hieuluat

Thông tư 48/1998/TT/BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 75A-TC/TCT 1993

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Tài chínhSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:48/1998/TT/BTCNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Vũ Mộng Giao
    Ngày ban hành:11/04/1998Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:26/04/1998Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Thuế-Phí-Lệ phí
  • Thông tư

    THÔNG TƯ

    CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 48/1998/TT-BTC NGÀY 11 THÁNG 4 NĂM 1998 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÔNG TƯ SỐ 75A TC/TCT NGÀY 31/8/1993 CỦA
    BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 57/CP NGÀY 28/8/1993 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH
    LUẬT THUẾ LỢI TỨC VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
    MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ LỢI TỨC

     

    - Căn cứ Luật thuế lợi tức được Quốc hội khoá VIII thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1990; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế lợi tức được Quốc hội khoá IX thông qua ngày 6 tháng 7 năm 1993;

    - Căn cứ Nghị định số 57/CP ngày 28 tháng 8 năm 1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế lợi tức và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế lợi tức;

    - Căn cứ Nghị định số 59/CP ngày 3 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước.

    - Căn cứ Nghị định số 114/1997/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 1997 của Chính phủ sửa đổi Nghị định số 57/CP ngày 28/8/1993.

    Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung, sửa đổi Thông tư số 75A TC/TCT ngày 31/8/1993 như sau:

     

    1. Sửa đổi phần căn cứ tính thuế của Thông tư như sau:

    - Mục II.2 - Về doanh thu để tính lợi tức chịu thuế.

    Doanh thu để tính lợi tức chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền dịch vụ (kể cả phụ thu, trợ giá mà doanh nghiệp được hưởng nếu có) và các khoản thu khác chưa trừ một khoản phí tổn nào của cơ sở kinh doanh phát sinh trong kỳ tính thuế. Đối với hoạt động giao khoán trong sản xuất nông nghiệp doanh thu là tiền thu về trong các hình thức giao khoán cho CBCNV (kể cả thu bằng sản phẩm) ở các doanh nghiệp sản xuất nông, lâm nghiệp.

    Doanh thu đối với sản phẩm hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để tính lợi tức chịu thuế là doanh thu bán hàng có cả thuế tiêu thụ đặc biệt.

    Doanh thu đối với hình thức trả trước một số năm của hoạt động cho thuê nhà, cho thuê tài sản cố định là số tiền thu trước một số năm.

    Mục II.3.a - Chi phí khấu hao tài sản cố định

    Các doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký với cơ quan thuế trực tiếp quản lý danh mục tài sản cố định, thời gian sử dụng và thời gian khấu hao của từng loại tài sản cố định để trích khấu hao.

    Nguyên giá TSCĐ, thời gian sử dụng TSCĐ, phương pháp trích khấu hao TSCĐ được thực hiện theo Quyết định số 1062 TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996 của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và khấu hao TSCĐ.

    - Tài sản cố định thuộc tất cả các nguồn vốn đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng thì không được trích khấu hao TSCĐ vào giá thành sản xuất kinh doanh.

    - Các chi phí doanh nghiệp chi ra để nâng cấp tài sản cố định được phản ánh tăng nguyên giá của TSCĐ đó, không được hạch toán các chi phí này vào chi phí kinh doanh trong kỳ.

    - Các chi phí sửa chữa TSCĐ được tính hoặc phân bổ dần vào chi phí hợp lý là số thực chi hợp lý về sửa chữa TSCĐ trong kỳ:

    + Sửa chữa TSCĐ thuê ngoài tính theo số tiền thực tế thanh toán theo hợp đồng với người nhận thầu.

    + Sửa chữa TSCĐ tự làm tính theo chi phí thực tế hợp lý phát sinh.

    Đối với một số ngành đặc thù mà chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh không đều giữa các kỳ, các năm, nếu doanh nghiệp muốn trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí kinh doanh thì phải lập kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ và trình Bộ Tài chính xem xét quyết định, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý biết sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài chính.

    Doanh nghiệp phải quyết toán chi phí sửa chữa thực tế phát sinh với chi phí sửa chữa đã trích trước, nếu chi phí sửa chữa lớn hơn số chi phí đã trích trước thì phần chênh lệch được hạch toán hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nếu chi phí sửa chữa thực tế nhỏ hơn số chi phí đã trích thì phần chênh lệch được hạch toán giảm chi phí kinh doanh trong kỳ.

