hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 21/03/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

3 đối tượng không phải đổi sang thẻ Căn cước ngay từ 01/7/2024

Chỉ còn ít tháng nữa Luật Căn cước  chính thức có hiệu lực. Thông tin về các đối tượng không phải đổi sang thẻ Căn cước ngay từ 01/7/2024 được nhiều người quan tâm.

Khi Luật Căn cước chính thức có hiệu lực từ 01/7/2024, thẻ căn cước sẽ thay thế cho thẻ CCCD.

Mẫu thẻ mới được Bộ Công an đề xuất thay đổi một số thông tin in trên mặt thẻ, như: mục "quê quán" đổi thành "nơi đăng ký khai sinh", "nơi thường trú" đổi thành "nơi cư trú", không còn đặc điểm nhận dạng, vân tay ngón trỏ trái và ngón trỏ phải…

3 đối tượng không phải đổi sang thẻ Căn cước ngay từ 01/7/2024

Theo quy định tại Luật Căn cước, các trường hợp bắt buộc đổi sang thẻ căn cước, kể từ 01/7/2024 tới đây, gồm:

(1) - Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.

(2) - Thẻ CCCD gắn chip hết hạn sau ngày 01/7/2024 (thời hạn in trên mặt trước, góc dưới cùng bên trái của thẻ).

Ngoài ra, công dân có thể làm thủ tục cấp thẻ căn cước theo nhu cầu trong một số trường hợp:

- Công dân Việt Nam dưới 14 tuổi, thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước lần đầu, thông qua người đại diện.

- Công dân đang sử dụng thẻ CCCD gắn chip nhưng muốn đổi sang thẻ Căn cước.

- Công dân có thay đổi thông tin về nhân thân, thông tin trên thẻ Căn cước thay đổi do sắp xếp lại đơn vị hành chính…

Như vậy có thể thấy các trường hợp không phải đổi ngay sang thẻ Căn cước là:

Thứ nhất, những người đã được cấp thẻ CCCD và vẫn còn thời hạn sử dụng

Những người này sẽ phải đổi sang thẻ Căn cước khi đến thời hạn đổi thẻ (theo độ tuổi), vì khi Luật Căn cước có hiệu lực thì thẻ CCCD không còn sản xuất nữa.

Thứ hai, người đang có Chứng minh nhân dân (còn thời hạn sử dụng) sẽ có giá trị đến hết ngày 31/12/2024.

Trường hợp này, từ 01/01/2025, người dân bắt buộc phải đổi sang thẻ Căn cước.

thứ ba, công dân trên 60 tuổi, đặc điểm nhân dạng của họ cơ bản đã ổn định, ít thay đổi nên không bắt buộc phải quy định việc cấp đổi thẻ đối với những người ở độ tuổi này.

Tuy nhiên, công dân ở độ tuổi này vẫn được cấp đổi sang thẻ Căn cước khi có yêu cầu, hoặc trong trường hợp thẻ hư hỏng, mất sẽ phải làm lại thẻ.

3 đối tượng không phải đổi sang thẻ Căn cước ngay từ 01/7/2024Có 3 đối tượng không phải đổi sang thẻ Căn cước ngay từ 01/7/2024.

Có bắt buộc thu thập mống mắt khi làm thẻ Căn cước?

Theo quy trình làm thẻ Căn cước tại Luật mới có nêu một trong các bước làm thẻ là người từ đủ 6-dưới 14 tuổi cùng người đại diện hợp pháp đến cơ quan quản lý căn cước để thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học theo quy định.

Đối với người từ đủ 6-dưới 14 tuổi thì người đại diện hợp pháp sẽ thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thay cho người đó.

Bên cạnh đó khác, theo khoản 3 Điều 14 Luật Căn cước 2023, thì công dân Việt Nam dưới 14 tuổi không bắt buộc phải làm thẻ Căn cước trừ trường hợp có nhu cầu.

Về việc thu thập mống mắt để bổ sung cho thẻ căn cước công dân, Điều 46 Luật Căn cước 2023 nêu rõ, thẻ Căn cước công dân đã được cấp trước 1/7/2024 có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ. Nếu có nhu cầu thì công dân được cấp đổi sang thẻ căn cước.

Thẻ căn cước công dân hết hạn sử dụng từ ngày 15/1/2024 đến trước 30/6/2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết 30/6/2024.

Như vậy, thẻ CCCD vẫn được sử dụng bình thường nếu vẫn còn thời hạn và không bắt buộc phải thu thập mống mắt để bổ sung cho thẻ này. Khi người dân có nhu cầu đổi sang thẻ Căn cước mới bắt buộc phải thu thập mống mắt.

Đối với một số trường hợp không bắt buộc phải đổi thẻ căn cước, theo đại tá Vũ Văn Tấn, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, C06  thuộc Bộ Công an thì người dân nên đi bổ sung dữ liệu sinh trắc học về ADN, mống mắt và giọng nói vào cơ sở dữ liệu căn cước.

Việc bổ sung các thông tin trắc học, đặc biệt thông tin về mống mắt sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho người dân.

Trên đây là thông tin về 3 đối tượng không phải đổi sang thẻ Căn cước ngay từ 01/7/2024.

Nếu cần giải đáp về các quy định của pháp luật, hãy gọi ngay các chuyên viên pháp lý theo số  1900.6199 để được hỗ trợ

Có thể bạn quan tâm

X