hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Bảy, 10/08/2019
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

5 mức phí chứng thực đang được áp dụng hiện nay

Thực tế, việc sử dụng các bản công chứng, chứng thực khá phổ biến không chỉ trong đời sống thường ngày mà còn trong các giao dịch kinh tế, thương mại. Vậy mỗi lần chứng thực, người dân phải trả bao nhiêu tiền?

Loại chứng thực nào đang được thực hiện?

Theo Nghị định 23/2015/NĐ-CP, hiện nay, có 03 loại chứng thực đang được thực hiện tại UBND cấp xã, phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện và phòng Công chứng. Cụ thể:

- Chứng thực bản sao từ bản chính: là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính;

- Chứng thực chữ ký: là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực;

- Chứng thực hợp đồng, giao dịch: là việc cơ quan có thẩm quyền chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Phí chứng thực

Tổng hợp các mức phí chứng thực đang được áp dụng

Mức thu phí chứng thực

Thông tư 226/2016/TT-BTC quy định chi tiết phí chứng thực như sau:

Stt

Nội dung thu

Mức thu

1

Phí chứng thực bản sao từ bản chính

2.000 đồng/trang. Từ trang thứ 3 trở lên thu 1.000 đồng/trang, mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản. Trang là căn cứ để thu phí được tính theo trang của bản chính

2

Phí chứng thực chữ ký

10.000 đồng/trường hợp. Trường hợp được hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong cùng một giấy tờ, văn bản

3

Phí chứng thực hợp đồng, giao dịch:

a

Chứng thực hợp đồng, giao dịch

50.000 đồng/hợp đồng, giao dịch

b

Chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch

30.000 đồng/hợp đồng, giao dịch

c

Sửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực

25.000 đồng/hợp đồng, giao dịch

Người nộp phí là các tổ chức, cá nhân yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký tại phòng Công chứng; tổ chức, cá nhân yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch tại UBND xã, phường, thị trấn và phòng Tư pháp thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Xem thêm:

Công chứng và chứng thực: Đừng nhầm lẫn khái niệm

Xác định giá trị thời hạn của giấy tờ công chứng, chứng thực

hieuluat.vn

Có thể bạn quan tâm

X