    Các doanh nghiệp thuộc các ngành đặc thù nếu áp dụng phương pháp phân bổ chi phí sửa chữa TSCĐ vào các kỳ kinh doanh tiếp theo, doanh nghiệp cũng phải lập kế hoạch phân bổ chi phí sửa chữa TSCĐ và thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp biết.

    - Mục II.3.c - Chi phí tiền lương, tiền công

    Chi phí tiền lương, tiền công được tính trên cơ sở số lượng lao động của cơ sở và lương cấp bậc, phụ cấp lương (nếu có) theo chế độ hiện hành gắn với kết quả sản xuất kinh doanh của cơ sở, cụ thể là:

    - Đối với doanh nghiệp Nhà nước căn cứ Nghị định số 28/CP ngày 28/3/1997 của Chính phủ về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong các DNNN, Thông tư số 13/LĐ-TBXH-TT ngày 10/4/1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương, thu nhập trong DNNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

    - Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải đăng ký đơn giá tiền lương với cơ quan trực tiếp quản lý thuế như đã quy định tại Thông tư số 20/LB-TT ngày 2/6/1993 của Liên Bộ Lao động Thương binh và xã hội - Tài chính hướng dẫn thực hiện quản lý tiền lương, tiền thưởng trong các doanh nghiệp, cụ thể phải có các tài liệu sau:

    + Đơn giá tiền lương (theo mẫu quy định tại Thông tư số 20/LB-TT ngày 2/6/1993 của Liên Bộ Lao động Thương binh và xã hội - Tài chính) và thuyết minh phương pháp tính toán cụ thể.

    + Tổng số lao động đang sử dụng, trong đó số đã ký hợp đồng lao động; Báo cáo quỹ tiền lương, quỹ tiền thưởng và thu nhập khác có tính chất lương (theo mẫu quy định tạo Thông tư Liên bộ số 20/LB-TT ngày 2/6/1993).

    Trường hợp doanh nghiệp không đăng ký đơn giá tiền lương, cơ quan thuế được phép ấn định chi phí tiền lương theo quy định tại Nghị định số 26/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ để làm căn cứ xác định lợi tức chịu thuế.

    - Đối với các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh (hợp tác xã, tổ sản xuất, xí nghiệp tư nhân, hộ cá thể, công ty cổ phần) tiền lương, tiền công của lao động được tính vào chi phí theo đơn giá tiền công, tiền lương sản phẩm và theo hợp đồng thoả thuận giữa người lao động với các doanh nghiệp.

    Để bảo đảm sự công bằng, hợp lý, Cục thuế tỉnh, thành phố có thể căn cứ vào chế độ tiền lương áp dụng đối với xí nghiệp quốc doanh, tình hình giá cả để tính định mức tiền lương, tiền công cho từng ngành, nghề trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định trong từng thời kỳ cụ thể.

    - Việc xác định chi phí tiền lương, tiền công được trừ để xác định lợi tức chịu thuế phải căn cứ đơn giá tiền lương đã đăng ký với cơ quan thuế để loại trừ những yếu tố do nguyên nhân khách quan. Và phải đảm bảo tỷ lệ tăng giữa tiền lương thực hiện và tiền lương đăng ký không cao hơn tỷ lệ tăng giữa lợi nhuận thực hiện với lợi nhuận đã đăng ký khi xây dựng đơn giá tiền lương.

    - Chủ hộ tư nhân kinh doanh được hưởng toàn bộ thu nhập do kết quả kinh doanh đem lại sau khi đã trừ các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ và nộp các khoản thuế theo quy định (bao gồm cả thuế lợi tức). Do đó tiền lương, tiền công đối với chủ hộ tư nhân kinh doanh không được xác định là chi phí khi xác định lợi tức chịu thuế.

