hieuluat

Công văn 81424/CT-TTHT chính sách thuế nhà thầu của Cục thuế Thành phố Hà Nội

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Cục thuế TP. Hà NộiSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:81424/CT-TTHTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Công vănNgười ký:Nguyễn Tiến Trường
    Ngày ban hành:07/09/2020Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:07/09/2020Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Thuế-Phí-Lệ phí
  • TỔNG CỤC THUẾ
    CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
    _________

    Số: 81424/CT-TTHT
    V/v: Chính sách thuế nhà thầu

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    _______________________

    Hà Nội, ngày 07 tháng 9 năm 2020

     

     

     

    Kính gửi: Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam
    (Đ/c: Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội)
    MST: 0100114515

     

    Trả lời công văn số 252/CV đề ngày 18/08/2020 của Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam hỏi về chính sách thuế, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

    - Căn cứ Khoản 13 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng, quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT:

    “13. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.

    ...Khoản thu về ở nội trú của học sinh, sinh viên, học viên; hoạt động đào tạo (bao gồm cả việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ trong quy trình đào tạo) do cơ sở đào tạo cung cấp thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Trường hợp cơ sở đào tạo không trực tiếp tổ chức đào tạo mà chỉ tổ chức thi, cấp chứng chỉ trong quy trình đào tạo thì hoạt động tổ chức thi và cấp chứng chỉ cũng thuộc đối tượng không chịu thuế. Trường hợp cung cấp dịch vụ thi và cấp chứng chỉ không thuộc quy trình đào tạo thì thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.

    ...

    21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.

    Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.”

    - Căn cứ Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03/05/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin.

    + Tại Điều 3 quy định về giải thích một số từ ngữ:

    “1. Sản phẩm phần mềm là phần mềm và tài liệu kèm theo được sản xuất và được thể hiện hay lưu trữ ở bất kỳ một dạng vật thể nào, có thể được mua bán hoặc chuyển giao cho đối tượng khác khai thác, sử dụng.

    ...

    10. Dịch vụ phần mềm là hoạt động trực tiếp, hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng; nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm.

    ...

    12. Dịch vụ nội dung thông tin số là dịch vụ được cung cấp trên môi trường mạng hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, khai thác, phát hành, nâng cấp, bảo hành, bảo trì sản phẩm nội dung thông tin số và các hoạt động tương tự khác liên quan đến nội dung thông tin số.”

    + Tại Điều 10 quy định về hoạt động công nghiệp nội dung:

    “1. Hoạt động công nghiệp nội dung bao gồm hoạt động sản xuất sản phẩm nội dung thông tin số và hoạt động cung cấp, thực hiện các dịch vụ nội dung thông tin số.

    2. Sản phẩm nội dung thông tin số bao gồm các sản phẩm sau:

    a) Giáo trình, bài giảng, tài liệu học tập dưới dạng điện tử;

    b) Sách, báo, tài liệu dưới dạng số;

    c) Các loại trò chơi điện tử bao gồm trò chơi trên máy tính đơn, trò chơi trực tuyến, trò chơi trên điện thoại di động; trò chơi tương tác qua truyền hình;

    d) Sản phẩm giải trí trên mạng viễn thông di động và cố định;

    đ) Thư viện số, kho dữ liệu số, từ điển điện tử;

    e) Phim số, ảnh số, nhạc số, quảng cáo số;

    g) Các sản phẩm nội dung thông tin số khác.

    3. Các dịch vụ nội dung thông tin số bao gồm:

    a) Dịch vụ phân phối, phát hành sản phẩm nội dung thông tin số;

    b) Dịch vụ nhập, cập nhật, tìm kiếm, lưu trữ và xử lý dữ liệu số;

    c) Dịch vụ quản trị, duy trì, bảo dưỡng, bảo hành các sản phẩm nội dung thông tin số;

    d) Dịch vụ chỉnh sửa, bổ sung tính năng, bản địa hóa các sản phẩm nội dung thông tin số;

    đ) Dịch vụ đào tạo từ xa; dịch vụ khám, chữa bệnh từ xa; dịch vụ truyền thông được cung cấp trên môi trường mạng;

    e) Các dịch vụ nội dung thông tin số khác.”

