hieuluat

Quyết định 45/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học cả nước đến năm 2020

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Thủ tướng Chính phủSố công báo:139&140-01/2014
    Số hiệu:45/QĐ-TTgNgày đăng công báo:25/01/2014
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Hoàng Trung Hải
    Ngày ban hành:08/01/2014Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:08/01/2014Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Tài nguyên-Môi trường
  • THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
    -------
    Số: 45/QĐ-TTg
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    -----------------
    Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2014
     
     
    QUYẾT ĐỊNH
    PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
     CỦA CẢ NƯỚC ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
    ------------------------
    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
     
     
    Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
    Căn cứ Luật đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;
    Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đa dạng sinh học;
    Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
     
     
    QUYẾT ĐỊNH:
     
     
    Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau đây:
    I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU
    1. Quan điểm chỉ đạo:
    a) Kết hợp bảo tồn tại chỗ với bảo tồn chuyển chỗ và các hình thức bảo tồn khác nhằm bảo đảm hiệu quả công tác bảo tồn, tính thống nhất và phù hợp với điều kiện của từng vùng trên phạm vi cả nước, không gây ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
    b) Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn với khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên sinh vật, chú trọng duy trì và phát triển các dịch vụ hệ sinh thái, môi trường, cảnh quan đa dạng sinh học.
    c) Thống nhất theo các tiêu chí của Luật đa dạng sinh học trên cơ sở phát huy tối đa tính kế thừa các thành quả và duy trì tính ổn định của hệ thống các khu bảo tồn rừng đặc dụng, biển, vùng nước nội địa hiện có.
    d) Bảo đảm an toàn đa dạng sinh học, giảm nhẹ mức độ suy thoái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu và thích ứng với biến đi khí hậu.
    đ) Huy động mọi nguồn lực, kinh nghiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học; bảo đảm các nguyên tc về chia sẻ công bằng, hài hòa lợi ích của các bên có liên quan.
    e) Tăng cường hợp tác với các nước, tổ chức quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt với các nước có chung biên giới.
    2. Mục tiêu đến năm 2020
    a) Mục tiêu tổng quát:
    Bảo đảm các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các loài và nguồn gen nguy cấp, quý, hiếm được bảo tồn và phát triển bền vững; duy trì và phát triển dịch vụ hệ sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm thúc đẩy phát triển bền vững đất nước.
    b) Mục tiêu cụ thể:
    - Xác định và khoanh vùng bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng. Nâng cao chất lượng và tăng diện tích các hệ sinh thái tự nhiên được bảo vệ trên phạm vi cả nước; nâng độ che phủ rừng đạt 45%; bảo tồn và có kế hoạch bảo vệ hiệu quả 0,57 triệu ha diện tích rừng nguyên sinh tại các vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ; bảo vệ và phát triển bền vững khoảng 60.000 ha diện tích rừng ngập mặn tự nhiên; bảo vệ hệ sinh thái các rạn san hô, thảm cỏ biển tại các vùng Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ; bảo vệ hệ sinh thái các đầm phá ven biển vùng Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ; khôi phục 2.000 ha diện tích rừng trên núi đá vôi tại vùng Đông Bắc.
    - Hoàn thiện quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn; đề xuất điều chỉnh Kế hoạch sdụng đất giai đoạn 2016 - 2020, bảo đảm quỹ đất thành lập và đưa vào hoạt động 46 khu bảo tồn mới với tổng diện tích khoảng 567.000 ha, nâng tổng diện tích hệ thống khu bảo tồn trên phạm vi cả nước đạt khoảng 2.940.000 ha.
    - Phát triển và nâng cấp hệ thống 26 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và xây dựng kế hoạch phát triển với các loại hình: 04 vườn thực vật tại các vùng địa lý: Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ; 05 vườn cây thuốc quốc gia tại các vùng địa lý: Đông Bắc, Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ; 02 vườn động vật quốc gia tại các vùng địa lý: Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ; 12 trạm/trung tâm cứu hộ động vật trên phạm vi cả nước và 3 ngân hàng gen tại vùng đồng bằng sông Hồng.
    - Thành lập và đưa vào hoạt động 04 hành lang đa dạng sinh học tại 02 vùng Đông Bc và Nam Trung Bộ với tổng diện tích khoảng 120.000 ha nhằm kết nối các sinh cảnh và tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu của các hệ sinh thái và loài sinh vật.
    3. Định hướng đến năm 2030
