hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 17/05/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Mẫu bảng báo cáo kết quả kinh doanh chuẩn nhất 2023

<p dir="ltr">Bảng b&aacute;o c&aacute;o kết quả kinh doanh được sử dụng rất phổ biến để gi&uacute;p c&aacute;c nh&agrave; quản trị quản l&yacute; v&agrave; đ&aacute;nh gi&aacute; hoạt động kinh doanh th&ocirc;ng qua những th&ocirc;ng tin về doanh thu, lợi nhuận, chi ph&iacute; v&agrave; c&aacute;c chi ph&iacute; kh&aacute;c. B&agrave;i viết dưới đ&acirc;y sẽ gi&uacute;p bạn biết th&ecirc;m về c&aacute;c mẫu bảng b&aacute;o c&aacute;o kết quả kinh doanh chuẩn nhất 2023.</p>

Mục lục bài viết
  • Bảng báo cáo kết quả kinh doanh là gì? 
  • Mẫu bảng báo cáo kết quả kinh doanh 
  • Nội dung của bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo quy định
  • Cách lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh chuẩn
  • Kết luận

Mẫu bảng báo cáo kết quả kinh doanh chuẩn nhất 2023

Mẫu bảng báo cáo kết quả kinh doanh chuẩn nhất 2023

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh là gì? 

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh (Bảng báo cáo lỗ lãi) là bảng báo cáo tổng hợp các kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận thuộc mọi lĩnh vực kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định.

Trong đó:

  • Doanh thu: Các khoản tiền thu vào từ việc bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

  • Chi phí: Các khoản tiền chi ra của doanh nghiệp để mua hàng hóa, dịch vụ và các chi phí khác để duy trì hoạt động kinh doanh.

  • Lợi nhuận: Đây là khoản tiền còn lại của doanh thu sau khi trừ hết các loại chi phí.

Mẫu bảng báo cáo kết quả kinh doanh 

Mẫu bảng báo cáo kết quả kinh doanh là một phần của báo cáo tài chính và được đính kèm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTCThông tư số 133/2016/TT-BTC của Bộ tài chính. Mẫu bảng báo cáo hoạt động kinh doanh chuẩn nhất 2023 như sau:

Mẫu bảng theo Thông tư 200/2014/TT-TBC

- Với báo cáo kết quả kinh doanh năm (B 02-DN)

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm được lập ra vào thời điểm cuối năm tài chính của doanh nghiệp nhằm tổng quát lại tình hình kinh doanh, các chỉ số tài chính. Mẫu được đính kèm theo Thông tư 200/2014/TT-TBC được dùng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang còn thực hiện công tác kế toán theo Thông tư này.

Mẫu báo cáo này có dạng như sau:

  • Với báo cáo kết quả kinh doanh giữa niên độ (B 02a-DN)

Báo cáo tài chính giữa niên độ là báo cáo tài chính thường được lập ra theo quý hoặc bán niên nhằm giúp cập nhật các thông tin kinh doanh mới của doanh nghiệp trong năm gần nhất. Mẫu này có dạng như sau:

Mẫu bảng theo Thông tư 133/2016/TT-TBC

Mẫu bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo Thông tư 133/2016/TT-BTC được dùng cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ ngoại trừ các công ty đại chúng, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp nhà nước hoặc do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong mọi lĩnh vực kinh tế.

Các mẫu báo cáo theo Thông tư này có dạng như sau:

  • Với doanh nghiệp vừa và nhỏ (B02-DNN)

Báo cáo kết quả kinh doanh năm được dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng được và không đáp ứng được giả định hoạt động liên tục.

Nội dung của bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo quy định

Báo cáo kết quả kinh doanh là một phần của báo cáo tài chính, bắt buộc các doanh nghiệp phải thông qua bộ phận kế toán để lập định kỳ. Nội dung của bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo pháp luật được quy định như sau:

Một bảng báo cáo hoàn chỉnh phải gồm có 5 cột:

  • Chỉ tiêu (Cột 1): Các chỉ tiêu biểu diễn những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dưới dạng các loại doanh thu, chi phí, thu nhập, lãi.

  • Mã số (Cột 2): Mã số của mỗi chỉ tiêu được quy định sẵn theo từng chỉ tiêu khác nhau.

  • Thuyết minh (Cột 3): Giải thích và bổ sung thêm về thông tin của các chỉ tiêu.

