hieuluat

Quyết định 507/QĐ-BCT về việc ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh t

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Công ThươngSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:507/QĐ-BCTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Trần Tuấn Anh
    Ngày ban hành:21/02/2017Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:21/02/2017Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Thương mại-Quảng cáo
  • B CÔNG THƯƠNG
    -------
    Số: 507/QĐ-BCT
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    Hà Nội, ngày 21 tháng 02 năm 2017
     
     
    ----------------------
    BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
     
    Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
    Căn cứ Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020;
    Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,
     
    QUYẾT ĐỊNH:
     
    Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020.
    Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
    Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, doanh nghiệp thuộc Bộ, Giám đốc Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
     

    Nơi nhận:
    - Như Điều 3;
    - Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
    - Văn phòng Chính phủ;
    - Văn phòng Phát triển bền vững - Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
    - Lãnh đạo Bộ;
    - Website Bộ Công Thương;
    - Lưu: VT, KH (2).
    BỘ TRƯỞNG




    Trn Tun Anh
     
     
     
    1. Mục tiêu chung
    Phấn đấu cải thiện cả về điểm svà vị trí xếp hạng về môi trường kinh doanh, bao gồm: Đến hết năm 2017, các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh đạt tối thiểu bằng trung bình của nhóm nước ASEAN 4; đến hết năm 2020 đạt điểm số trung bình của nhóm nước ASEAN 45 trên các nhóm chỉ tiêu về năng lực cạnh tranh (theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới); các chỉ số Đổi mới sáng tạo (theo đánh giá của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới - WIPO) đạt trung bình ASEAN 59; thực hiện Chính phủ điện tử (theo cách tiếp cận của Liên hợp quốc).
    2. Các chỉ tiêu chủ yếu
    2.1. Các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh đạt tối thiểu bằng trung bình của nhóm nước ASEAN 4.
    - Bám sát tiêu chí đánh giá của Ngân hàng thế giới và Diễn đàn kinh tế thế giới; củng cố, duy trì các kết quả đạt được về môi trường kinh doanh, đồng thời phấn đấu nâng điểm trên tất cả các chỉ tiêu. Tiếp tục cải cách toàn diện các quy định về điều kiện kinh doanh, kiên quyết đổi mới công tác quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu theo thông lệ quốc tế.
    - Đạt tối thiểu bằng trung bình của các nước ASEAN 4 trên các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh, cụ thể là:
    Rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục, gồm: tiếp cận điện năng không quá 35 ngày; thông quan hàng hóa qua biên giới còn 70 giờ đối với hàng hóa xuất khẩu, 90 giờ đối với hàng hóa nhập khẩu; giải quyết tranh chấp hợp đồng tối đa 300 ngày.
    - Tạo lập hệ thống hỗ trợ khởi sự kinh doanh, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, ổn định, tự do sáng tạo cho doanh nghiệp khởi nghiệp; phấn đấu đạt mức 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020, trong đó tối thiểu 0,5% là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
    2.2. Mục tiêu về thực hiện Chính phủ điện tử
    - Cải cách toàn diện cả 3 nhóm chỉ số gồm: Hạ tầng viễn thông (TII), nguồn nhân lực (HCI) và dịch vụ công trực tuyến (OSI); phấn đấu đến hết năm 2017 xếp hạng thứ 80; đến năm 2020 đạt trung bình ASEAN 515 về điểm số và thứ hạng tối thiểu thứ 70 trên thế giới.
    - Phấn đấu đến hết năm 2017, hầu hết các dịch vụ công phổ biến, liên quan đến nhiều người dân, doanh nghiệp được cung cấp ở mức độ 3; cho phép sử dụng thanh toán lệ phí trực tuyến, nhận hồ sơ và trả kết quả trực tuyến hoặc gửi qua mạng (dịch vụ công trực tuyến mức độ 4).
    II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
    1. Các đơn vị thuộc Bộ thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ cải thiện các chỉ số được phân công làm đầu mối theo phụ lục I, II, III, IV, đề xuất về các chính sách, cơ chế, giải pháp, nhiệm vụ để cải thiện các chỉ số được phân công.
    2. Tổng cục Năng lượng, Cục Điều tiết điện lực, Cục Xuất nhập khẩu, Cục Quản lý cạnh tranh, Vụ Pháp chế cùng các đơn vị liên quan chủ động phối hợp với các tổ chức quốc tế tìm hiểu rõ phương pháp, cách tính và ý nghĩa của các chỉ tiêu xếp hạng, đồng thời cung cấp thông tin để các tổ chức quốc tế có căn cứ xác thực để xếp hạng.
    3. Tổng cục Năng lượng, Cục Xuất nhập khẩu, Vụ Khoa học và Công nghệ, Cục Hóa chất, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với các đơn vị tổ chức triển khai các nhiệm vụ sau:
    - Các nhiệm vụ, giải pháp về cải cách toàn diện công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015, Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ, Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
    - Trong quý I năm 2017, rà soát Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành tại khâu thông quan theo hướng kiểm tra ít nhất có thể, đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian kiểm tra; chuyển mạnh sang hậu kiểm; rà soát, sửa đổi các quy định về tiếp nhận công bố hợp quy đi với hàng hóa nhập khẩu theo hướng bãi bỏ hoặc đơn giản hóa thủ tục; hướng dẫn các tổ chức đánh giá sự phù hợp trong nước tăng cường, chủ động thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp của nước ngoài đối với sản phm, hàng hóa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cao hơn Việt Nam; tách bạch hoạt động đánh giá sự phù hợp với hoạt động quản lý nhà nước theo đúng quy định của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa và pháp luật liên quan theo hướng cơ quan quản lý nhà nước không cấp Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với việc kiểm tra chuyên ngành.
