hieuluat

Quyết định 21/2015/QĐ-UBND ban hành Quy định thu phí qua đò tỉnh Đồng Tháp

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng ThápSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:21/2015/QĐ-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Châu Hồng Phúc
    Ngày ban hành:06/02/2015Hết hiệu lực:01/01/2017
    Áp dụng:16/02/2015Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Thuế-Phí-Lệ phí
  • ỦY BAN NHÂN DÂN
    TỈNH ĐỒNG THÁP
    --------
    Số: 21/2015/QĐ-UBND
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    Đồng Tháp, ngày 06 tháng 02 năm 2015
     
     
    QUYẾT ĐỊNH
    BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ THU PHÍ QUA ĐÒ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
    --------------------------
    ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
     
     
    Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
    Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
    Căn cứ Pháp lệnh Phí và Lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;
    Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí;
    Căn cứ Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí;
    Căn cứ Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
    Căn cứ Nghị quyết số 28/2014/NQ-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp quy định khung mức thu, chế độ thu, nộp đối với các loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền Hội đồng nhân dân tỉnh;
    Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,
     
    QUYẾT ĐỊNH:
     
     
    Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về thu phí qua đò trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
    Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký; thay thế Quyết định số 35/2013/QĐ-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Quy định về thu phí qua đò trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
    Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tài chính; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
     

     Nơi nhận:
    - Như điều 3;
    - Văn phòng Chính phủ;
    - Bộ Tài chính;
    - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
    - TT/TU, TT/HĐND tỉnh;
    - Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Đồng Tháp;
    - CT, các PCT/UBND tỉnh;
    - Sở Tư pháp;
    - Công báo tỉnh;
    - Lưu: VT, KTTH-NSương.
    TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
    KT. CHỦ TỊCH
    PHÓ CHỦ TỊCH




    Châu Hồng Phúc
     
    QUY ĐỊNH
    VỀ THU PHÍ QUA ĐÒ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
    (Ban hành kèm theo Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 06 tháng 02 năm 2015 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
     
     
    Chương I
    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
     
    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
    Phí qua đò là khoản thu của chủ đò hoặc bến khách (nơi đầu tư xây dựng bến khách, có người quản lý) đối với hành khách đi đò hoặc người thuê đò để chở khách, hàng hóa ngang qua sông, kênh hoặc đi dọc sông, kênh, hồ hoặc cập vào tàu khách để đón, trả hành khách trong khi tàu khách đang hành trình.
    Điều 2. Đối tượng áp dụng
    1. Người và phương tiện tham gia giao thông khi qua đò phải nộp phí.
    2. Không áp dụng quy định này đối với các bến đò, bến tàu do Ban Quản lý bến tàu, Hợp tác xã vận tải được cấp có thẩm quyền giao trực tiếp quản lý và kinh doanh.
    Điều 3. Đối tượng miễn
    Xe cứu thương; cứu hỏa; xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp; xe hộ đê; xe làm nhiệm vụ khẩn cấp về chống lụt bão; xe chuyên dùng phục vụ cho quốc phòng, an ninh; xe, đoàn xe đưa tang; đoàn xe có xe hộ tống, dẫn đường; xe làm nhiệm vụ vận chuyển thuốc men, máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hoá đến những nơi bị thảm họa hoặc vùng có dịch bệnh; học sinh đi học hàng ngày; trẻ em dưới 10 tuổi; thương bệnh binh.
    Điều 4. Vé tháng
    1. Đối tượng áp dụng người đi bộ; người đi xe đạp, xe đạp điện; người đi xe gắn máy, xe mô tô, xe điện 02 bánh.
    2. Thời gian áp dụng: vé tháng được phát hành trong tháng, kể từ ngày 01 đến ngày kết thúc tháng theo thời hạn ghi trên vé, không phân biệt thời gian ban ngày hay ban đêm.
     
