo thể thức bỏ phiếu kín; số lượng thành viên Hội đồng quản trị do Đại hội thành viên quyết định, nhưng tối thiểu là 03 người. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị do Đại hội thành viên quyết định và ghi trong Điều lệ của Quỹ tín dụng cơ sở nhưng tối thiểu là 2 năm và tối đa không quá 5 năm.

    Tuỳ theo tình hình thực tế, Quỹ tín dụng cơ sở có thể quy định trong Điều lệ chế độ làm việc chuyên trách (làm việc trực tiếp và thường xuyên tại Quỹ tín dụng cơ sở) hoặc chế độ làm việc không chuyên trách (không làm việc trực tiếp thường xuyên tại Quỹ tín dụng cơ sở) của Chủ tịch Hội đồng quản trị".

    8. Khoản 7 Mục II được sửa đổi như sau:

    "7. Ban kiểm soát

    7.1. Ban kiểm soát là bộ máy có chức năng thay mặt thành viên giám sát và kiểm tra mọi hoạt động của Quỹ tín dụng cơ sở theo quy định của pháp luật và Điều lệ Quỹ tín dụng cơ sở.

    7.2. Trưởng Ban kiểm soát và các thành viên khác trong Ban kiểm soát của Quỹ tín dụng cơ sở do Đại hội thành viên bầu trực tiếp theo thể thức bỏ phiếu kín. Ban kiểm soát có tối thiểu là 03 người, trong đó ít nhất phải có một kiểm soát viên chuyên trách (Trưởng Ban kiểm soát có thể kiêm nhiệm chức danh kiểm soát viên chuyên trách); Đối với những Quỹ tín dụng cơ sở có dưới 1.000 thành viên và nguồn vốn hoạt động từ 8.000.000.000 đồng (tám tỷ đồng) trở xuống thì việc bầu Ban kiểm soát hoặc chỉ bầu một kiểm soát viên chuyên trách mà không phải bầu Ban kiểm soát do Đại hội thành viên quyết định.

    7.3. Tuỳ theo tình hình thực tế, Quỹ tín dụng cơ sở có thể quy định trong Điều lệ chế độ làm việc chuyên trách (làm việc trực tiếp và thường xuyên tại Quỹ tín dụng cơ sở) hoặc chế độ làm việc không chuyên trách (không làm việc trực tiếp thường xuyên tại Quỹ tín dụng cơ sở) của Trưởng Ban kiểm soát".

    9. Khoản 10 Mục II được sửa đổi như sau:

    "10. Giới hạn tăng, giảm Vốn điều lệ

    10.1. Hàng năm, Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng cơ sở phải xây dựng kế hoạch tăng, giảm Vốn điều lệ trình Đại hội thành viên thông qua và gửi Ngân hàng Nhà n­ước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ­ương xin chấp thuận bằng văn bản để triển khai thực hiện. Tr­­ường hợp tăng, giảm Vốn điều lệ vư­­ợt kế hoạch nói trên phải được Đại hội thành viên thông qua và phải đư­ợc Ngân hàng Nhà n­ước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ­ương chấp thuận bằng văn bản.

    10.2. Chậm nhất sau 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng cơ sở phải tổng hợp kết quả tăng, giảm Vốn điều lệ trong năm báo cáo Ngân hàng Nhà nư­ớc chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ư­ơng và đăng ký với cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về việc thay đổi Vốn điều lệ theo quy định của pháp luật".

    10. Tiết b Điểm 11.2 Khoản 11 Mục II được sửa đổi như sau:

    "b) Các hoạt động khác:

    - Quỹ tín dụng cơ sở đư­ợc mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, tại Quỹ tín dụng Trung ­ương và các tổ chức tín dụng khác theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước;

    - Quỹ tín dụng cơ sở đư­ợc thực hiện dịch vụ thanh toán chuyển tiền cho thành viên và khách hàng khi đ­ược Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép (sau khi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận);

    - Quỹ tín dụng cơ sở đư­ợc mua, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động nghiệp vụ, theo nguyên tắc giá trị còn lại của tài sản cố định không vượt quá 50% (năm mươi phần trăm) vốn cấp 1 nằm trong cơ cấu Vốn tự có của Quỹ tín dụng cơ sở;

    - Quỹ tín dụng cơ sở được nhận uỷ thác, làm đại lý và thực hiện các nghiệp vụ khác trong lĩnh vực hoạt động tiền tệ khi có đủ điều kiện theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước, đảm bảo hoạt động có hiệu quả, an toàn và phải được Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép".