    - Đẩy mạnh việc Chứng nhận hợp quy đối với dòng sản phẩm tại nước xuất khẩu và tăng cường hậu kiểm đối với nhóm hàng hóa nhập khẩu.
    - Điện tử hóa các thủ tục (nộp hồ sơ, trả kết quả...) kiểm tra chuyên ngành; kết nối chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức quản lý, kiểm tra chuyên ngành với Cổng thông tin một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN, đảm bảo rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục kiểm tra chuyên ngành theo mục tiêu đề ra.
    - Sửa đổi các quy định về phí kiểm tra chuyên ngành, minh bạch về cách tính chi phí, đối tượng trả phí và chuyn dần sang áp dụng cơ chế giá.
    4. Văn phòng Bộ thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, cung ứng dịch vụ công trực tuyến và Chính phủ điện tử; áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước; phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện nghiêm Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích.
    5. Vụ Pháp chế làm đầu mối chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện:
    - Tiếp tục triển khai việc xây dựng, vận hành và nâng cao hiệu quả cổng thông tin tiếp nhận, xử lý kiến nghị và công khai kết quả gii quyết thủ tục hành chính; công khai kết quả tiếp nhận, xử lý kiến nghị.
    - Trình Quốc hội dự thảo Khung chính sách về thương mại phục vụ việc sửa đổi Luật Thương mại trước tháng 12 năm 2017.
    6. Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy mạnh thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, thực hiện thuê ngoài đối với các dịch vụ liên quan đến thanh toán, chi trả; đào tạo nhân lực công nghệ thông tin, ưu tiên phát triển sản phm, thiết bị an toàn thông tin đặc thù, chuyên biệt của Việt Nam phục vụ hoạt động chuyên ngành của Bộ Công Thương.
    7. Cục Xuất nhập khẩu chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, đôn đốc các bộ, cơ quan quản lý chuyên ngành ban hành Danh mục hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ.
    8. Tổng cục Năng lượng phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện hiệu quả Thông tư số 24/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Bộ Công Thương về rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng; thực hiện chuẩn hóa quy trình tiếp cận điện năng cấp quốc gia theo hướng “một cửa liên thông” giữa cơ quan nhà nước và điện lực trong giải quyết các thủ tụcThỏa thuận tuyến, vị trí cột/ thỏa thuận địa điểm trạm điện, vị trí cột điện và hành lang lưới điện (bao gồm Giấy phép đào đường, vỉa hè)”.
    9. Cục Quản lý cạnh tranh chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện:
    - Rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Quyết định số 35/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo hướng bỏ một số dịch vụ ngân hàng (bao gồm thẻ ghi nợ nội địa; mở và sử dụng dịch vụ tài khoản thanh toán áp dụng cho khách hàng cá nhân; vay vốn cá nhân nhằm mục đích tiêu dùng) ra khỏi Danh mục nhằm cắt giảm thủ tục hành chính không cần thiết, giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cho các tổ chức tín dụng và bảo đảm thống nhất về cơ quan quản lý nhà nước đối với việc cung ứng dịch vụ của các tổ chức tín dụng.
    - Trình Quốc hội dự thảo Luật cạnh tranh (sửa đổi) trước tháng 12 năm 2017, bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, kiểm soát có hiệu quả độc quyền, thống lĩnh trong kinh doanh. Phối hợp với Văn phòng Hội đồng cạnh tranh và các đơn vị liên quan giải quyết kịp thời các khiếu nại đối với các vụ việc lạm dụng vị thế độc quyền, thống lĩnh, tập trung hóa kinh tế, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh và phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật cạnh tranh.
    10. Vụ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để từng bước đề xuất tiêu chí nhập khẩu máy móc, thiết bị theo tuổi thiết bị (từ năm sn xuất đến năm nhập khu) của từng lĩnh vực cụ thể, không áp dụng hạn chế chung “không quá 10 năm” cho tất cả các máy móc, thiết bị.
    11. Vụ Chính sách thương mại đa biên, Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hỗ trợ các địa phương và doanh nghiệp nâng cao năng lực hội nhập quốc tế; tăng cường tuyên truyn, ph biến thông tin về hội nhập quốc tế, nht là các cam kết theo các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, đthống nhất nhận thức và quán triệt trong thực thi; đặc biệt tuyên truyền các hoạt động của khối ASEAN và hưởng ứng năm APEC Việt Nam 2017.
    12. Các đơn vị báo chí, thông tin của Bộ bám sát những nội dung của Chương trình hành động để xây dựng các chuyên đề, chuyên mục nhằm đạt hiệu quả tuyên truyền cao nhất. Đồng thời, góp phần làm cầu ni giữa hoạt động quản lý Nhà nước của Bộ và thực tiễn tại doanh nghiệp; là diễn đàn đcộng đồng doanh nghiệp bày tỏ những ý kiến đóng góp đối với những chính sách do Bộ Công Thương ban hành.
    1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm tổ chức thực hiện những nhiệm vụ và nội dung công tác thuộc lĩnh vực được giao, bảo đảm đúng tiến độ và chất lượng. Có giải pháp xử lý phù hợp, kịp thời, linh hoạt đối với những vấn đề mới phát sinh; kiến nghị, đề xuất những giải pháp chỉ đạo, điều hành phù hợp, hiệu quả.
    2. Các đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao: Định kỳ hàng quý, đánh giá, báo cáo tình hình triển khai và kết quả thực hiện Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh gửi Vụ Kế hoạch (trước ngày 10 của các tháng 3, tháng 6, tháng 9 và trước ngày 5 tháng 12).
    3. Văn phòng Bộ phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường thông tin, tuyên truyền, vận động cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân tích cực tham gia phản biện, góp ý và mở diễn đàn tiếp nhận các ý kiến phản biện chính sách của doanh nghiệp và người dân./.
     
    CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CẦN CẢI THIỆN NĂM 2017
    (Ban hành kèm theo Quyết định số 507/QĐ-BCT ngày 21 tháng 02 năm 2017 của Bộ Công Thương)
     
    I. Nhiệm vụ cải thiện Môi trường kinh doanh theo cách tiếp cận của Ngân hàng thế giới
     

    STT
    Các nhiệm vụ cụ thể
    Kết quả hiện tại
    Mục tiêu 2017
    Cơ quan chủ trì/phối hợp
    1.
    Đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian và cải thiện thứ hạng Tiếp cận điện năng
    Thứ hạng: 96
    5 thủ tục
    46 ngày
    Thứ hạng 70
    4 Thủ tc
    Thời gian dưới 35 ngày
    Tổng cục Năng lượng
    Cc Điều tiết đin lc
    Tp đoàn đin lc Vit Nam
     
    II. Nhiệm vụ nâng cao Năng lực cạnh tranh (theo cách tiếp cận của WEF)
     

    TT
    Nhiệm vụ cụ thể
    Kết quả hiện tại
    Mục tiêu (2017-2020)
    Cơ quan chủ trì/phối hợp
    Điểm
    Thứ hạng
    Điểm
    Thứ hạng
    1.
    Hiệu lực của chính sách chống độc quyền
    3,5
    89
    Cục Quản lý cạnh tranh /Văn phòng Hội đồng cạnh tranh
    2.
    Mức độ phổ biến về rào cản phi thuế quan
    3,9
    108
    Cục Xuất nhập khẩu
    Cục Quản lý cạnh tranh
    3.
    Quy mô thị trường nội địa
    4,5
    35
    Vụ Thị trường trong nước
    4.
    Quy mô thị trường nước ngoài
    5,8
    25
    Cục Xuất nhập khẩu
     
    (Ban hành kèm theo Quyết định s 507/QĐ-BCT ngày 21 tháng 02 năm 2017 của Bộ Công Thương)
     

    STT
    Các nhim v cthể
    Kết quả hiện tại
    Mục tiêu 2017
    Mục tiêu 2020
    Cơ quan chủ trì/ phối hợp
     