  • Năm nay (Cột 4): Các số liệu của kết quả kinh doanh trong thời gian trước khi viết báo cáo sẽ được ghi ở cột “Năm nay”.

  • Năm trước (Cột 5): Cột này dùng để ghi các số liệu của từng chỉ tiêu ở năm ngoái để so sánh và tính toán với các số liệu ở năm hiện tại.

Cách lập bảng báo cáo kết quả kinh doanh chuẩn

Để lập một bảng báo cáo kết quả kinh doanh chuẩn, bạn cần thực hiện ghi chép và tính toán căn cứ theo số liệu từ hoạt động kinh doanh năm ngoái, sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ lập báo cáo theo Khoản 3 Điều 113 trong Thông tư 200/20114/TT-BTC.

Người lập báo cáo cần trình bày mã số và số liệu của các chỉ tiêu với cách tính khác nhau. Một số chỉ tiêu quan trọng cần chú ý như sau:

  • Chỉ tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01): Tổng doanh thu hàng hóa, thành phẩm, bất động sản đầu tư bán được và doanh thu từ cung cấp dịch vụ cùng các khoản khác trong năm lập báo cáo. Chỉ tiêu này là các số liệu cộng dồn trong kỳ (Lũy kế) phát sinh bên Có của tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”.

  • Chỉ tiêu các khoản giảm trừ doanh thu (Mã số 02): Tổng các khoản giảm trừ tổng doanh thu được quy định trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này là các số liệu cộng dồn (Lũy kế) phát sinh bên Nợ của tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”. Lưu ý: Cần đối chiếu tương ứng với bên Có của tài khoản 521 “Các khoản giảm trừ doanh thu”.

  • Chỉ tiêu doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10): Tổng doanh thu từ việc bán hàng hóa, thành phẩm, bất động sản đầu tư và doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ cùng các khoản doanh thu khác sau khi đã trừ các khoản giảm trừ theo quy định.

  • Chỉ tiêu giá vốn hàng bán (Mã số 11): Tổng giá vốn hàng hóa, bất động sản đầu tư , giá thành sản xuất của các thành phẩm đã bán và các khoản chi phí trực tiếp của khối lượng dịch vụ đã cung cấp cùng với các chi phí khác. Chỉ tiêu này là các số liệu cộng dồn trong kỳ (Lũy kế) của số phát sinh bên Có tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán” ứng với tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.

  • Chỉ tiêu lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20): Số liệu là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán được phát sinh trong kỳ báo cáo (Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán)

  • Chỉ tiêu doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21): Doanh thu tài chính thuần có phát sinh trong kỳ lập báo cáo. Số liệu là số liệu cộng dồn trong kỳ ( Lũy kế) của phát sinh bên Nợ tài khoản 515 “Doanh thu hoạt động tài chính” đối chiếu tương ứng với bên Có TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.

  • Chỉ tiêu chi phí tài chính (Mã số 22): Tổng số chi phí tài chính có phát sinh trong kỳ lập báo cáo, bao gồm chi phí bản quyền, lãi vay phải trả,...Số liệu là lũy kế của số phát sinh tài khoản 635 “Chi phí tài chính” đối chiếu tương ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.

  • Chỉ tiêu chi phí lãi vay (Mã số 23): Chi phí lãi vay phải trả được tính trong chi phí tài chính. Chỉ tiêu này được ghi nhận theo số liệu tài khoản 635 dựa theo Sổ kế toán chi tiết.

  • Chỉ tiêu chi phí bán hàng (Mã số 25): Tổng chi phí hàng bán, thành phẩm, dịch vụ có phát sinh trong kỳ lập báo cáo. Số liệu này là tổng các số phát sinh của bên Có tài khoản 641 “Chi phí bán hàng” đối chiếu tương ứng với bên Nợ của Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trong kỳ báo cáo.

  • Chỉ tiêu chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số 26): Tổng chi phí quản lý trong kỳ lập báo cáo của doanh nghiệp. Số liệu được ghi nhận là tổng các số phát sinh bên Có tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”, đối chiếu tương  ứng với bên Nợ của Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.

Kết luận

Trên đây là mẫu bảng báo cáo kết quả kinh doanh chuẩn nhất 2023. Mong rằng, bài viết đã cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin bổ ích về các mẫu bảng báo cáo kết quả kinh doanh một cách chuẩn xác.

Có thể bạn quan tâm

X