hieuluat
Chia sẻ email

Có đúng sắp phải đi đổi thẻ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước?

Có đúng sắp phải đi đổi thẻ CCCD sang thẻ Căn cước là băn khoăn của nhiều người dân trước thông tin Chính phủ trình Quốc hội về dự án Luật Căn cước, cũng là tên gọi mới của luật.

Đề xuất đổi CCCD thành thẻ Căn cước, vì sao?

Tháng 04/2023, Chính phủ đã trình Quốc hội về dự án Luật căn cước. Theo đó Dự thảo luật mới đã đề xuất bổ sung nhiều quy định cũng như mở rộng đối tượng áp dụng so với hiện hành.

Đại tá Vũ Văn Tấn - phó cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) từng chia sẻ, việc sửa đổi luật nhằm giúp quản lý dân cư, căn cước công dân đồng thời tạo thuận lợi cho nhân dân trong đi lại và trong việc thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch...

Hiện nay, nhiều loại giấy tờ đang lưu hành không có từ công dân như hộ chiếu, bảo hiểm… Bên cạnh đó, nhiều nước trên thế giới cũng chỉ ghi là căn cước hay căn cước quốc gia…, tỉ lệ các nước ghi căn cước công dân rất ít.

Do đó, Bộ Công an đã đề xuất đổi tên Căn cước công dân thành "thẻ Căn cước". Trước khi đưa ra đề xuất này, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cũng đã có đánh giá tác động cụ thể về việc có ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị, văn bản pháp lý của Nhà nước.

Kết quả cho thấy, các vấn đề này không ảnh hưởng mà còn giúp ngắn gọn, tiết kiệm và hoàn thiện thẻ căn cước hơn.

vì sao đổi tên thành luật căn cước, có phải sắp phải đi đổi thẻ cccd sang thẻ căn cướcSắp tới sẽ đổi tên Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước?

Ngoài ra, nhiều nước trên thế giới đều có một thẻ căn cước cho người dân nước mình có quốc tịch; nhưng với các đối tượng là con lai, không rõ quốc tịch cũng được cấp thẻ căn cước tuy nhiên là khác màu, khác nội dung.

Người nước ngoài cư trú cũng được cấp căn cước có màu khác. Do vậy, thẻ căn cước không chỉ mang ý nghĩa quốc gia mà mang tính rộng lớn, hòa đồng quốc tế hơn.

Lịch sử căn cước công dân ở Việt Nam trải qua từ thời Pháp thuộc đến nay, một số thời kỳ chỉ ghi tên thẻ căn cước, thẻ công dân hay giấy chứng minh.

Có đúng sắp phải đi đổi thẻ CCCD sang thẻ Căn cước?

Trước vướng mắc này, trong nội dung của dự thảo luật cũng đã nêu rõ rằng Căn cước công dân được cấp trước ngày dự thảo Luật căn cước mới có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được ghi trong thẻ.

Bên cạnh đó, Đại tá Vũ Văn Tấn cũng đã khẳng định, sau khi dự thảo Luật căn cước mới được Quốc hội xem xét, thông qua và có hiệu lực thì người dân đã làm CCCD không phải đổi hay đi làm lại Căn cước mới.

người dân chỉ phải đổi sang thẻ Căn cước theo luật mới khi thuộc một trong các trường hợp:

- Căn cước công dân hết giá trị sử dụng, đến độ tuổi phải đổi theo quy định

- Người dân có nhu cầu, cần bổ sung, thay đổi một số thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh, ngày/tháng/năm sinh.

- Có sai sót về thông tin trên căn cước công dân

- Bị mất, hỏng

- Xác lập lại số định danh cá nhân…

Như vậy, nhiều ý kiến cho rằng khi Luật Căn cước mới khi có hiệu lực, người dân phải làm lại Căn cước công dân là không đúng. Người dân chỉ phải đổi sang thẻ Căn cước khi gặp các trường hợp nêu trên.

Và việc đổi tên CCCD thành Căn cước là để thống nhất với tên gọi của các loại thẻ nhận dạng thông tin công dân của các nước trên thế giới (Identity Card - thẻ căn cước/thẻ nhận dạng cá nhân); đồng thời việc đổi tên bảo đảm thông tin từ Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật.

Bên cạnh đó, việc mở rộng, tích hợp nhiều thông tin vào Căn cước, thông tin được tích hợp vào thẻ không chỉ là thông tin cơ bản của công dân như trước.

Đồng thời, dự thảo Luật Căn cước cũng đã bổ sung các quy định về việc:

- Khai thác, sử dụng thông tin trên căn cước công dân (bao gồm thông tin về căn cước công dân và các thông tin trên giấy tờ khác của công dân được tích hợp vào căn cước công dân)

- Mở rộng các thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân để thuận lợi trong thực hiện Đề án 06, thực hiện chuyển đổi số quốc gia.

- Cấp số định danh cá nhân, giấy tờ cá nhân cho các trường hợp người gốc Việt Nam đang sinh sống ở Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch….

Trên đây là thông tin về vướng mắc có phải sắp phải đi đổi thẻ CCCD sang thẻ Căn cước?. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp đến tổng đài  19006199 để được tư vấn.

Có thể bạn quan tâm

X