    - Tiếp tục bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên có tầm quan trọng quốc tế, quốc gia; các hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn tự nhiên, đầm phá ven biển và núi đá vôi bị suy thoái.
    - Tiếp tục thành lập và đưa vào hoạt động các khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và hành lang đa dạng sinh học đã được đề xuất.
    II. NHIỆM VỤ QUY HOẠCH
    A. NỘI DUNG CHỦ YẾU
    1. Đến năm 2020:
    Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2020 theo 08 vùng địa lý trên phạm vi cả nước theo 04 đối tượng, bao gồm: Hệ sinh thái tự nhiên, khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và hành lang đa dạng sinh học, cụ th như sau:
    a) Vùng Đông Bắc:
    - Bảo vệ các hệ sinh thái rừng tự nhiên lưu vực sông Hồng, sông Lô, sông Gâm; hệ sinh thái núi đá vôi tại Tuyên Quang, Hà Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng, Quảng Ninh; hệ sinh thái đất ngập nước tại Đầm Hà, Yên Hưng (Quảng Ninh).
    - Chuyển tiếp 36 khu bảo tồn hiện có sang hệ thống khu bảo tồn theo Luật đa dạng sinh học với tổng diện tích khoảng 265.800 ha.
    - Nâng cấp và thành lập 03 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm: 01 trung tâm cứu hộ động vật, 01 vườn thực vật và 01 vườn cây thuốc.
    - Thành lập và đưa vào hoạt động 01 hành lang đa dạng sinh học với diện tích khoảng 506 ha kết nối các sinh cảnh giữa Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang và Vườn quốc gia Ba B.
    b) Vùng Tây Bắc:
    - Bảo vệ các hệ sinh thái rừng tự nhiên lưu vực sông Đà, sông Mã; rừng ở các đai cao trên 1.500 m tại Lào Cai, Sơn La.
    - Chuyển tiếp 15 khu bảo tồn hiện có sang hệ thống khu bảo tồn theo Luật đa dạng sinh học với tổng diện tích khoảng 261.500 ha.
    - Nâng cấp, thành lập 02 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm: 01 trung tâm cứu hộ động vật và 01 vườn cây thuốc.
    c) Vùng đồng bằng sông Hồng:
    - Bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn tự nhiên tại Hải Phòng, Thái Bình; các hệ sinh thái đất ngập nước quan trọng tại Ninh Bình, Nam Định.
    - Chuyển tiếp 11 khu bảo tồn hiện có sang hệ thống khu bảo tồn theo Luật đa dạng sinh học với tổng diện tích khoảng 88.000 ha.
    - Nâng cấp, thành lập 08 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm: 02 trung tâm cứu hộ động vật, 01 vườn thực vật, 01 vườn động vật, 01 vườn cây thuốc và 03 ngân hàng gen.
    d) Vùng Bắc Trung Bộ:
    - Bảo vệ hệ sinh thái rừng nguyên sinh tại Nghệ An, Hà Tĩnh; rừng tự nhiên lưu vực sông Mã, sông Cả, sông Gianh; rừng ngập mặn ven biển tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa; hệ sinh thái núi đá vôi ở Thanh Hóa và Quảng Bình; hệ sinh thái đầm phá Tam Giang - Cầu Hai tại Thừa Thiên Huế.
    - Chuyển tiếp 21 khu bảo tồn hiện có sang hệ thống khu bảo tồn theo Luật đa dạng sinh học với tổng diện tích khoảng 630.000 ha.
    - Nâng cấp, thành lập 03 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm: 02 trung tâm cứu hộ động vật và 01 vườn cây thuốc.
    đ) Vùng Nam Trung Bộ:
    - Bảo vệ các hệ sinh thái rừng tự nhiên lưu vực sông Cái (tỉnh Phú Yên, Ninh Thuận, Khánh Hòa), sông Côn, sông Đà Rằng, sông Ba, sông Trà Khúc, sông Thu Bồn; hệ sinh thái rừng khộp tại Ninh Sơn (Ninh Thuận), Hoàn Giao (Khánh Hòa); các rạn san hô, thảm cỏ biển tại Cù Lao Chàm, Ninh Hải, vịnh Vĩnh Hy, vịnh Cam Ranh, đầm Thủy Triền, vịnh Vân Phong; hệ sinh thái đất ngập nước khu vực đm Thị Nại, Trà , Cù Mông, Ô Loan, Nha Phu.
    - Chuyển tiếp 22 khu bảo tồn hiện có sang hệ thống khu bảo tồn theo Luật đa dạng sinh học với tổng diện tích khoảng 347.000 ha.
    - Thành lập và đưa vào hoạt động 03 hành lang đa dạng sinh học kết nối các khu bảo tồn tại vùng Nam Trung Bộ với tổng diện tích khoảng 118.700 ha.
    e) Vùng Tây Nguyên:
    - Bảo vệ hệ sinh thái rừng nguyên sinh gồm: rừng trên núi trung bình (Ngọc Linh, Chư Yang Sin), rừng nửa rụng lá (rừng bằng lăng), rừng rụng lá cây họ Dầu (rừng khộp); rừng tự nhiên lưu vực sông Sê San, sông Ba, sông Đồng Nai.
    - Chuyển tiếp 16 khu bảo tồn hiện có sang hệ thống khu bảo tồn theo Luật đa dạng sinh học với tổng diện tích khoảng 461.000 ha.
    - Nâng cấp, thành lập 03 trung tâm cứu hộ động vật.
    g) Vùng Đông Nam Bộ:
    - Bảo vệ hệ sinh thái rừng nguyên sinh; các hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển tại Cà Ná, Côn Đảo; hệ sinh thái đất ngập nước tại đầm Thị Nại, rừng ngập mặn Cần Giờ.
    - Chuyển tiếp 11 khu bảo tồn hiện có sang hệ thống khu bảo tồn theo Luật đa dạng sinh học với tổng diện tích khoảng 212.200 ha.
    - Nâng cấp, thành lập 06 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm: 02 trung tâm cứu hộ động vật, 02 vườn thực vật, 01 vườn cây thuốc và 01 vườn động vật.
    h) Vùng đồng bằng sông Cửu Long:
    - Bảo vệ và phát triển bền vững 30.000 ha hệ sinh thái rừng ngập mặn tự nhiên; hệ sinh thái các rạn san hô, thảm cỏ biển tại Phú Quốc; các hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái rừng tràm tại Tràm Chim, U Minh, Trà Sư.
