hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 17/02/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Công dân tuân thủ pháp luật khi từ chối làm gì?

Ổn định trật tự đời sống và tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện của xã hội là những đóng góp của pháp luật. Do đó, tuân thủ pháp luật cũng mang một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong nội dung bài viết này, Hieuluat sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc liên quan đến tuân thủ pháp luật là gì, công dân tuân thủ pháp luật khi từ chối làm gì? 

Mục lục bài viết
  • Tuân thủ pháp luật là gì?
  • Cho ví dụ về tuân thủ pháp luật
  • Công dân tuân thủ pháp luật khi từ chối điều gì?
  • Công dân tuân thủ pháp luật khi từ chối chia sẻ thông tin sai, tin giả
  • Công dân tuân thủ pháp luật khi từ chối sử dụng vũ khí

Tuân thủ pháp luật là gì?

Những quy định, quy phạm pháp luật đã cụ thể hóa pháp luật vào trong đời sống thực tế. Để các quy phạm pháp luật áp dụng có hiệu quả, việc thực thi pháp luật là điều tối cần thiết. Điều này sẽ khiến những quy phạm pháp luật được hiện thực hóa và trở thành hành vi chủ động của các chủ thể pháp luật.

Thực hiện pháp luật là hành vi của chủ thể pháp luật phù hợp với pháp luật, không vượt quá khuôn khổ của các quy phạm pháp luật. Hành vi thực hiện pháp luật mang cả tính chủ động và bị động được chia bốn hình thức bao gồm: tuân thủ, thi hành, sử dụng, áp dụng.


Tuân thủ pháp luật là một trong những hành vi thực hiện pháp luật

Vậy tuân thủ pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật cơ bản. Hành vi tuân thủ pháp luật mang tính chất thụ động. Chủ thể pháp luật kiểm soát để không thực hiện các hành vi mà pháp luật nghiêm cấm như: sử dụng ma túy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đe dọa sử dụng vũ lực, lăng mạ,…

Hành động tuân thủ pháp luật thụ động chính là sự kiềm chế của chủ thể pháp luật để không tiến hành các hoạt động bị pháp luật nghiêm cấm ở trong mọi hoàn cảnh. Do đó có thể hiểu đơn giản, chủ thể tuân thủ pháp luật được thể hiện dưới dạng không hành động.


Cho ví dụ về tuân thủ pháp luật

Để hiểu rõ hơn về tuân thủ pháp luật là gì hay công dân tuân thủ pháp luật khi từ chối điều này, bạn có thể tham khảo một vài ví dụ thể về hình thức thực hiện pháp luật này:

Ví dụ 1:

Pháp luật nghiêm cấm việc trồng cây thuốc phiện, cây cần sa,… Vậy công dân tuân thủ pháp khi từ chối trồng các loại cây này trong mọi hoàn cảnh.

Ví dụ 2:

Pháp luật nghiêm cấm việc nhận hối lộ của cán bộ, viên chức trong Nhà nước. Hành vi tuân thủ pháp luật thụ động ở đây chính là cán bộ viên chức kiềm chế không nhận hối lộ.

Ví dụ 3:

Luật Giao thông đường bộ có quy định xử phạt người điều khiển xe trên đường sử dụng rượu bia. Chủ thể tuân thủ pháp luật là không được điều khiển xe sau khi đã sử dụng rượu bia.


Không lái xe khi đã sử dụng rượu bia là một hành vi tuân thủ pháp luật

Ví dụ 4:

Luật giao thông cấm hành vi vượt đèn đỏ, tuân thủ pháp luật là việc người điều khiển xe không thực hiện hành vi vượt đèn đỏ.


Công dân tuân thủ pháp luật khi từ chối điều gì?

Với tính chất thụ động, công dân tuân thủ pháp luật khi từ chối thực hiện các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm hay tuân thủ dưới hình thức không hoạt động.

Công dân tuân thủ pháp luật khi từ chối chia sẻ thông tin sai, tin giả

Tình trạng chia sẻ thông tin sai lệch ngày càng phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Việc chia sẻ các thông tin sai lệch trên mạng xã hội tiềm ẩn nhiều nguy cơ liên quan đến các vấn đề an ninh phi truyền thống.