    11. Điểm 2.2 Khoản 2 Mục III được sửa đổi như sau:

    "2.2. Sử dụng vốn

    a) Hoạt động tín dụng:

    - Quỹ tín dụng Trung ương cho vay vốn nhằm hỗ trợ, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Quỹ tín dụng cơ sở thành viên; việc cho vay các đối tượng khác do Điều lệ Quỹ tín dụng Trung ương quy định, trên cơ sở bảo đảm ưu tiên đáp ứng nhu cầu vay vốn hợp lý của các Quỹ tín dụng cơ sở thành viên. Tổng dư nợ cho vay các đối tượng khác (loại trừ dư nợ cho vay từ nguồn vốn uỷ thác) tối đa không được vượt quá 50% (năm mươi phần trăm) tổng nguồn vốn hoạt động bình quân các quý trong năm của Quỹ tín dụng Trung ương; Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn và vướng mắc, Quỹ tín dụng Trung ương báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, giải quyết;

    - Quỹ tín dụng Trung ương có quyền xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định cho vay trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản của khách hàng vay hoặc bảo lãnh của bên thứ ba và cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay;

    - Quỹ tín dụng Trung ương được thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của khách hàng và của các tổ chức tín dụng, thực hiện bảo lãnh ngân hàng và các hình thức tín dụng khác theo quy định hiện hành.

    b) Các hoạt động khác:

    - Quỹ tín dụng Trung ương được tham gia thị trường tiền tệ do Ngân hàng Nhà nước tổ chức, bao gồm thị trường đấu giá tín phiếu kho bạc, thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường giấy tờ có giá khác; được kinh doanh ngoại hối khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép bằng văn bản; được quyền uỷ thác, nhận uỷ thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng;

    - Quỹ tín dụng Trung ương được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ để góp vốn với các tổ chức khác khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận;

    - Quỹ tín dụng Trung ương được mua, đầu tư vào tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động nghiệp vụ, theo nguyên tắc giá trị còn lại của tài sản cố định không vượt quá 50% (năm mươi phần trăm) vốn cấp 1 nằm trong cơ cấu Vốn tự có của Quỹ tín dụng Trung ương."

    12. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.

    13. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Các tổ chức tín dụng hợp tác, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Quỹ tín dụng Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc Quỹ tín dụng cơ sở có trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

                                                                         

     KT. THỐNG ĐỐC  

    PHÓ THỐNG ĐỐC  

      Trần Minh Tuấn

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Nghị định 48/2001/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân
    Ban hành: 13/08/2001 Hiệu lực: 28/08/2001 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản được hướng dẫn
    02
    Nghị định 69/2005/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân
    Ban hành: 26/05/2005 Hiệu lực: 17/06/2005 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản được hướng dẫn
    03
    Thông tư 08/2005/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân và Nghị định 69/2005/NĐ-CP ngày 26/5/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 48/2001/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân
    Ban hành: 30/12/2005 Hiệu lực: 30/01/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản bị sửa đổi, bổ sung
    04
    Thông tư 06/2017/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 03/2014/TT-NHNN ngày 23/01/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và Thông tư 04/2015/TT-NHNN ngày 31/03/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về quỹ tín dụng nhân dân
    Ban hành: 05/07/2017 Hiệu lực: 01/09/2017 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản dẫn chiếu
    05
    Thông tư 04/2015/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân
    Ban hành: 31/03/2015 Hiệu lực: 01/06/2015 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản quy định hết hiệu lực một phần
    06
    Quyết định 211/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
    Ban hành: 31/01/2019 Hiệu lực: 31/01/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản quy định hết hiệu lực một phần (01)
    Thông tư 04/2015/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về quỹ tín dụng nhân dân
    Ban hành: 31/03/2015 Hiệu lực: 01/06/2015 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
  • Văn bản đang xem

    Thông tư 06/2007/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư số 08/2005/TT-NHNN ngày 30/12/2005

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
    Số hiệu:06/2007/TT-NHNN
    Loại văn bản:Thông tư
    Ngày ban hành:06/11/2007
    Hiệu lực:03/12/2007
    Lĩnh vực:Tài chính-Ngân hàng, Cơ cấu tổ chức
    Ngày công báo:18/11/2007
    Số công báo:780&781 - 11/2007
    Người ký:Trần Minh Tuấn
    Ngày hết hiệu lực:01/07/2018
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X