    - Chuyển tiếp 21 khu bảo tồn hiện có sang hệ thống khu bảo tồn theo Luật đa dạng sinh học với tổng diện tích khoảng 106.500 ha.
    - Nâng cấp, thành lập 01 trung tâm cứu hộ động vật.
    i) Giai đoạn từ 2016 - 2020, định hướng quy hoạch thành lập mới 46 khu bảo tồn với diện tích khoảng 567.000 ha từ quỹ đất tăng thêm trên cơ sở kiến nghị điều chỉnh Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2016 - 2020) cấp quốc gia được Quốc hội thông qua. Cụ thể như sau: 06 khu bảo tồn mới với tổng diện tích khoảng 81.300 ha tại vùng Đông Bắc; 02 khu bảo tồn mới với diện tích khoảng 35.000 ha tại vùng Tây Bắc; 07 khu bảo tồn mới với diện tích dự kiến khoảng 63.150 ha tại vùng đồng bằng sông Hồng; 07 khu bảo tồn mới với diện tích khoảng 140.000 ha tại vùng Bắc Trung Bộ; 08 khu bảo tồn mới với diện tích khoảng 113.000 ha tại vùng Nam Trung Bộ; 03 khu bảo tồn mới với diện tích khoảng 57.100 ha tại vùng Tây Nguyên; 04 khu bảo tồn với diện tích khoảng 43.600 ha tại vùng Đông Nam Bộ; 09 khu bảo tồn với diện tích khoảng 33.500 ha tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
    k) Danh mục các khu bảo tồn đã chuyển tiếp sang hệ thống khu bảo tồn theo quy định của Luật đa dạng sinh học được nêu tại Phụ lục I của Quyết định này.
    2. Định hướng đến năm 2030:
    - Xác định các vùng có hệ sinh thái tự nhiên và tiềm năng cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái quan trọng; tiếp tục bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng bị suy thoái.
    - Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch chi tiết và xây dựng hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thành lập và đưa vào hoạt động 20 khu bảo tồn mới với tổng diện tích dự kiến khoảng 128.000 ha, nâng tổng số khu bảo tồn đạt 219 khu bảo tồn với tổng diện tích khoảng 3.067.000 ha, được phân bố đều trên phạm vi cả nước.
    - Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch chi tiết và xây dựng hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thành lập và đưa vào hoạt động 12 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, nâng tổng số cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học lên 38 cơ sở.
    - Tiếp tục thành lập và đưa vào hoạt động 17 hành lang đa dạng sinh học, phân bố tại 08 vùng trên phạm vi cả nước với tổng diện tích dự kiến khoảng 445.000 ha.
    B. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN TRIỂN KHAI
    Phê duyệt về nguyên tắc 06 chương trình, dự án ưu tiên thực hiện quy hoạch (chi tiết tại Phụ lục IV kèm theo Quyết định này).
    III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
    1. Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và hành lang đa dạng sinh học; tiêu chí phân hạng, phân loại khu bảo tồn theo hệ sinh thái; thành lập khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và hành lang đa dạng sinh học; định mức kinh tế - kỹ thuật lập, điều chỉnh quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.
    Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là cộng đồng địa phương tham gia thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; phân công, phân cấp cho chính quyền địa phương, tăng cường vai trò của cộng đồng trong việc tổ chức quản lý, bảo vệ các khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và hành lang đa dạng sinh học trên địa bàn. Xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư cho cộng đồng dân cư ở khu vực vùng đệm khu bảo tồn và hành lang đa dạng sinh học.
    2. Tăng cường hiệu quả hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đa dạng sinh học theo hướng phân định rõ chức năng quản lý nhà nước, trong đó chú trọng việc thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học. Tăng cường công tác thực thi pháp luật, chế tài xử phạt, xử lý nghiêm các vi phạm quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.
    Xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý của đội ngũ làm công tác bảo tồn đa dạng sinh học từ trung ương đến địa phương.
    3. Điều tra, nghiên cứu xác định các tiêu chí phân vùng sinh thái trên phạm vi cả nước; xác định các vùng có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, nhạy cảm, dễ bị tổn thương, bị suy thoái để có kế hoạch bảo vệ và phục hồi. Tập trung các vùng có tiềm năng cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái. Điều tra, đánh giá sự phù hợp và nhu cầu thực tế về quỹ đất cho bảo tồn đa dạng sinh học.
    Xây dựng và thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án điều tra, nghiên cứu khoa học làm cơ sở xác định, đề xuất và biện pháp bảo vệ cụ thể đối với từng hạng, loại khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và hành lang đa dạng sinh học. Tăng cường nghiên cứu sử dụng các phương pháp, công cụ và áp dụng các mô hình mới, đặc biệt là phương pháp tiếp cận dựa vào hệ sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu trong công tác quản lý các khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và hành lang đa dạng sinh học.