     

    2. Bổ sung quy định về chi phí của phần căn cứ tính thuế của Thông tư như sau:

    Mục II.3.d:

    - Chi phí dự phòng

    Đối với doanh nghiệp Nhà nước được trích vào chi phí khoản dự phòng theo quy định tại Thông tư số 64 TC/TCDN ngày 15/9/1997 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng công nợ khó đòi, dự phòng giả giá chứng khoán tại DNNN. Đối với các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh không trích trước vào chi phí khoản dự phòng, nhưng được hạch toán vào chi phí khoản nợ không đòi được trong các trường hợp:

    + Đối với con nợ là pháp nhân:

    . Các quyết định của toà án cho xử lý phá sản doanh nghiệp theo Luật phá sản doanh nghiệp.

    . Các quyết định của cơ quan có thẩm quyền về giải thể doanh nghiệp như đã quy định tại Nghị định số 50/CP ngày 28/6/1996 của Chính phủ về việc thành lập, tổ chức lại, giải thể và phá sản đối với DNNN và Thông tư số 25 TC/TCDN ngày /5/1997 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định trên.

    . Các quyết định khác của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

    + Đối với con nợ là thể nhân.

    . Con nợ còn tồn tại nhưng có đủ chứng cớ chứng minh không có tài sản cá nhân trả nợ.

    . Lệnh truy nã hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật đối với những con nợ đã bỏ trốn hoặc đang thi hành án.

    . Con nợ đã chết và không có khả năng trả nợ, phải có xác nhận của chính quyền địa phương.

    - Chi hoạt động giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, y tế theo chế độ quy định.

    3. Sửa đổi quy định về thuế suất của phần căn cứ tính thuế của Thông tư như sau:

    Mục II.6.a - Thuế suất thuế lợi tức:

    Thuế suất thuế lợi tức ổn định quy định tại khoản 3, Điều 1 của Nghị định số 114/1997/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 1997 của Chính phủ về sửa đổi Nghị định số 57/CP ngày 28 tháng 8 năm 1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế lợi tức và luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế lợi tức, được áp dụng như sau:

    Đối tượng nộp thuế lợi tức theo thuế suất ổn định trên lợi tức chịu thuế cả năm đối với từng nhóm ngành nghề, gồm các cơ sở kinh doanh xác định được lợi tức chịu thuế (trừ hộ kinh doanh nhỏ và hộ buôn chuyến). Cụ thể là:

    - Thuế suất 25% đối với các ngành:

    + Sản xuất điện năng;

    + Khai thác mỏ, khoáng sản, lâm sản, thuỷ sản, khai thác nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt;

    + Luyện kim;

    + Cơ khí chế tạo: máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và vật truyền dẫn;

    + Sản xuất hoá chất cơ bản, sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu;

    + Sản xuất vật liệu xây dựng;

    + Xây dựng kể cả khảo sát thiết kế, các dịch vụ giám sát thi công;

    + Xây dựng cơ sở hạ tầng để cho thuê trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao;

    + Thuỷ nông;

    + Vận tải kể cả bốc xếp tại các Cảng, vận chuyển thu gom rác;

    + Xuất bản báo: Đối với hoạt động quảng cáo trên báo phải hạch toán riêng để nộp thuế lợi tức 45% lợi tức thu được từ hoạt động quảng cáo. Trường hợp hoạt động xuất bản báo bị lỗ thì được bù trừ lợi tức chịu thế của hoạt động quảng cáo trên báo và nộp thuế lợi tức 45% trên số lợi tức chịu thuế còn lại:

    + Dạy học, dạy nghề;

    + Sản phẩm nông nghiệp do nông trường, lâm trường trung tâm, trạm trại sản xuất và trực tiếp chế biến sản phẩm tự sản xuất như: trồng mía chế biến thành mật, trồng bông chế biến thành bông hạt, trồng cà phê bóc vỏ rang xay thành bột, chế biến mủ cao su từ mủ nước thành các loại mủ khô sơ chế;

    + Lãi trái phiếu, tín phiếu kho bạc;

    - Thuế suất 35% đối với các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, chế biến lương thực và sản xuất khác;

    - Thuế suất 45% đối với ngành thương nghiệp, ăn uống và dịch vụ các loại;

    Các hoạt động sửa chữa có các công việc mang tính chất công nghiệp như sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc thiết bị thì căn cứ vào tính chất hoạt động để xếp vào ngành công nghiệp tương ứng.

    Ví dụ: Sửa chữa tàu thuỷ, ôtô thì được xếp vào thuế suất 25% của sản xuất phương tiện vận tải.

