hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 23/12/2020
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Điểm mới của Nghị định 123/2020 về hóa đơn, chứng từ

Ngày 16/11/2020, Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn 4868/TCT-CS giới thiệu một số nội dung Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ.

Dưới đây, Vanbanluat sẽ đề cập đến những điểm mới của Nghị định 123/2020 có trong Công văn 4868/TCT-CS và so sánh với quy định cũ tương ứng tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

Tiêu chí

Nghị định 119/2018

Nghị định 123/2020

Đối tượng áp dụng

Theo Điều 2 Nghị định 119/2018/NĐ-CP, có 04 nhóm đối tượng áp dụng, bao gồm:

- Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
- Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ.
- Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.
- Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng hóa đơn.

Theo Điều 2 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, mở rộng đối tượng áp dụng, cụ thể:

- Tổ chức thu thuế, phí và lệ phí.

- Người nộp thuế, phí và lệ phí.

- Tổ chức có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

- Tổ chức nhận in hóa đơn, chứn từ; tổ chức cung cấp phần mềm tự in chứng từ; tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn, chứng từ điện tử.

Điểm mới: Bổ sung một số nhóm đối tượng và quy định chi tiết cơ quan quản lý thuế so với Nghị định cũ.

Hành vi bị cấm trong quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ

Không quy định

Đối với công chức thuế

- Gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân đến mua hóa đơn, chứng từ.

- Có hành vi bao che, thông đồng cho tổ chức, cá nhân để sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.

- Nhận hối lộ khi thanh tra, kiểm tra về hóa đơn.

Đối với tổ chức, cá nhân bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan:

- Thực hiện hành vi gian dối như sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn.

- Cản trở công chức thuế thi hành công vụ, cụ thể các hành vi cản trở gây tổn hại sức khỏe, nhân phẩm của công chức thuế khi đang thanh tra, kiểm tra về hóa đơn, chứng từ.

- Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ.

- Đưa hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan hóa đơn, chứng từ nhằm mưu lợi bất chính.

(Điều 5 Nghị định 123/2020)

Loại hóa đơn, chứng từ

Hóa đơn điện tử bao gồm các loại sau:

- Hóa đơn giá trị gia tăng.

- Hóa đơn bán hàng.

- Các loại hóa đơn khác gồm tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử…

(Điều 5 Nghị định 119/2018)

Nghị định 123/2020 đã thêm 02 loại hóa đơn điện tử mới, hóa đơn giấy do cơ quan thuế đặt in và quy định về chứng từ.

Về hóa đơn

Hóa đơn điện tử bán tài sản công được sử dụng khi bán các tài sản sau:

- Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị (bao gồm cả nhà ở thuộc sở hữu nhà nước).

- Tài sản kết cấu hạ tầng.

- Tài sản công được Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

- Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước…

Hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia, được sử dụng khi các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống cơ quan dự trữ nhà nước bán hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.

(Điều 8 Nghị định 123/2020)

Về chứng từ

Bổ sung chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, biên lai thuế, phí, lệ phí được thể hiện theo hình thức điện tử hoặc đặt in, tự in.

(Điều 30 Nghị định 123/2020)

Thời điểm lập hóa đơn

Thời điểm lập hóa đơn điện tử được quy định:

- Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa.

- Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ.

- Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch.

- Bộ Tài chính căn cứ quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng, pháp luật quản lý thuế để hướng dẫn cụ thể thời điểm lập hóa đơn với các trường hợp khác.

(Điều 7 Nghị định 119/2018)

Thời điểm lập hóa đơn với các trường hợp cụ thể:

- Lập hóa đơn từ máy tính tiền kết nối thông tin với Cơ quan Thuế.

- Lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ vận tải hàng không, dịch vụ bảo hiểm qua đại lý.

- Lập hóa đơn khi thu phí đường bộ không dừng.

- Lập hóa đơn khi bán điện của các công ty sản xuất điện.

- Lập hóa đơn của hoạt động taxi…

Điểm mới: Thời điểm lập hóa đơn được quy định với 14 trường hợp cụ thể.

(Điều 9 Nghị định 123/2020)

Sử dụng hóa đơn đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập

Nghị định 119/2018 quy định đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập trong thời gian từ ngày 01/11/2018 đến ngày 31/10/2020.

(Khoản 3 Điều 36 Nghị định 119/2018)

- Với những doanh nghiệp mới thành lập từ ngày Nghị định số 123/2020/NĐ-CP được ban hành đến ngày 30/06/2022, nếu nhận được thông báo áp dụng hóa đơn điện tử thì doanh nghiệp phải thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thuế.

- Nếu chưa đáp ứng về điều kiện hạ tầng công nghệ mà tiếp tục dùng hóa đơn theo quy định tại các Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Nghị định số 04/2014/NĐ thì đơn vị phải thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế.

(Khoản 2 Điều 60 Nghị định 123/2020)

Định dạng hóa đơn điện tử

Về định dạng hóa đơn điện tử do Bộ Tài chính quy định cụ thể về định dạng chuẩn dữ liệu của hóa đơn điện tử sử dụng khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

(Điều 8 Nghị định 119/2018)

Quy định về định dạng hóa đơn điện tử như sau:

- Định dạng hóa đơn điện tử là tiêu chuẩn kỹ thuật quy định kiểu dữ liệu, chiều dài dữ liệu của các trường thông tin phục vụ truyền nhận, lưu trữ và hiển thị hóa đơn điện tử.

- Định dạng hóa đơn điện tử sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản XML.

(XML là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "extensible Markup Language" được tạo ra với mục đích chia sẻ dữ liệu điện tử giữa các hệ thống công nghệ thông tin).

Định dạng hóa đơn diện tử gồm 02 thành phần:

- Thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử.

- Thành phần chứa dữ liệu chữ ký số.

Đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì có thêm thành phần chứa dữ liệu liên quan đến mã cơ quan thuế.

(Điều 12 Nghị định 123/2020)

Trên đây là một số điểm mới của Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Nghị định 123/2020 có hiệu lực từ 01/7/2022 sẽ thay thế Nghị định 119/2018 quy định về hóa đơn điện tử.

Thông báo văn bản mới

X