    4. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng trong thực hiện quy hoạch, đặc biệt là cộng đồng dân cư sng trong và xung quanh các khu bảo tồn và hành lang đa dạng sinh học.
    5. Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm thu hút các nguồn tài trợ về tài chính và kỹ thuật để điều tra, nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ; mở rộng việc trao đổi, hợp tác khoa học với các nước, đặc biệt với các nước có chung biên giới để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về quản lý, bảo vệ các khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và hành lang đa dạng sinh học.
    6. Kinh phí thực hiện các chương trình, dự án thực hiện quy hoạch được xác định cụ thể trên cơ sở quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định hiện hành về tài chính của Nhà nước; đồng thời khuyến khích, huy động sự tham gia của cộng đồng, doanh nghiệp đầu tư tài chính; xây dựng cơ chế đa dạng hóa nguồn đầu tư cho quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.
    Xây dựng nội dung, kế hoạch lồng ghép quy hoạch tng thbảo tn đa dạng sinh học của cả nước vào chiến lược phát trin kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát trin lâm nghiệp, quy hoạch phát trin các ngành có liên quan, kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu khác từ cp trung ương đến địa phương.
    IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
    1. Bộ Tài nguyên và Môi trường
    a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương có liên quan tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch.
    b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương có liên quan xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách để thực hiện hiệu quả quy hoạch.
    c) Hướng dẫn các địa phương rà soát, lập, điều chỉnh quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phù hợp với quy hoạch này.
    d) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch trên phạm vi cả nước; tổ chức tổng kết việc thực hiện quy hoạch vào năm 2020.
    đ) Thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, dự án ưu tiên được phân công.
    2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    a) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện các nội dung quy hoạch theo chức năng quản lý của Bộ.
    b) Chủ trì, thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, dự án ưu tiên được phân công.
    c) Thực hiện lồng ghép các nội dung quy hoạch trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án vlâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản.
    3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
    a) Bố trí vốn đầu tư cho các Bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện các nội dung của quy hoạch.
    b) Vận động các nguồn tài trợ quốc tế để thực hiện quy hoạch.
    4. Bộ Tài chính
    Trên cơ sở các nội dung quy hoạch, các chương trình, dự án ưu tiên được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Bộ Tài chính cân đối, bố trí kịp thời vốn ngân sách nhà nước đthực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
    5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ
    Trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành có liên quan, xây dựng và tchức thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ phù hp với các mục tiêu, nội dung và giải pháp của quy hoạch.
    6. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
    a) Phi hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tchức thực hiện quy hoạch tại địa phương.
    b) Tổ chức rà soát, lập, điều chỉnh quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phù hợp với quy hoạch này.
    c) Chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng các chương trình, dự án triển khai thực hiện quy hoạch; lập và phê duyệt dự án thành lập các khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, hành lang đa dạng sinh học tại địa phương theo phân cấp.
    d) Tổ chức quản lý khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và hành lang đa dạng sinh học theo phân cấp của Chính phủ.
    đ) Xây dựng cơ chế, chính sách khai thác các giá trị của đa dạng sinh học để phát triển kinh tế và ổn định đời sống người dân địa phương.
    e) Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân trong bảo tồn đa dạng sinh học.
    g) Bố trí các nguồn lực của địa phương và sử dụng đúng mục đích, hiệu quả các nguồn lực do trung ương cấp để thực hiện quy hoạch.
    h) Kiểm tra việc thực hiện quy hoạch trên địa bàn tỉnh.
    Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
    Quy hoạch này thay thế Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020 ban hành theo Quyết định số 742/QĐ-TTg ngày 26 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
    Quy hoạch các khu bảo tồn đất ngập nước nêu tại Phụ lục I của Quyết định này thay thế quy hoạch các khu bảo tồn vùng nước nội địa có cùng vị trí, tên địa danh đã được quy hoạch tại Quyết định số 1479/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020.
    Điều 3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
     

