hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 22/11/2018
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Ai phải chịu án phí khi yêu cầu Tòa án chia di sản thừa kế?

Tùy thuộc vào từng trường hợp mà xác định người chịu án phí trong trường hợp yêu cầu Tòa án chia di sản thừa kế.

Án phí sơ thẩm

Theo quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH, đối với vụ án liên quan đến chia di sản thừa kế thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:

- Khi các bên đương sự không xác định được phần di sản của mình trong khối di sản thừa kế và có một trong các bên yêu cầu Tòa án giải quyết chia di sản thừa kế đó thì mỗi bên đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo mức tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia trong khối di sản thừa kế;

- Đối với phần Tòa án bác đơn yêu cầu thì người yêu cầu chia di sản thừa kế không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm;

- Trường hợp đương sự yêu cầu Tòa án chia di sản thừa kế không phải là tài sản của họ thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch.

Ai phải chịu án phí khi chia di sản thừa kế?

Ai phải chịu án phí khi chia di sản thừa kế?

Nếu đương sự đề nghị chia di sản thừa kế mà cần xem xét việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản với bên thứ ba từ di sản thừa kế đó thì:

- Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần tài sản họ được chia sau khi trừ đi giá trị tài sản thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba; các đương sự phải chịu một phần án phí ngang nhau đối với phần tài sản thực hiện nghĩa vụ với bên thứ ba theo quyết định của Tòa án;

- Người thứ ba là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập hoặc có yêu cầu nhưng yêu cầu đó được Tòa án chấp nhận thì không phải chịu án phí đối với phần tài sản được nhận;

Người thứ ba có yêu cầu độc lập nhưng yêu cầu đó không được Tòa án chấp nhận phải chịu án phí dân sự có giá ngạch đối với phần yêu cầu không được chấp nhận.

Án phí phúc thẩm

Người nộp đơn xin phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí. Nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữa nguyên bản án, quyết định sơ thẩm thì người nộp đơn kháng cáo phải chịu án phí này.

Tuy nhiên, nếu Tòa án cấp phúc thẩm sửa hoặc hủy bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo liên quan đến phần bản án, quyết định phải sửa không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm. Lúc này, Tòa án phúc thẩm có trách nhiệm xác định lại nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm.

hieuluat.vn

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X