    - Căn cứ Luật chuyển giao công nghệ số 07/2017/QH14 ngày 19/06/2017 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam

    + Tại Điều 2 Giải thích từ ngữ như sau:

    “2. Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.

    ...

    7. Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.”

    + Tại Điều 4 quy định về đối tượng công nghệ chuyển giao:

    “1. Công nghệ được chuyển giao là một hoặc các đối tượng sau đây:

    a) Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ;

    b) Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính thông tin dữ liệu;

    c) Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ;

    d) Máy móc, thiết bị đi kèm một trong các đối tượng quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

    2. Trường hợp đối tượng công nghệ quy định tại khoản 1 Điều này được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.”

    + Tại Điều 5 quy định về hình thức chuyển giao công nghệ:

    “1. Chuyển giao công nghệ độc lập.

    2. Phần chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây:

    a) Dự án đầu tư;

    b) Góp vốn bằng công nghệ;

    c) Nhượng quyền thương mại;

    d) Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;

    đ) Mua, bán máy móc, thiết bị quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Luật này.

    3. Chuyển giao công nghệ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật.

    4. Việc chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này phải được lập thành hợp đồng; việc chuyển giao công nghệ tại các điểm a, c, d và đ khoản 2 và khoản 3 Điều này được thể hiện dưới hình thức hợp đồng hoặc điều, khoản, phụ lục của hợp đồng hoặc của hồ sơ dự án đầu tư có các nội dung quy định tại Điều 23 của Luật này.”

    - Căn cứ Điều 13 Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam quy định về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả;

    “1. Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật này.

    2. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại khoản 1 Điều này gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”

    - Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12 ngày 19/06/2009 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam.

    + Tại khoản 1 Điều 3 quy định về đối tượng quyền tác giả:

    “1. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.”

    + Tại Điều 4 quy định về giải thích một số từ ngữ:

    “2. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

    ...

    7. Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.

    ...

    9. Tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã công bố là tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã được phát hành với sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan để phổ biến đến công chúng với một số lượng bản sao hợp lý.”

    + Tại Điều 14 quy định về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả:

    “1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

    a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

    b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

    c) Tác phẩm báo chí;

    d) Tác phẩm âm nhạc;

    đ) Tác phẩm sân khấu;

    e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

    g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

    h) Tác phẩm nhiếp ảnh;

    i) Tác phẩm kiến trúc;

    k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình kiến trúc, công trình khoa học;

    l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

    m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.”

    - Căn cứ Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam:

    + Tại Điều 1 hướng dẫn về đối tượng áp dụng:

    “Hướng dẫn tại Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau (trừ trường hợp nêu tại Điều 2 Chương I):

    1. Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài) kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ nước ngoài để thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu....”

    + Tại khoản 4 Điều 2 hướng dẫn đối tượng không áp dụng:

    “...4. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện cung cấp dịch vụ dưới đây cho tổ chức, cá nhân Việt Nam mà các dịch vụ được thực hiện ở nước ngoài:

    ...- Đào tạo (trừ đào tạo trực tuyến);”

    + Tại khoản 2 Điều 4 quy định người nộp thuế:

    "...2. Tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, tổ chức đăng ký hoạt động theo pháp luật Việt Nam, tổ chức khác và cá nhân sản xuất kinh doanh: mua dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa hoặc trả thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng nhà thầu hoặc hợp đồng nhà thầu phụ; mua hàng hóa theo hình thức xuất nhập khẩu tại cho hoặc theo các điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms); thực hiện phân phối hàng hóa, cung cấp dịch vụ thay cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Bên Việt Nam) bao gồm:

    ...Người nộp thuế theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 4 Chương I có trách nhiệm khấu trừ số thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp hướng dẫn tại Mục 3 Chương II trước khi thanh toán cho Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài.”

    + Tại Điều 6 Mục 1 Chương II quy định đối tượng chịu thuế GTGT:

    “1. Dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT do Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài cung cấp trên cơ sở hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam (trừ trường hợp quy định tại Điều 2 Chương I), bao gồm:

    - Dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT do Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài cung cấp tại Việt Nam và tiêu dùng tại Việt Nam;

    - Dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT do Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài cung cấp ngoài Việt Nam và tiêu dùng tại Việt Nam...”

