hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 17/05/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Thanh khoản là gì? Một số loại thanh khoản thường gặp trong tài chính

Thanh khoản là một yếu tố quan trọng trong đầu tư tài chính. Tuy nhiên không phải nhà đầu tư nào cũng hiểu rõ về thanh khoản. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc thanh khoản là gì, vai trò và một số loại thanh khoản thường gặp.

Mục lục bài viết
  • Thanh khoản là gì? Tài sản nào có tính thanh khoản cao?
  • Khái niệm thanh khoản là gì?
  • Tài sản nào có tính thanh khoản cao?
  • Một số loại thanh khoản thường gặp trong tài chính
  • Thanh khoản ngân hàng

Thanh khoản là gì? Tài sản nào có tính thanh khoản cao?

Khái niệm thanh khoản là gì?

Thanh khoản là gì?

Thanh khoản là gì?

Có rất nhiều khái niệm giải thích Thanh khoản là gì, sau đây là khái niệm phổ biến nhất hiện nay. Thanh khoản (Liquidity) được hiểu là một khái niệm chỉ mức độ lưu động của một tài sản nào đó được mua vào hay bán ra trên thị trường mà giá thị trường của tài sản đó không bị ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng nhiều.

Tính thanh khoản là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá xếp hạng của những tổ chức tín dụng, và cho thấy mức độ linh hoạt của các công ty.

Ví dụ, nếu tài sản có tính thanh khoản cao tức là nó có thể dễ dàng bán ra trên thị trường. Ngược lại, nếu tài sản có tính thanh khoản thấp nghĩa là thị trường mua bán của tài sản đó đang rất hạn hẹp, khó giao dịch.

Tài sản nào có tính thanh khoản cao?

Một số tài sản có tính thanh khoản cao có thể kể đến là:

  • Tiền mặt

Tiền mặt là tài sản có tính thanh khoản cao nhất trong các loại tài sản bởi nó được sử dụng thường xuyên và trực tiếp để thanh toán và lưu thông.

  • Các khoản đầu tư ngắn hạn

Các khoản đầu tư ngắn hạn là những khoản đầu tư của các công ty tổ chức có thời gian nhỏ hơn 1 năm, thường bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu,...

  • Các khoản phải thu

Các khoản phải thu là tất cả những khoản nợ cần phải thu của công ty. Các khoản này có thể là khoản thu ngắn hạn hoặc có thể là khoản thu dài hạn.

  • Các khoản ứng trước ngắn hạn

Các khoản ứng trước ngắn hạn là những khoản tạm ứng để chi trước cho các công ty theo những quy tắc riêng mà công ty có trách nhiệm phải thanh toán xử lý. Trong tài chính thì đây là loại tài sản có tính thanh khoản khá thấp.

  • Hàng tồn kho

Hàng tồn kho là những tài sản dùng để sản xuất hoặc để bán trong kinh doanh, bao gồm: hàng mua đang trên đường vận chuyển, sản phẩm dở dang, nguyên vật liệu,...

Đây là loại tài sản có tính thanh khoản thấp nhất bởi nó phải trải qua nhiều bước như kiểm tra, phân phối, tiêu thụ, công nợ… sau đó mới được chuyển thành tiền mặt.

Một số loại thanh khoản thường gặp trong tài chính

Sau khi đã tìm hiểu khái niệm thanh khoản là gì, dưới đây là hai loại thanh khoản phổ biến mà các nhà đầu tư cần biết.

Thanh khoản ngân hàng

Thanh khoản ngân hàng là gì?

Thanh khoản ngân hàng là gì?

Thanh khoản ngân hàng là khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng hoặc giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết.

Một số nguồn của thanh khoản ngân hàng

  • Các khoản tiền từ dịch vụ của ngân hàng

  • Các khoản tiền khách hàng gửi

  • Các khoản vay từ thị trường tiền tệ trong nước hoặc nước ngoài

  • Các khoản tín dụng

Thanh khoản chứng khoán

Thanh khoản chứng khoán là gì?

Thanh khoản chứng khoán là gì?

Thanh khoản trong chứng khoán là khả năng chuyển đổi từ cổ phiếu sang tiền mặt và ngược lại mà không ảnh hưởng đến giá của cổ phiếu trên thị trường.

Cổ phiếu có tính thanh khoản càng cao thì chứng tỏ thị trường chứng khoán đó càng sôi động thu hút được nhiều nhà đầu tư. Nếu tính thanh khoản thấp, cổ phiếu sẽ khó được bán, các nhà đầu tư nên nắm bắt cơ hội để bán cổ phiếu một cách kịp thời.

Vai trò của tính thanh khoản là gì?

Tính thanh khoản có vai trò vô cùng quan trọng trong đầu tư, đặc biệt là đối với doanh nghiệp và các nhà đầu tư, chủ nợ. Vậy đối với từng đối tượng, vai trò cụ thể của thanh khoản là gì?