     Nơi nhận:
    - Ban Bí thư Trung ương Đảng;
    - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
    - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
    - Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
    - Văn phòng Chủ tịch nưpsc;
    - Hội đồng Dân tộc và các UB của QH;
    - Văn phòng Quốc hội;
    - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
    - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ cổng TTĐT; các Vụ, Cục, Công báo;
    - Lưu: Văn thư, KGVX (3b).
    KT. THỦ TƯỚNG
    PHÓ THỦ TƯỚNG




    Hoàng Trung Hải
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Tổ chức Chính phủ
    Ban hành: 25/12/2001 Hiệu lực: 25/12/2001 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 của Quốc hội
    Ban hành: 13/11/2008 Hiệu lực: 01/07/2009 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị định 65/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học
    Ban hành: 11/06/2010 Hiệu lực: 30/07/2010 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    04
    Quyết định 742/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020
    Ban hành: 26/05/2010 Hiệu lực: 26/05/2010 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản hết hiệu lực
    05
    Quyết định 798/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
    Ban hành: 11/05/2016 Hiệu lực: 11/05/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản liên quan khác
    06
    Quyết định 1479/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020
    Ban hành: 13/10/2008 Hiệu lực: 09/11/2008 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản hết hiệu lực một phần
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 45/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học cả nước đến năm 2020

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Thủ tướng Chính phủ
    Số hiệu:45/QĐ-TTg
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:08/01/2014
    Hiệu lực:08/01/2014
    Lĩnh vực:Tài nguyên-Môi trường
    Ngày công báo:25/01/2014
    Số công báo:139&140-01/2014
    Người ký:Hoàng Trung Hải
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X