hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 04/09/2019
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Nhận diện các phương thức gian lận, buôn bán hàng giả, hàng nhái

Ngày 13/8/2019, Tổng cục Hải quan ban hành Công văn 5189/TCHQ-GSQL về việc kiểm tra, xác định xuất xứ, chống gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chuyển tải bất hợp pháp.

Buôn bán hàng giả, hàng nhái

Gian lận, buôn bán hàng giả, hàng nhái


Theo nội dung Công văn này, thực tế việc buôn bán hàng giả, hàng nhái được thực hiện dưới nhiều phương thức khác nhau và chủ yếu là 05 phương thức dưới đây:

- Hàng hóa được sản xuất tại nước ngoài nhập khẩu về Việt Nam đã ghi sẵn dòng chữ “Made in Vietnam”, “sản xuất tại Việt Nam”, “xuất xứ Việt Nam”… hoặc trên sản phẩm và/hoặc bao bì sản phẩm, phiếu bảo hành thể hiện bằng tiếng Việt các thông tin về nhãn hiệu, địa chỉ trụ sở doanh nghiệp, trang web, trung tâm bảo hành tại Việt Nam để tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu;

- Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, dán nhãn hàng hóa hoặc ghi xuất xứ hàng hóa được sản xuất tại nước ngoài hoặc không thể hiện nước xuất xứ trên nhãn hàng hóa nhưng khi đưa ra lưu thông, tiêu thụ nội địa thì thay nhãn mới ghi “Made in Vietnam”, “sản xuất tại Việt Nam” hoặc “xuất xứ Việt Nam”…

- Nhập khẩu hàng hóa, không dán nhãn phụ mà thay đổi nhãn mác, bao bì, tên hàng hóa để tiêu thụ nội địa;

- Nhập khẩu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đã được đăng ký bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ;

- Lợi dụng quá cảnh để vận chuyển hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, giả mạo xuất xứ Việt Nam.

Xem thêm:

Từ lùm xùm của “Con cưng”, xem lại khái niệm hàng giả

hieuluat.vn

Thông báo văn bản mới

X