    Chương II
    MỨC THU, QUẢN LÝ VÀ CHỨNG TỪ THU PHÍ
     
    Điều 5. Mức thu

    Số TT
    Đối tượng
    Đơn vị tính
    Mức thu
    Ghi chú
    A
    Ban ngày (từ 05 giờ đến 19 giờ)
     
     
     
    I
    Đò ngang
     
     
     
    1
    Chiều dài đến 0,5 km
     
     
     
    a
    Hành khách đi bộ
    đồng/người
    1.000
     
    b
    Hành khách đi xe đạp, xe đạp điện, các loại xe tương tự
    đồng/người+xe
    1.500
    Hành khách đi theo xe (kể từ người thứ 02) và hành lý, hàng hóa theo xe mô tô phải mua vé hành khách đi bộ và hành lý, hàng hóa
    c
    Hành khách đi xe gắn máy, xe mô tô, xe điện 02 bánh, các loại xe tương tự
    đồng/người+xe
    2.000
    d
    Ô tô 5 chỗ ngồi
    đồng/người+xe
    10.000
    đ
    Ô tô trên 5 chỗ ngồi
    đồng/người+xe
    15.000
    e
    Hành lý, hàng hóa theo xe mô tô
     
     
    -
    Từ 50 kg trở lên đến 100 kg hoặc cồng kềnh chiếm diện tích từ 01 m2 đến 02 m2
    đồng/lượt hàng hóa
    1.000
    -
    Trên 100 kg hoặc cồng kềnh chiếm diện tích trên 02 m2
    đồng/lượt hàng hóa
    2.000
    2
    Chiều dài trên 0,5 km đến 01km
     
     
     
    a
    Hành khách đi bộ
    đồng/người
    1.000
     
    b
    Hành khách đi xe đạp, xe đạp điện, các loại xe tương tự
    đồng/người+xe
    1.500
    Hành khách đi theo xe (kể từ người thứ 02) và hành lý, hàng hóa theo xe mô tô phải mua vé hành khách đi bộ và hành lý, hàng hóa
    c
    Hành khách đi xe gắn máy, xe mô tô, xe điện 02 bánh, các loại xe tương tự
    đồng/người+xe
    3.000
    d
    Ô tô 5 chỗ ngồi
    đồng/người+xe
    15.000
    đ
    Ô tô trên 5 chỗ ngồi
    đồng/người+xe
    20.000
    e
    Hành lý, hàng hóa theo xe mô tô
     
     
    -
    Từ 50 kg trở lên đến 100 kg hoặc cồng kềnh chiếm diện tích từ 01 m2 đến 02 m2
    đồng/lượt hàng hóa
    1.500
    -
    Trên 100 kg hoặc cồng kềnh chiếm diện tích trên 02 m2
    đồng/lượt hàng hóa
    3.000
    3
    Chiều dài trên 01 km
     
     
     
    a
    Hành khách đi bộ
    đồng/người
    1.000
    Tính cho mỗi km ngoài 01 km đầu
    b
    Xe đạp, xe đạp điện, các loại xe tương tự
    đồng/người+xe
    1.500
    c
    Xe gắn máy, xe mô tô, xe điện 02 bánh, các loại xe tương tự
    đồng/người+xe
    2.000
    d
    Ô tô 5 chỗ ngồi trở lên
    đồng/người+xe
    5.000
     
    đ
    Hành lý, hàng hóa theo xe mô tô
    đồng/lượt hàng hóa
    1.000
     
    II
    Đò dọc
     
     
     
    1
    Chiều dài đến 02 km
     
     
     
    a
    Hành khách đi bộ
    đồng/người
    2.000
     
    b
    Hành khách đi xe đạp, xe đạp điện, các loại xe tương tự
    đồng/người+xe
    2.500
     
    c
    Hành khách đi xe gắn máy, xe mô tô, xe điện 02 bánh, các loại xe tương tự
    đồng/người+xe
    3.000
     