Đối với doanh nghiệp

Vai trò của tính thanh khoản đối với doanh nghiệp:

  • Nhờ có tính thanh khoản các doanh nghiệp có thể biết được tình trạng thanh toán của doanh nghiệp như thế nào từ đó tìm ra các vấn đề tiềm ẩn để sớm xử lý;

  • Kịp thời thanh toán những khoản nợ đúng hạn, giúp tăng niềm tin với các bên đối tác;

  • Nhờ tính thanh khoản ban quản trị có thể đưa ra các phương pháp tối ưu nguồn lực tài chính, đẩy mạnh sự linh hoạt của dòng tiền.

Đối với các nhà đầu tư, các chủ nợ

Tính thanh khoản đóng vai trò là yếu tố quyết định các nhà đầu tư có nên đầu tư vào doanh nghiệp hay không. Các nhà đầu tư sẽ xem xét tính thanh khoản của doanh nghiệp từ đó nắm bắt được tình hình tài chính của doanh nghiệp đó đang như thế nào để đưa ra quyết định.

Có những loại rủi ro thanh khoản nào?

Rủi ro thanh khoản là những rủi ro xảy ra khi không thể thực hiện các khả năng thanh toán từ đó để lại những hậu quả không mong muốn.

Dưới đây là những loại rủi ro thanh khoản phổ biến:

Rủi ro thanh khoản ngân hàng

Rủi ro thanh khoản ngân hàng là rủi ro xảy ra khi các ngân hàng không thể thực hiện chức năng thanh toán hoặc chuyển đổi tài sản thành tiền mặt do thiếu ngân quỹ, không thể vay mượn quỹ tiền tệ, …

Rủi ro thanh khoản ngân hàng gồm có:

  • Rủi ro thanh khoản nguồn vốn

  • Rủi ro thanh khoản thị trường

Nguyên nhân tạo ra rủi ro thanh khoản trong ngân hàng:

  • Sự biến động của thị trường như lạm phát, khủng hoảng kinh tế, …

  • Lãi suất: Sự thay đổi lãi suất tác động trực tiếp đến dòng tiền của các ngân hàng, điều hướng thay đổi hành vi của khách hàng.

  • Hoạt động của khách hàng: Nhu cầu đầu tư, kinh doanh của khách hàng tăng mạnh(đặc biệt giai đoạn cuối năm) sẽ gây áp lực cho ngân hàng khi phải thanh toán nhiều hơn.

  • Ngoài ra, rủi ro thanh khoản xảy ra do chính ngân hàng cho vay mượn quá nhiều dẫn đến tình trạng mất cân bằng vốn.

Rủi ro thanh khoản chứng khoán

Rủi ro thanh khoản chứng khoán là rủi ro xảy ra khi tỷ lệ mua cổ phiếu thấp, các nhà đầu tư buộc phải hạ giá, từ đó dẫn đến tình trạng tài chính bất ổn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản chứng khoán:

  • Các quy định Nhà nước ban hành: Tất cả các doanh nghiệp làm việc đều tuân thủ theo những quy định Nhà nước ban hành

  • Tình hình, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp

  • Nhu cầu của các nhà đầu tư

Một số giải pháp để hạn chế rủi ro thanh khoản

Làm thế nào để hạn chế rủi ro thanh khoản?

Làm thế nào để hạn chế rủi ro thanh khoản?

Thanh khoản ngân hàng

Quản lý thanh khoản theo các yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước quy định tại Điều 49 Thông tư 13/2018/TT-NHNN:

  • Quản lý thanh khoản trong ngày để đảm bảo thanh khoản trong ngày, đồng thời dự báo các tình huống làm thay đổi bất thường thanh khoản và đề ra các biện pháp xử lý kịp thời.

  • Quản lý tài sản có tính thanh khoản cao theo giá trị thị trường và khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để đáp ứng yêu cầu thanh khoản trong cả điều kiện bình thường và khi gặp khó khăn.

  • Quản lý nguồn vốn huy động đảm bảo thống kê số dư bình quân tiền gửi không kỳ hạn, số dư tiền gửi có thể duy trì ổn định và các chỉ số khác về nguồn huy động vốn.

  • Quản lý dòng tiền tối thiểu để đảm bảo lập thang kỳ hạn cho hôm sau và theo thời gian cụ thể như 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 1 năm.

  • Quản lý nguồn thanh khoản đảm bảo đánh giá khả năng tiếp cận các nguồn thanh khoản để giải quyết nhu cầu thanh khoản của ngân hàng trong tương lai.

Thanh khoản chứng khoán

Một số lưu ý để hạn chế rủi ro trong thanh khoản chứng khoán:

  • Cập nhật thông tin, biến động thị trường một cách liên tục chính xác

  • Các nhà đầu tư nên rèn luyện, tạo cho mình những nguyên tắc kỷ luật làm việc để tuân thủ theo

  • Đầu tư đa dạng, không nên chỉ tập trung vào một mục

Kết luận

Trên đây là toàn bộ bài viết Thanh khoản là gì? Một số loại thanh khoản thường gặp trong tài chính. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tính thanh khoản và có thêm kiến thức hữu ích trong lĩnh vực tài chính.

Có thể bạn quan tâm

X