    Các hoạt động sửa chữa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng như sửa chữa điện dân dụng, sửa chữa đồ dùng điện tử, sửa chữa xe đạp, xe máy áp dụng thuế suất dịch vụ khác 45%.

    Lợi tức khác được nộp thuế lợi tức theo thuế suất của hoạt động kinh doanh cơ bản. Trường hợp hoạt động kinh doanh cơ bản có áp dụng nhiều thuế suất, thì lợi tức khác được nộp thuế theo thuế suất của ngành nghề có lợi tức chịu thuế chiếm tỷ lệ cao nhất.

    Cơ sở kinh doanh hoạt động nhiều nhóm ngành nghề có thuế suất khác nhau phải hạch toán riêng lợi tức chịu thuế của từng ngành nghề và áp dụng thuế suất thuế lợi tức theo từng ngành nghề. Trường hợp cơ sở không hạch toán riêng được lợi tức chịu thế của từng ngành, nghề thì áp dụng thuế suất thuế lợi tức cao nhất của ngành nghề có kinh doanh tính trên tổng số lợi tức chịu thuế của cơ sở.

    Mục II.6.b - Thuế suất thuế lợi tức bổ sung:

    Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 57/CP ngày 28 tháng 8 năm 1993 của Chính phủ quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 114/1997/NĐ-CP ngày 16/12/1997 của Chính phủ thì cơ sở kinh doanh ngoài việc phải nộp thuế lợi tức theo thuế suất ổn định như nói trên, nếu có lợi tức chịu thuế vượt trên mức quy định thì phải nộp thuế lợi tức bổ sung như sau:

    - Doanh nghiệp nhà nước có lợi tức chịu thuế cao phải nộp thuế lợi tức bổ sung. Thuế lợi tức bổ sung tính trên phần lợi tức còn lại sau khi nộp thuế lợi tức theo thuế suất ổn định của ngành nghề kinh doanh và trích lập 3 quỹ của doanh nghiệp (quỹ khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng).

    + Thuế suất thuế lợi tức bổ sung được áp dụng:

    * Thuế suất 30% đối với các ngành khai thác tài nguyên, sản xuất, xây dựng, vận tải.

    * Thuế suất 40% đối với ngành thương nghiệp, ăn uống, dịch vụ các loại.

    + Các cơ sở kinh doanh áp dụng thuế lợi tức bổ sung theo một thuế suất. Trường hợp cơ sở kinh doanh có nhiều ngành nghề thì thuế suất lợi tức bổ sung được tính theo ngành nghề kinh doanh có lợi tức chịu thuế cao nhất.

    + Căn cứ xác định thuế lợi tức bổ sung:

     

    Thuế lợi tức bổ sung

    =

    Lợi tức chịu thuế bổ sung

    x

    Thuế suất bổ sung

     

    Lợi tức chịu thuế bổ sung

    =

    Lợi tức chịu thuế

    -

    Thuế lợi tức phải nộp theo thuế suất ổn

    -

    Ba quỹ của định xí nghiệp

     

    * Mức trích lập ba quỹ của doanh nghiệp làm căn cứ xác định lợi tức chịu thuế lợi tức bổ sung được quy định như sau:

    Quỹ khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh tính bằng 50% số lợi tức chịu thuế còn lại sau khi đã trừ đi số thuế lợi tức tính theo thuế suất ổn định.

    Quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng: tính bằng 3 tháng lương thực hiện của doanh nghiệp trên cơ sở chế độ tiền lương của Chính phủ quy định tại Nghị định số 28/CP ngày 28/3/1997 về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong các DNNN và các văn bản hướng dẫn Nghị định này. + Trường hợp các cơ sở kinh doanh được trích các quỹ chuyên dùng: quỹ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính... thì nguồn trích lấy từ lợi tức còn lại sau khi nộp thuế lợi tức và thuế lợi tức bổ sung.

    + Lợi tức chia lãi cổ phần lấy từ lợi tức còn lại sau khi nộp thuế lợi tức theo thuế suất ổn định và thuế suất lợi tức bổ sung.