    + Tại Điều 7 quy định thu nhập chịu thuế TNDN:

    “1. Thu nhập chịu thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là thu nhập phát sinh từ hoạt động cung cấp, phân phối hàng hóa; cung cấp dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa tại Việt nam trên cơ sở hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ (trừ trường hợp quy định tại Điều 2 Chương I).

    ...3. Thu nhập phát sinh tại Việt Nam của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là các khoản thu nhập nhận được dưới bất kỳ hình thức nào trên cơ sở hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ (trừ trường hợp quy định tại Điều 2 Chương I), không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành hoạt động kinh doanh của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài. Thu nhập chịu thuế của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài trong một số trường hợp cụ thể như sau:

    ...

    Thu nhập từ tiền bản quyền là khoản thu nhập dưới bất kỳ hình thức nào được trả cho quyền sử dụng, chuyển quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, bản quyền phần mềm (bao gồm: các khoản tiền trả cho quyền sử dụng, chuyển giao quyền tác giả và quyền chủ sở hữu tác phẩm: chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; chuyển giao công nghệ, bản quyền phần mềm).

    “Quyền tác giả, quyền chủ sở hữu tác phẩm”, “Quyền sở hữu công nghiệp”, “Chuyển giao công nghệ” quy định tại Bộ Luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ và các văn bản hướng dẫn thi hành.”

    + Tại Điều 8 Mục 2 Chương II quy định về các điều kiện để nhà thầu nước ngoài khai thuế nhà thầu theo phương pháp kê khai:

    “Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nộp thuế theo hướng dẫn tại Mục 2 Chương II nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

    1. Có cơ sở thường trú tại Việt Nam, hoặc là đối tượng cư trú tại Việt Nam;

    2. Thời hạn kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ từ 183 ngày trở lên kể từ ngày hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ có hiệu lực;

    3. Áp dụng chế độ kế toán, Việt Nam và thực hiện đăng ký thuế, được cơ quan thuế cấp mã số thuế.”

    + Tại Điều 11 Mục III quy định đối tượng và điều kiện áp dụng nộp thuế GTGT, nộp thuế TNDN theo phương pháp tỷ lệ tính trên doanh thu:

    “Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài không đáp ứng được một trong các điều kiện nêu tại Điều 8 Mục 2 Chương II thì Bên Việt Nam nộp thay thuế cho Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài theo hướng dẫn tại Điều 12, Điều 13 Mục 3 Chương II.”

    + Tại Điều 12 quy định thuế GTGT như sau:

    “Căn cứ tính thuế là doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu.

    Số thuế GTGT phải nộp

    =

    Doanh thu tính thuế Giá trị gia tăng

    x

    Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu

     

    ...

    1. Doanh thu tính thuế GTGT

    a) Doanh thu tính thuế GTGT:

    Doanh thu tính thuế GTGT là toàn bộ doanh thu do cung cấp dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được, chưa trừ các khoản thuế phải nộp, kể cả các khoản chi phí do Bên Việt Nam trả thay Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài (nếu có).

    ...

    2. Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu:

    a) Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu đối với ngành kinh doanh

    STT

    Ngành kinh doanh

    Tỷ lệ % để tính thuế GTGT

    1

    Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm; xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị

    5

     

    ...”

    + Tại Điều 13 quy định thuế TNDN như sau:

    “Căn cứ tính thuế là doanh thu tính thuế TNDN và tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế.

    Số thuế TNDN phải nộp

    =

    Doanh thu tính thuế TNDN

    x

    Tỷ lệ thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế

     

    1. Doanh thu tính thuế TNDN

    a) Doanh thu tính thuế TNDN

    Doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ doanh thu không bao gồm thuế GTGT mà Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài nhận được, chưa trừ các khoản thuế phải nộp. Doanh thu tính thuế TNDN được tính bao gồm cả các khoản chi phí do Bên Việt Nam trả thay Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài (nếu có).

    ...

    2. Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế

    a) Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế đối với ngành kinh doanh:

    2

    Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm, thuê giàn khoan

    5

    Riêng:

    - Dịch vụ quản lý nhà hàng, khách sạn, casino;

    10

    - Dịch vụ tài chính phái sinh

    2

    8

    Thu nhập bản quyền

    10

     

    ...”

    Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty Stanley Electric Co., Ltd trụ sở tại Nhật Bản (nhà thầu nước ngoài) ký hợp đồng với Công ty TNHH điện Stanley Việt Nam và phát sinh thu nhập được trả cho quyền sử dụng chương trình đào tạo trực tuyến về kiến thức kỹ thuật liên quan đến thiết kế, tạo bản vẽ... thì Nhà thầu nước ngoài thuộc đối tượng chịu thuế nhà thầu theo quy định tại Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/08/2014 của Bộ Tài chính.

    Trường hợp nhà thầu nước ngoài không đáp ứng được điều kiện vệ trực tiếp kê khai thuế tại Việt Nam theo quy định tại Điều 8 Mục 2 Chương II Thông tư 103/2014/TT-BTC thì Công ty TNHH điện Stanley Việt Nam có trách nhiệm khấu trừ, kê khai và nộp thuế thay cho nhà thầu nước ngoài.

    Trường hợp hoạt động cấp quyền truy cập sử dụng chương trình đào tạo trực tuyến được xác định là hoạt động chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hoặc chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ thì thu nhập nhà thầu nước ngoài không chịu thuế GTGT, chịu thuế TNDN theo tỷ lệ 10% trên doanh thu tính thuế TNDN đối với thu nhập từ tiền bản quyền.

    Trường hợp hoạt động cấp quyền truy cập sử dụng chương trình đào tạo trực tuyến không phải là hoạt động chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật thì thu nhập của nhà thầu nước ngoài chịu thuế GTGT theo tỷ lệ 5% trên doanh thu tính thuế GTGT và chịu thuế TNDN theo tỷ lệ 5% trên doanh thu tính thuế TNDN đối với dịch vụ thông thường.

    Đề nghị Công ty liên hệ với cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ để có căn cứ xác định loại hình hoạt động phân phối quyền truy cập, sử dụng chương trình dữ liệu đào tạo trực tuyến có phải là hoạt động chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật hay không, trên cơ sở đó Công ty nghiên cứu các quy định pháp luật thuế nêu trên để thực hiện chính sách thuế nhà thầu phù hợp, đúng quy định.

    Trong quá trình thực hiện chính sách thuế, trường hợp còn vướng mắc, đơn vị có thể tham khảo các văn bản hướng dẫn của Cục Thuế TP Hà Nội được đăng tải trên website http://hanoi.gdt.gov.vn hoặc liên hệ với Phòng Thanh tra kiểm tra thuế số 2 để được hỗ trợ giải quyết.

    Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty TNHH điện Stanley Việt Nam được biết và thực hiện./.

     

    Nơi nhận:
    - Như trên;
    - Phòng TKT2;
    - Phòng DTPC;
    - Lưu: VT, TTHT(2).

    KT. CỤC TRƯỞNG
    PHÓ CỤC TRƯỞNG




    Nguyễn Tiến Trường

     

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 29/11/2005 Hiệu lực: 01/07/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản dẫn chiếu
    02
    Nghị định 71/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin
    Ban hành: 03/05/2007 Hiệu lực: 08/06/2007 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản dẫn chiếu
    03
    Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, số 36/2009/QH12 của Quốc hội
    Ban hành: 19/06/2009 Hiệu lực: 01/01/2010 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản dẫn chiếu
    04
    Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng
    Ban hành: 31/12/2013 Hiệu lực: 01/01/2014 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản dẫn chiếu
    05
    Thông tư 103/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam
    Ban hành: 06/08/2014 Hiệu lực: 01/10/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    06
    Luật Chuyển giao công nghệ của Quốc hội, số 07/2017/QH14
    Ban hành: 19/06/2017 Hiệu lực: 01/07/2018 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Công văn 81424/CT-TTHT chính sách thuế nhà thầu của Cục thuế Thành phố Hà Nội

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Cục thuế TP. Hà Nội
    Số hiệu:81424/CT-TTHT
    Loại văn bản:Công văn
    Ngày ban hành:07/09/2020
    Hiệu lực:07/09/2020
    Lĩnh vực:Thuế-Phí-Lệ phí
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Đang cập nhật
    Người ký:Nguyễn Tiến Trường
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X