hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 07/12/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu năm 2024

Cấp dưỡng nuôi con là trách nhiệm được đặt ra với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Vậy mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu năm 2023 là bao nhiêu? Mức cấp dưỡng này có thể thay đổi không?

Câu hỏi: Cho tôi hỏi hiện nay pháp luật có quy định mức cấp dưỡng tối thiểu nuôi con sau ly hôn không? Nếu có thì mức bao nhiêu?

Trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn

Trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn

Căn cứ theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì cấp dưỡng được hiểu là nghĩa vụ của một người trong việc đóng góp tiền hoặc tài sản của mình nhằm mục đích đáp ứng, bảo đảm các nhu cầu vần thiết với người mà mình có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng nhưng không chung sống với nhau.

Theo quy định trên có thể thấy “cấp dưỡng” theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình có phạm vi khá rộng nhưng trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến vấn đề cấp dưỡng nuôi con và cụ thể là trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con của cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn theo quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Căn cứ theo quy định tại tại khoản 2 Điều này thì cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con theo quy định của pháp luật và theo quyết định/ bản án ly hôn của Toà án có hiệu lực thi hành.

Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành cũng quy định cụ thể hơn về việc cha hoặc mẹ- người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người còn lại không trực tiếp nuôi con thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của mình.

Bên cạnh việc quy định về trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con như đã phân tích trên thì tại Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy định về đối tượng được cha hoặc mẹ- người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng sau khi ly hôn bao gồm:

  • Con chưa thành niên theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015: con chưa đủ 18 tuổi theo quy định. Trong trường hợp này thì bố, mẹ không trực tiếp nuôi con phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con cho đến khi con trưởng thành;

  • Còn thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi bản thân. Thông thường khi con trưởng thành, từ đủ 18 tuổi trở lên thì đã có thể tự lao động, tự làm việc nuôi sống bản thân mình và cha, mẹ không còn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi ly hôn nữa.

Tuy nhiên khi con đã trưởng thành nhưng không có khả năng lao động do không đủ sức khoẻ, bị tàn tật hay mất năng lực hành vi dân sự,... thì vẫn cần sự giúp đỡ từ bố mẹ.

Bên cạnh đó, theo quy định này thì điều kiện để được cha, mẹ cấp dưỡng sau khi ly hôn đối với trường hợp “không có khả năng lao động phải” đi kèm với điều kiện “không có tài sản để tự nuôi mình”.

Vậy làm thế nào để xác định một người đủ cả hai điều kiện trên? Trên thực tế thì việc giải quyết vấn đề này sẽ căn cứ vào sự đánh giá của Hội đồng xét xử trong việc giải quyết vụ, việc ly hôn cụ thể tại Toà án.

Như vậy, về bản chất nuôi con là trách nhiệm của cả cha và mẹ từ lúc sinh con đến khi con trưởng thành và đủ khả năng lao động để tự nuôi sống bản thân mình mà không phải chỉ khi ly hôn thì cha, mẹ mới phải thực hiện nghĩa vụ này.

Theo đó, việc quy định về trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn được xem là một biện pháp để bảo đảm cho quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em vẫn được thực hiện.

Điều đó khẳng định sự quan tâm của Nhà nước và pháp luật đối với sự phát triển toàn diện và đảm bảo quyền lợi cho trẻ em trong quá trình phát triển, hoàn thiện bản thân.

Mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu năm 2024

Mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu năm 2023

Theo quy định tại khoản 1 Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì mức cấp dưỡng nuôi con sau khi cha, mẹ ly hôn được xác định theo sự thoả thuận của người không trực tiếp nuôi con nhưng phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng với người trực tiếp nuôi con dựa trên khả năng và thu nhập thực tế của người không trực tiếp nuôi con cũng như nhu cầu thực tế của con cái.

Tuy nhiên, nếu các bên không thể tự thoả thuận được thì Toà án sẽ giải quyết và quy định mức cấp dưỡng nuôi con theo quy định của pháp luật hiện hành.

Vậy làm thế nào để xác định được mức cấp dưỡng nào là phù hợp với khả năng và nhu cầu thực tế của người không trực tiếp nuôi con?

Mức cấp dưỡng thế nào là phù hợp với nhu cầu thực tế của con cái? Trên thực tiễn giải quyết và xét xử vụ án ly hôn tại các Toà án nhân dân trên cả nước thì hầu hết các Toà án thường quy định mức cấp dưỡng nuôi con khoảng từ 20 đến 30% mức thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn.

Trong trường hợp không xác định được về mức thu nhập thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con thì Toà án sẽ căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng tại nơi người có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con làm việc để làm căn cứ xác định mức thu nhập để cấp dưỡng.

Bên cạnh đó, hiện nay Toà án nhân dân tối cao đã ban hành Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về việc hướng dẫn giải quyết một số vấn đề trong tranh chấp hôn nhân và gia đình. Theo đó, tại Điều 6 của dự thảo này có hướng dẫn về việc xác định mức cấp dưỡng nuôi con sau khi cha, mẹ ly hôn như sau:

“Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Tòa án quyết định mức cấp dưỡng ít nhất bằng 2/3 mức lương cơ sở và không được thấp hơn 30% mức thu nhập bình quân của người có nghĩa vụ cấp dưỡng trong 06 tháng liền kề”.


Đây là một quy định được đánh giá là cụ thể, toàn diện và dễ hiểu để có thể xác định được mức cấp dưỡng nuôi con phù hợp. Tuy nhiên, đây mới chỉ là dự thảo nên cần được đóng góp ý kiến nhiều hơn để có thể hoàn thiện và đưa vào thi hành trên thực tiễn.

Do đó, ở thời điểm hiện tại thì mức cấp dưỡng nuôi con vẫn được xác định dựa trên thoả thuận của các bên hoặc nếu không thoả thuận được thì sẽ dựa vào phán quyết của Toà án dựa trên kinh nghiệm xét xử thực tế của các Thẩm phán và Hội đồng xét xử.

Muốn thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con có được không?

Muốn thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con có được không?

Muốn thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con có được không?

Về bản chất, sau khi có quyết định/ bản án ly hôn của Toà án có hiệu lực pháp luật thì các bên sẽ thực hiện theo nội dung quyết định/ bản án đó. Theo đó, người không trực tiếp nuôi con sẽ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của mình theo mức tiền được quy định cụ thể trong bản án của Toà án.

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì khi xác định được lý do chính đáng thì mức cấp dưỡng nuôi con có thể thay đổi.

Theo đó thì mức cấp dưỡng thay đổi cụ thể là bao nhiêu sẽ do các bên tự thoả thuận hoặc do Toà án giải quyết. Như vậy các bên vẫn có thể thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con so với quyết định/ bản án của Toà án đã tuyên trước đó khi có lý do chính đáng.

Trên đây là quy định về mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu năm 2024mà chúng tôi cung cấp đến quý bạn đọc. Nếu còn vấn đề nào thắc mắc, hay gặp khó khăn trong các vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài: 1900.6199 để được hỗ trợ.

Nguyễn Văn Tuấn

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Tuấn

Công ty TNHH luật TGS - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X