    2
    Chiều dài trên 02 km
     
     
     
    a
    Hành khách đi bộ
    đồng/người
    1.000
    Tính cho mỗi km ngoài 02 km đầu
    b
    Hành khách đi xe đạp, xe đạp điện, các loại xe tương tự
    đồng/người+xe
    1.500
    c
    Hành khách đi xe gắn máy, xe mô tô, xe điện 02 bánh, các loại xe tương tự
    đồng/người+xe
    2.000
    B
    Ban đêm (từ sau 19 giờ ngày hôm trước - trước 5 giờ ngày hôm sau)
    Bằng 02 lần mức thu phí ban ngày, tương ứng từng đối tượng
    C
    Vé tháng
    Bằng 30 lần mức thu phí ban ngày, tương ứng với từng loại đò và từng loại đối tượng
    Mức thu nêu trên đã bao gồm phí bảo hiểm hành khách theo quy định.
    Đối với các bến đò liên huyện (phạm vi khác tỉnh) cần phải có sự thỏa thuận thực hiện theo quy định mức thu phí của 01 trong 02 tỉnh có liên quan; trường hợp không thỏa thuận được mức thu, thực hiện theo quy định mức thu của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
    Điều 6. Quản lý phí qua đò
    Việc quản lý phí qua đò được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
    Phí qua đò là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước; toàn bộ số tiền phí thu được nộp vào ngân sách nhà nước và phân chia cho ngân sách các cấp như sau
    1. Ngân sách huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là ngân sách huyện) hưởng 100%, áp dụng cho các bến đò liên huyện (liên huyện, thị xã, thành phố trong phạm vi tỉnh; giữa các địa phương trong tỉnh với các địa phương của tỉnh khác); các bến đò liên xã, phường, thị trấn (trong phạm vi huyện, thị xã, thành phố) có mức thu phí qua đò từ 100 triệu đồng/cơ sở/năm trở lên. Đối với các bến đò liên huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện) có liên quan thỏa thuận với nhau để phân chia số thu này.
    2. Ngân sách xã, phường, thị trấn hưởng 100%, áp dụng cho các bến đò trong phạm vi xã, phường, thị trấn; các bến đò liên xã, phường, thị trấn (trong phạm vi huyện, thị xã, thành phố) có mức thu phí dưới 100 triệu đồng/cơ sở/năm. Đối với các bến đò liên xã, phường, thị trấn, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã) có liên quan thỏa thuận với nhau để phân chia số thu này.
    Điều 7. Tổ chức đấu giá quyền khai thác phí qua đò
    Toàn bộ các bến đò đều phải tổ chức đấu giá quyền khai thác phí qua đò (gọi t t là đấu giá). Hàng năm, Phòng Tài chính-Kế hoạch cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã khảo sát về mức giá, tính chất ổn định, số tiền phí thu được của năm trước, khả năng phát triển về số thu của năm tiếp theo để làm cơ sở dự kiến mức giá khởi điểm đưa ra đấu giá cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Đối với các bến đò liên huyện, liên xã khi khảo sát phải có sự tham gia của các bên có liên quan.
    Để đảm bảo tính công bằng và tăng thu cho ngân sách, cơ quan chủ trì đấu giá phải thông báo công khai, rộng rãi theo quy định hiện hành của Nhà nước cho các tổ chức, cá nhân về các bến đò đấu giá, thời gian và địa điểm tổ chức đấu giá. Việc đấu giá quyền khai thác phí qua đò của năm sau phải thực hiện xong trước ngày 15 tháng 12 của năm trước.
    Điều 8. Thành phần tổ chức đấu giá
    1. Đối với các bến đò ngân sách cấp huyện hưởng 100%.
    Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Hội đồng đấu giá do Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện là Chủ tịch Hội đồng, Trưởng Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện là Phó Chủ tịch Hội đồng, các Uỷ viên Hội đồng là đại diện của các cơ quan cấp huyện như Chi cục Thuế, Thanh tra huyện, Công an, Phòng Kinh tế và Hạ tầng (Phòng Quản lý đô thị đối với thị xã, thành phố) và Uỷ ban nhân dân cấp xã có bến đò trên địa bàn; đối với bến đò liên huyện sẽ thêm đại diện của Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện liên quan.
    2. Đối với các bến đò ngân sách xã, phường, thị trấn hưởng 100%.
    Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập Hội đồng đấu giá do Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch Hội đồng, công chức cấp xã phụ trách Tài chính – Kế toán là Phó Chủ tịch Hội đồng, các Uỷ viên Hội đồng là đại diện của các cơ quan Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện; Đội Thuế; Công an cấp xã; đối với bến đò liên xã, phường, thị trấn sẽ thêm đại diện Uỷ ban nhân dân cấp xã liên quan.
    Điều 9. Điều kiện và nội dung đấu giá
    1. Điều kiện tổ chức và tham gia đấu giá.
    a) Bến đò phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép mở bến theo quyết định của Bộ Giao thông vận tải để vận chuyển hành khách, phương tiện, hàng hóa qua sông, kênh, rạch;