    Ví dụ: Doanh nghiệp X có lợi tức chịu thuế như sau:

     

    Lợi tức chịu thuế (tr.đ)

    Thuế suất ổn định (%)

    Thuế lợi tức
    (tr.đ)

    Kinh doanh cung ứng và dịch vụ

    2.500

    45

    1.125

    Kinh doanh vận tải

    50

    25

    12,5

    Sản xuất khác

    80

    35

    28

    Lợi tức khác

    120

    45

    54

    Cộng

    2.750

     

    1.219,5

     

    + Tổng quỹ lương thực tế hợp lý cả năm theo quy định: 864 triệu

    + Thuế lợi tức theo thuế suất ổn định: 1.219,5 triệu

    + Các quỹ xí nghiệp

     

     

    864 tr x 3

     

     

    [(2.750 tr - 1.219,5 tr) x 50%]

    +

     

    =

    981,2 triệu.

     

     

    12

     

     

    + Thuế lợi tức bổ sung phải nộp (theo thuế suất của thương nghiệp dịch vụ).

    (2.750 tr - 1.219,5 tr - 981,2 tr) x 40% = 219,7 tr

    + Tổng cộng số thuế lợi tức phải nộp:

    1.219,5 tr + 219,7 tr = 1.439,2 tr

    - Các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh như Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, kinh tế tập thể có huy động vốn góp từ các cá nhân, tổ chức kinh doanh, đại diện cho vốn góp của tổ chức hoặc tập thể và của các doanh nghiệp Nhà nước, nếu lợi tức chịu thuế bình quân tháng của đầu người góp vốn trên 10 triệu đồng thì thuế lợi tức bổ sung được nộp theo quy định sau:

    Thuế lợi tức bổ sung được xác định căn cứ vào lợi tức chịu thuế bổ sung và thuế suất. Lợi tức chịu thuế bổ sung là lợi tức còn lại sau khi nộp thuế lợi tức theo thuế suất ổn định (-) quỹ đầu tư bằng 50% của lợi tức còn lại sau khi nộp thuế lợi tức. Thuế suất thuế lợi tức bổ sung là 25%.

    Ví dụ: Ngân hàng Thương mại cổ phần A có 15 cổ đông trong đó 10 cổ đông tư nhân và 5 cổ đông đại diện cho tổ chức hoặc DNNN, lợi tức chịu thuế năm 1997 là 2.000 triệu, cách tính thuế lợi tức và thuế lợi tức bổ sung như sau:

    1. Thuế lợi tức theo thuế suất ổn định:

    2.000 tr.đ x 45% = 900 tr.đ

    2. Thuế lợi tức bổ sung:

    Lợi tức chịu thuế bình quân tháng trên đầu người góp vốn là trên 11 triệu (2.000 tr.đ: 15 cổ đông x 12 tháng). Vì vậy phải nộp thuế lợi tức bổ sung như sau:

    + Lợi tức còn lại sau khi nộp thuế lợi tức:

    2.000 tr.đ - 900 tr.đ = 1.100 tr.đ

    + Quỹ đầu tư được trừ khi tính thuế lợi tức bổ sung:

    1.100 tr.đ x 50% = 550 tr.đ

    + Thuế lợi tức bổ sung:

    (1.100 tr - 550 tr) x 25% = 137,5 tr.đ

    + Tổng số thuế phải nộp:

    900 tr.đ + 137,5 tr.đ = 1.037,5 tr.đ

    Cách xác định số thuế lợi tức phải nộp như trên chỉ áp dụng để tính thuế lợi tức bổ sung cho tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh.

    - Công ty tư nhân, hộ tư nhân kinh doanh nếu có lợi tức chịu thuế bình quân tháng trên 10 triệu đồng thì phần lợi tức chịu thuế vượt trên 10 triệu đồng phải nộp thuế lợi tức bổ sung 25%.

    4. Bổ sung vào cuối điểm 4 Mục IV kê khai, nộp thuế, thu thuế của Thông tư như sau:

    - Kê khai nộp thuế lợi tức đối với đơn vị hạch toán độc lập: Đơn vị hạch toán độc lập có các Chi nhánh, đơn vị phụ thuộc đã thực hiện nộp thuế lợi tức tại Chi nhánh, đơn vị phụ thuộc, khi quyết toán thuế được tổng hợp chung vào kết quả kinh doanh của đơn vị hạch toán độc lập. Trường hợp Chi nhánh hoặc đơn vị phụ thuộc bị lỗ thì xác định số lỗ do nguyên nhân khách quan được bù trừ vào thu nhập chịu thuế của trụ sở chính, nếu còn lỗ thì được chuyển lỗ vào năm sau như quy định của Luật thuế lợi tức.