Chia sẻ thông tin sai sự thật là hành vi vi phạm pháp luật

Căn cứ theo quy định pháp lý cụ thể là Nghị định 15/2020/NĐ-CP, việc chia sẻ thông tin sai lệch sẽ bị xử lý hành chính. Do đó, công dân tuân thủ pháp luật là không chia sẻ những thông tin sai lệch. Theo đó, Nghị định này đã quy định xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin đối với cá nhân công dân vi phạm chia sẻ thông tin sai lệch cụ thể là:

Khoản 3 Điều 100 quy định phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng khi công dân có hành vi chia sẻ thông tin sai lệch sau:

  • Chủ động lưu trữ, truyền đưa thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật để vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

  • Chủ động lưu trữ, truyền đưa thông tin bịa đặt, gây hoang mang, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;

Khoản 1 của Điều 101 quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 với cá nhân có hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện chia sẻ thông tin sai lệch:

  • Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, sai sự thật nhằm xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

  • Cung cấp, chia sẻ thông tin sai sự thật, bịa đặt, gây hoang mang, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc.

Công dân tuân thủ pháp luật khi từ chối sử dụng vũ khí

Chế tạo, tàng trữ, buôn bán, vận chuyển, sử dụng vũ khí trái phép đều thuộc vào hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Do đó, việc từ chối sử dụng vũ khí là hành vi tuân thủ pháp luật. Theo Điều 304 của Bộ luật Hình sự 2015 và sửa đổi ở Điều 1 của Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, chế tạo, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chiếm đoạt, sử dụng trái phép vũ khí bị quy trách nhiệm hình sự và phạt tù. Tùy theo mức độ, các khung hình phạt cho tội này có thể là:

  • Phạt từ 01 đến 07 năm với người tàng trữ vũ khí trái phép.

  • Phạt từ 05 đến 12 năm với các trường hợp hành vi có tổ chức; mua bán vận chuyển qua biên giới; gây thương tích 1 – 2 người với tổng thương tích từ 61% - 121%; gây thiệt hại về tài sản; tang vật số lượng lớn giá trị lớn; tái phạm nguy hiểm.

  • Phạt từ 10 đến 15 năm với các trường hợp hành vi làm chết 2 người; gây thương tích 2 người với tổng thương tích từ 122% - 200%; gây thiệt hại về tài sản; tang vật số lượng rất lớn hoặc giá trị rất lớn.

  • Phạt từ 15 đến 20 năm hoặc chung thân với các trường hợp hành vi làm chết 3 người; gây thương tích 2 người với tổng thương tích từ 201% trở lên; thiệt hại tài sản, tang vật có số lượng hoặc giá trị đặc biệt lớn.


Sử dụng vũ khí trái phép sẽ bị phạt tù 01 năm đến chung thân

Công dân tuân thủ pháp luật khi từ chối viết phiếu bầu cử cho người khác

Đối với công dân, bầu cử là quyền và nghĩa vụ với Nhà nước và xã hội. Theo Điều 69 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015, nguyên tắc bỏ phiếu đã được quy định cụ thể: “Cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay (trừ trường hợp quy định), khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri”.

Như vậy, công dân tuân thủ pháp luật khi từ chối viết phiếu bầu cử cho người khác. Bởi lẽ. việc bầu cử hộ là vi phạm pháp luật có thể khiến sai lệch kết quả bầu cử.

Tuy nhiên đối với những trường hợp không thể viết phiếu bầu, người khác có thể viết hộ nhưng phải hoàn toàn giữ bí mật. Cử tri phải tự mình bỏ phiếu mà không thể nhờ người viết hộ bỏ phiếu thay.

Điều 95 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 cũng đã nêu rõ quy định xử lý vi phạm quy định về nguyên tắc bầu cử. Theo đó, người vi phạm về quy định bầu cử tùy mức độ bị xử lý kỷ luật; xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự.

Công dân tuân thủ pháp luật khi từ chối thực hiện những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.  Hy vọng những ví dụ về tuân thủ pháp luật trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề công dân tuân thủ pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

X