    b) Tối thiểu phải có từ 02 đối tượng trở lên tham gia đăng ký đấu giá cho 01 cơ sở thu phí qua đò; trong trường hợp chỉ có 01 đối tượng tham gia đăng ký đấu giá, Hội đồng đấu giá xem xét và quyết định;
    c) Tổ chức và cá nhân tham gia đấu giá phải cam kết đủ năng lực thực hiện hợp đồng; đảm bảo phương tiện vận chuyển theo quy định; người điều khiển phương tiện phải có chứng chỉ chuyên môn; phương tiện vận chuyển phải được đăng ký, đăng kiểm, bố trí đầy đủ trang thiết bị an toàn theo quy định; nộp phí đấu giá theo quy định của Nhà nước; tiền đặt cọc tối thiểu 1% và tối đa không quá 15% mức giá khởi điểm (tiền đặt cọc sẽ được hoàn trả lại cho người không trúng đấu giá, sau khi đấu giá kết thúc, thời gian do Hội đồng đấu giá quyết định phù hợp).
    2. Nội dung đấu giá.
    a) Mức giá khởi điểm mức giá khởi điểm do Hội đồng đấu giá công bố.
    Mức giá khởi điểm phải đảm bảo các yêu cầu sau đảm bảo sát với tổng số thu phí của một vài năm trước; được hình thành trên cơ sở mức giá thu phí kèm theo Quy định này;
    b) Nêu rõ đối tượng thu; mức thu; phạm vi, ranh giới khu vực được lên, xuống khách; thời gian tối đa cặp bến lên, xuống khách; thời gian và số lần nộp tiền trúng đấu giá vào ngân sách nhà nước;
    c) Thời gian thực hiện quyền khai thác phí qua đò là 01 (một) năm;
    d) Đối với các bến đò theo quy định cần trang bị cầu phà đủ tiêu chuẩn và những quy định của ngành giao thông, giao Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thời gian thực hiện quyền khai thác phí đò từ 03 đến 05 năm; mức giá trúng thầu các năm sau có tính đến yếu tố trượt giá thấp nhất 10%/năm.
    Điều 10. Phương thức đấu giá, người trúng đấu giá
    1. Tuỳ tình hình thực tế, người chủ trì buổi đấu giá quyết định phương thức đấu giá (bằng miệng, thăm kín).
    2. Người trúng đấu giá là người trả giá cao nhất. Người trúng đấu giá sẽ được nhận quyền khai thác phí qua đò trong thời gian quy định tại điểm c và d khoản 2, Điều 9 Quy định này.
    Điều 11. Giao, nhận quyền khai thác phí qua đò
    1. Đối với người trúng đấu giá quyền khai thác.
    a) Ký hợp đồng nhận quyền khai thác phí qua đò với Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện (đối với các bến đò ngân sách cấp huyện hưởng 100%) hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã (đối với các bến đò ngân sách xã, phường, thị trấn hưởng 100%);
    b) Được thu phí qua đò theo hợp đồng đã ký; hưởng toàn bộ phần thu vượt so với số tiền trúng đấu giá, nếu lỗ thì tự bù đạp chi phí; đảm bảo các quyền lợi khác theo hợp đồng đã ký;
    c) Có trách nhiệm bảo quản, sửa chữa kịp thời hư hỏng bến, cầu đò, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi qua đò;
    d) Nộp 100% số tiền trúng đấu giá vào ngân sách nhà nước theo hợp đồng đã ký; thực hiện thu phí theo mức thu do Nhà nước quy định; mua bảo hiểm cho hành khách, phương tiện, hàng hóa theo quy định; thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động kinh doanh theo quy định của Nhà nước.
    2. Đối với Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã.
    a) Thực hiện ký hợp đồng giao quyền khai thác phí qua đò với người trúng đấu giá; đồng thời, căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương, quy định cụ thể thời gian, số lần nộp tiền trúng đấu giá vào ngân sách nhà nước, bảo đảm nộp dứt điểm trong 06 tháng đầu năm;
    b) Kiểm tra việc thu phí đối với người nhận quyền khai thác; xử lý (hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý) theo quy định hiện hành của Nhà nước đối với các trường hợp thực hiện không đúng theo hợp đồng đã ký;
    c) Phối hợp với Chi cục Thuế cấp huyện hướng dẫn và đôn đốc người trúng đấu giá nộp số tiền trúng đấu giá theo hợp đồng đã ký và các khoản thuế vào ngân sách nhà nước;
    d) Thực hiện niêm yết mức thu phí qua đò ở 02 đầu mỗi bến đò;
    đ) Đảm bảo các quyền lợi cho người trúng đấu giá quyền khai thác theo hợp đồng đã ký.
    Điều 12. Đăng ký kê khai và sử dụng chứng từ thu phí
    1. Các tổ chức, cá nhân nhận quyền khai thác phí qua đò, căn cứ hợp đồng đã ký với Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện đăng ký, kê khai với Chi cục Thuế huyện, thị, thành phố để nhận mẫu biểu, chứng từ thu do ngành thuế phát hành.
    2. Đơn vị thu phí phải sử dụng biên lai thu phí do cơ quan thuế in ấn, cấp phát và thực hiện các quy định về quản lý sử dụng biên lai theo Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về phí và lệ phí; Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ.
    3. Khi thu phí phải cấp biên lai thu phí cho đối tượng nộp phí; nghiêm cấm việc thu phí không sử dụng biên lai hoặc biên lai không đúng quy định.
     