    - Các doanh nghiệp có hoạt động xây dựng cơ bản tự làm đối với các công việc sửa chữa, xây dựng trong nội bộ đơn vị kể cả việc trồng mới và chăm sóc vườn cây lâu năm, trong thời kỳ xây dựng cơ bản, hàng năm được trích một khoản là định mức hoặc một tỷ lệ (%) trên giá trị khối lượng XDCB như một khoản lợi nhuận để lập quỹ khen thưởng, phúc lợi. Khoản thu nhập được xác định là lợi nhuận và phải nộp thuế lợi tức trước khi phân phối cho cán bộ công nhân viên.

    - Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cho thuê tài sản như: cho thuê nhà, văn phòng hoặc kinh doanh cơ sở hạ tầng có thu trước tiền thuê của nhiều năm thì doanh nghiệp phải hạch toán riêng và lợi tức chịu thuế lợi tức của doanh nghiệp được xác định như sau:

     

    Lợi tức chịu thuế đối với doanh thu thu tiền trước


    =

    Tổng doanh thu thu tiền trước


    -

    Thuế doanh thu phải nộp đối với doanh thu tiền trước


    -


    Chi phí

     

    Chi phí có liên quan đến việc hình thành doanh thu chịu thuế được xác định như sau:

    * Chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc chi phí xây dựng nhà cửa, văn phòng đối với các doanh nghiệp cho thuê nhà ở, văn phòng hoặc kinh doanh cơ sở hạ tầng:

    + Đối với hoạt động kinh doanh cơ sở hạ tầng hoặc kinh doanh cho thuê nhà ở, văn phòng là các khoản chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc chi phí xây dựng nhà ở, văn phòng liên quan trực tiếp tới diện tích cho thuê thu tiền một lần. Đối với các trường hợp cho thuê thu tiền trước với thời hạn thuê ngắn hơn thời hạn sử dụng tối thiểu trong khung thời gian sử dụng TSCĐ của bản phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 1062 TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì chi phí xây dựng được phân bố theo thời hạn thuê thực tế. Các doanh nghiệp có thể đăng ký thời hạn sử dụng tài sản cố định phù hợp với quy định tại Quyết định số 1062 TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996.

    Ví dụ:

    Doanh nghiệp A có chức năng cho thuê văn phòng, năm 1996 cho doanh nghiệp B thuê 1.000 m2 văn phòng trong 10 năm với số tiền thuê là 1.000.000 USD, cho doanh nghiệp C thuê 1.000 m2 trong 30 năm với số tiền thuê 3.000.000 USD, và cho doanh nghiệp D thuê 1.000 m2 trong 30 năm với số tiền 3.000.000 USD. Giả sử chi phí xây dựng cho 1 m2 văn phòng cho thuê là 1.250 USD, thời gian sử dụng tối thiểu của nhà cửa loại kiên cố theo quy định của phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 1062 TC/QĐ/CSTC là 25 năm, chi phí xây dựng phân bổ cho các trường hợp được xác định như sau (giả sử doanh nghiệp A đăng ký thời gian khấu hao nhà cửa là 25 năm):

    + Đối với doanh thu cho doanh nghiệp B thuê văn phòng, chi phí xây dựng được phân bổ để xác định lợi tức chịu thuế năm 1996 là:

    Chi phí

     

    1.250 USD/m2 x 1.000 m2

     

     

     

     

    xây

    =

     

    x

    10 năm

    =

    500.000 USD

    dựng

     

    25 năm

     

     

     

     

    + Đối với doanh thu cho doanh nghiệp C và doanh nghiệp D thuê văn phòng, chi phí xây dựng được phân bổ để xác định lợi tức chịu thuế là:

    Chi phí xây dựng = (1.250 USD/m2 x 1.000 m2) x 2 = 2.500.000 USD

    Trường hợp trong năm tính thuế có các hạng mục công trình chưa xác định được các chi phí xây dựng thực tế thì chi phí của các hạng mục này được tạm xác định trên cơ sở dự toán chi phí theo giải trình kinh tế kỹ thuật và phân bổ cho diện tích cho thuê thu tiền một lần. Khi hoàn thành quyết toán công trình sẽ tính toán lại chi phí xây dựng theo thực tế, mọi chênh lệch giữa chi phí xây dựng thực tế và chi phí theo dự toán được điều chỉnh vào kết quả kinh doanh của năm tài chính tiếp theo năm công trình hoàn thành.