    Nhiệm vụ cải thiện Môi trường kinh doanh theo cách tiếp cận của Ngân hàng thế giới
    Thứ hạng 82/190
    Thứ hạng: 70
    Thứ hạng: 60
     
    Đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian và cải thiện thứ hạng Tiếp cận điện năng
    Thứ hạng: 96
    Thhạng: 70
     
    Tng cục Năng lượng chủ trì phối hợp với:
    - Cc Điều tiết đin lực
    - Tập đoàn Điện lc Vit Nam
    5 thủ tục
    4 thủ tục
     
    46 ngày
    Thời gian dưới 35 ngày
    Thời gian dưới 30 ngày
    1
    Đơn giản hóa và điện tử hóa thủ tục Đăng ký cấp điện mới và đề nghị đấu nối
    4 ngày
    2
    Khảo sát cấp điện
    1 ngày
    3
    Đơn giản hóa, kết hợp thực hiện các thủ tục liên quan về Thỏa thuận tuyến, vị trí cột/ thỏa thun đa điểm trm đin, vị trí cột điện và hành lang lưới điện (bao gồm Giấy phép đào đường, vỉa hè/ Xác nhận phù hợp quy hoạch lưới điện)
    15 ngày
    4
    Nâng cao chất lượng, rút ngắn thời gian và chi phí Thiết kế và thi công công trình đin
    20 ngày + VND 544,000,000
    5
    Rút ngn thời gian lp đặt đồng hồ đo điện, ký kết hợp đồng mua bán điện, và đóng điện
    7 ngày
    Đo lường chất
    Nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và minh bạch về giá điện (0-8 điểm)
    3 điểm
     
    NHIỆM VỤ CỦA CÁC ĐƠN VỊ THUỘC BỘ VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
    (THEO CÁCH TIẾP CẬN CỦA DIỄN ĐÀN KINH TẾ THẾ GIỚI)
    (Ban hành kèm theo Quyết định s 507/QĐ-BCT ngày 21 tháng 02 năm 2017 của Bộ Công Thương)
     

    TT
    Nhiệm vụ cụ thể
    Cơ quan chủ trì/ phi hợp
    1
    Hạn chế đầu tư công sai mục đích
    Vụ Kế hoạch
    2
    Cải thiện lòng tin của người dân đi với các nhà lãnh đạo và tăng mức độ tin cậy đối với người quản lý
    VTổ chức cán b
    3
    Công khai, minh bạch, nghiêm cm gây phiền hà, nhũng nhiễu và nhận hối lộ
    Vụ Tổ chức cán bộ
    Thanh tra B
    4
    Công khai, minh bạch các quyết định hành chính
    Vụ Pháp chế
    Văn phòng Bộ
    5
    Thực hiện chng lãng phí
    Vụ Tài chính
    Văn phòng Bộ
    6
    Giảm thiểu gánh nặng về quy định, thủ tục
    Vụ Pháp chế
    7
    Xử lý, giải quyết tranh chấp giữa người dân, doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước
    Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp Vụ Pháp chế
    8
    Đảm bảo minh bạch trong hoạch định chính sách của chính phủ
    Vụ Pháp chế
    9
    Nâng cao đạo đức doanh nghiệp
    Ban Đi mới và Phát triển doanh nghiệp
    10
    Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tng điện và hạ tầng thương mại
    Tổng cục Năng lượng, Vụ thị trường trong nước
    11
    Nâng cao chất lượng cung ứng điện năng
    Tng cục Năng lượng
    Cục Điều tiết điện lực
    Tp đoàn Đin lc Vit Nam
    12
    Lạm phát (% thay đổi hàng năm)
    Vụ Thị trường trong nước
    13
    Cải thiện Xếp hạng tín nhiệm quốc gia 0- 100 (tốt nhất)
    Văn phòng Bộ
    14
    Đảm bảo hiệu quả và chất lượng đào tạo cán b
    VTổ chức cán bộ
    15
    Mức độ cạnh tranh ở địa phương
    Cục Công nghiệp địa phương
    16
    Mức độ chi phi thị trường
    Cục Quản lý cạnh tranh
    17
    Hiệu lực của chính sách chng độc quyn
    Cục Quản lý cạnh tranh
    18
    Mức độ phổ biến về hàng rào phi thuế quan
    Cục Xuất nhập khu
    19
    Mức độ định hướng khách hàng
    Cục Quản lý cạnh tranh
    20
    Mức độ tinh thông của người mua
    Cục Quản lý cạnh tranh
    21
    Tăng khả năng giữ chân người tài
    VTổ chức cán b
    22
    Tăng khả năng thu hút nhân tài
    VTổ chức cán bộ
    23
    Tỷ lệ nữ trong lực lượng lao động (tỷ lệ so với nam giới)
    VTổ chức cán bộ
    24
    Mức độ sn có về công nghệ hiện đại
    Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin
    25
    Mức độ thu hút công nghệ mới ở cấp độ doanh nghiệp
    Vụ Khoa học và Công nghệ
    26
    FDI và tác động tới chuyn giao công nghệ
    Vụ Khoa học và công nghệ
    27
    Quy mô thị trường nội địa
    Vụ Thị trường trong nước
    28
    Quy mô thị trường nước ngoài
    Cục Xuất nhập khu
    29
    GDP (theo PPP) (tỷ đô la Mỹ)
    Vụ Kế hoạch
    30
    Giá trị xuất khẩu (%GDP)
    Cục Xuất nhập khu
    31
    Slượng doanh nghiệp cung ứng trong nước
    Vụ Công nghiệp nặng, Vụ Công nghiệp nhẹ, Tổng cục Năng lượng, Cục Hóa chất, Vụ Thị trường trong nước.
    32
    Cht lượng doanh nghiệp cung ứng trong nước
    Vụ Công nghiệp nặng, Vụ Công nghiệp nhẹ, Tổng cục Năng lượng, Cục Hóa chất, Vụ Thị trường trong nước.
    33
    Mức độ phát triển cụm liên kết ngành
    Cục Công nghiệp địa phương
    34
    Đặc điểm về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
    Ban Đi mới và Phát triển doanh nghiệp
    35
    Mức độ tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất
    Vụ Thị trường trong nước, Vụ Công nghiệp nặng, Vụ Công nghiệp nhẹ
    36
    Mức độ các doanh nghiệp trong nước kiểm soát phân phối sản phẩm trên thị trường quốc tế
    Cục Xuất nhập khẩu
    37
    Mức độ tinh vi của quy trình sản xut
    Vụ Công nghiệp nặng, Vụ công nghiệp nhẹ
    38
    Mức độ thành công của hoạt động tiếp thị
    Cục Xúc tiến thương mại, Vụ Thị trường trong nước
    39
    Mua sắm của chính phủ về các sản phẩm công nghệ tiên tiến
    Vụ Chính sách Thương mại Đa biên và Vụ Khoa học và Công nghệ
     