    Chương III
    TỔ CHỨC THỰC HIỆN
     
    Điều 13. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị tổ chức thực hiện thu phí theo quy định.
    Điều 14. Cơ quan thuế nơi đơn vị thu đóng trụ sở có trách nhiệm cấp biên lai thu phí cho đơn vị thu; kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thu phí thực hiện chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng biên lai thu tiền phí theo đúng chế độ quy định.
    Điều 15. Tổ chức, cá nhân vi phạm về quản lý, thu, nộp, sử dụng tiền phí sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
    Điều 16. Sở Tài chính có trách nhiệm quản lý, kiểm tra thu phí đúng quy định; định kỳ 6 tháng, năm, tổng hợp báo cáo tình hình việc thực hiện thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trên địa bàn Tỉnh; theo dõi mức thu phí, tỷ lệ nộp ngân sách; đồng thời tổng hợp các kiến nghị đề xuất trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế t i địa phương./.
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Pháp lệnh phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
    Ban hành: 28/08/2001 Hiệu lực: 01/01/2001 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Thông tư 63/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí
    Ban hành: 24/07/2002 Hiệu lực: 01/01/2002 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 16/12/2002 Hiệu lực: 01/01/2004 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân số 11/2003/QH11
    Ban hành: 26/11/2003 Hiệu lực: 10/12/2003 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    05
    Thông tư 45/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí
    Ban hành: 25/05/2006 Hiệu lực: 18/06/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    06
    Thông tư 02/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
    Ban hành: 02/01/2014 Hiệu lực: 17/02/2014 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    07
    Quyết định 35/2013/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc ban hành Quy định về thu phí qua đò trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
    Ban hành: 14/11/2013 Hiệu lực: 24/11/2013 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản hết hiệu lực
    08
    Quyết định 72/2016/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc quy định giá dịch vụ sử dụng đò trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
    Ban hành: 21/12/2016 Hiệu lực: 01/01/2017 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản thay thế
    09
    Nghị định 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ
    Ban hành: 14/05/2010 Hiệu lực: 01/01/2011 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

  • Văn bản đang xem

    Quyết định 21/2015/QĐ-UBND ban hành Quy định thu phí qua đò tỉnh Đồng Tháp

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp
    Số hiệu:21/2015/QĐ-UBND
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:06/02/2015
    Hiệu lực:16/02/2015
    Lĩnh vực:Thuế-Phí-Lệ phí
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Châu Hồng Phúc
    Ngày hết hiệu lực:01/01/2017
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X