    * Các chi phí khác phát sinh trong năm phân bổ cho phần doanh thu thu tiền trước, cụ thể:

     

    Chi phí phát sinh trong năm phân bổ

     

    Tổng các khoản chi phí khác phát sinh trong năm tính thuế

     


    Doanh

    cho doanh thu

    =

     

    x

    thu thu

    thu tiền trước

     

    Tổng doanh thu phát sinh trong năm

     

    tiền trước

     

    - Trường hợp các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng, cho thuê nhà, văn phòng đang trong thời gian được hưởng ưu đãi về thuế thì lợi tức chịu thuế của doanh thu thu tiền trước được xác định như sau:

     

     

    Lợi tức chịu thuế của doanh

     

    Lợi tức chịu thuế đ/v doanh thu thu tiền trước

     


    Số năm

     

    Số năm được

    thu thu tiền

    =

     

    x

    thu tiền

    -

    miễn

    trước

     

    Số năm thu tiền trước

     

    trước

     

    thuế

     

    Trong đó:

     

    Số năm được miễn thuế

    =

    Số năm miễn thuế theo giấy phép đầu tư

    -

    Số năm tính từ năm doanh nghiệp có lãi

     

    Hai năm được giảm thuế tính bằng một năm miễn thuế.

    5. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và áp dụng đối với việc quyết toán thuế lợi tức từ năm 1997. Những quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Thuế Lợi tức
    Ban hành: 08/08/1990 Hiệu lực: 01/10/1990 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế Lợi tức
    Ban hành: 06/07/1993 Hiệu lực: Đang cập nhật Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị định 57-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Luật thuế lợi tức và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế lợi tức
    Ban hành: 28/08/1993 Hiệu lực: 01/09/1993 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Nghị định 59/CP của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước
    Ban hành: 03/10/1996 Hiệu lực: 03/10/1996 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    05
    Nghị định 114/1997/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi Nghị định số 57/CP ngày 28/8/1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế lợi tức và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế lợi tức
    Ban hành: 16/12/1997 Hiệu lực: 16/12/1997 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    06
    Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 57-CP ngày 28/8/90 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế lợi tức và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế lợi tức
    Ban hành: 31/08/1993 Hiệu lực: 01/09/1993 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản bị sửa đổi, bổ sung
    07
    Nghị định 26-CP của Chính phủ về việc quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp
    Ban hành: 23/05/1993 Hiệu lực: 01/04/1993 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    08
    Thông tư liên tịch 20/LB-TT của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện quản lý tiền lương, tiền thưởng trong các doanh nghiệp
    Ban hành: 02/06/1993 Hiệu lực: 01/04/1993 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    09
    Nghị định 50/CP của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp Nhà nước
    Ban hành: 28/08/1996 Hiệu lực: 28/08/1996 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    10
    Nghị định 28/CP của Chính phủ về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước
    Ban hành: 28/03/1997 Hiệu lực: 01/01/1997 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    11
    Thông tư 13/LĐTBXH-TT của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp Nhà nước
    Ban hành: 10/04/1997 Hiệu lực: 01/01/1997 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    12
    Thông tư 64-TC/TCDN của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng dự phòng giảm gíá hàng tồn kho, dự phòng công nợ khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán tại doanh nghiệp Nhà nước
    Ban hành: 15/09/1997 Hiệu lực: 01/01/1997 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    13
    Thông tư 82/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ tài chính áp dụng cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao
    Ban hành: 19/06/1998 Hiệu lực: 19/06/1998 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Thông tư 48/1998/TT/BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 75A-TC/TCT 1993

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Tài chính
    Số hiệu:48/1998/TT/BTC
    Loại văn bản:Thông tư
    Ngày ban hành:11/04/1998
    Hiệu lực:26/04/1998
    Lĩnh vực:Thuế-Phí-Lệ phí
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Vũ Mộng Giao
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X