    NHIỆM VỤ CỦA CÁC ĐƠN VỊ VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
    (Ban hành kèm theo Quyết định s
    507/QĐ-BCT ngày 21 tháng 02 năm 2017 của Bộ Công Thương)
     

    TT
    Nhiệm vụ cụ thể
    Cơ quan chủ trì/ phối hợp
    1
    Dịch vụ trực tuyến của chính phủ
    Văn phòng Bộ
    2
    Mức tham gia trực tuyến (online e-participation)
    Văn phòng Bộ
    3
    Sản lượng điện, kWh/đầu người
    Tổng cục Năng lượng
    Tp đoàn Đin lc Vit Nam
    4
    GDP/đơn vị năng lượng sử dụng
    Tổng cục Năng lượng
    5
    Kết quả về môi trường
    Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường Công nghiệp
     
     
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Nghị định 95/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương
    Ban hành: 12/11/2012 Hiệu lực: 26/12/2012 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị quyết 19-2017/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020
    Ban hành: 06/02/2017 Hiệu lực: 06/02/2017 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Luật chất lượng, sản phẩm hàng hoá số 05/2007/QH12 của Quốc hội
    Ban hành: 21/11/2007 Hiệu lực: 01/07/2008 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản dẫn chiếu
    04
    Nghị định 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài
    Ban hành: 20/11/2013 Hiệu lực: 20/02/2014 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    05
    Quyết định 35/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 02/2012/QĐ-TTg ngày 13/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
    Ban hành: 20/08/2015 Hiệu lực: 15/10/2015 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản dẫn chiếu
    06
    Quyết định 2026/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
    Ban hành: 17/11/2015 Hiệu lực: 17/11/2015 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Quyết định 45/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích
    Ban hành: 19/10/2016 Hiệu lực: 16/12/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    08
    Thông tư 24/2016/TT-BCT của Bộ Công Thương về việc quy định một số nội dung về rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng
    Ban hành: 30/11/2016 Hiệu lực: 16/01/2017 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 507/QĐ-BCT về việc ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh t

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Công Thương
    Số hiệu:507/QĐ-BCT
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:21/02/2017
    Hiệu lực:21/02/2017
    Lĩnh vực:Thương mại-Quảng cáo
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Trần Tuấn Anh
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X