hieuluat
Chia sẻ email

Có bắt buộc phải đổi CMND sang Căn cước công dân?

Khi bị mất, hỏng Chứng minh nhân dân (CMND), nhiều người có nguyện vọng được đổi sang CMND mới, thay vì Căn cước công dân do lo ngại phiền phức khi số CMND và Căn cước công dân không khớp nhau.

Có bắt buộc phải đổi CMND sang Căn cước công dân?

Có bắt buộc phải đổi CMND sang Căn cước công dân? (Ảnh minh họa)


Bắt buộc đổi CMND sang Căn cước công dân ở một số địa phương

Căn cứ quy định tại Luật Căn cước công dân 2014 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016), từ ngày 01/01/2020, sẽ thực hiện thống nhất cấp thẻ căn cước công dân trên cả nước.

Tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện tại, chỉ có 16 địa phương thực hiện cấp thẻ căn cước công dân: 

STT

ĐỊA PHƯƠNG

STT

ĐỊA PHƯƠNG

1

Hà Nội

9

Cần Thơ

2

TP. Hồ Chí Minh

10

Bà Rịa Vũng Tàu

3

Vĩnh Phúc

11

Tây Ninh

4

Hải Dương

12

Quảng Bình

5

Hưng Yên

13

Thanh Hóa

6

Thái Bình

14

Ninh Bình

7

Hà Nam

15

Quảng Ninh

8

Nam Định

16

Hải Phòng

Như vậy, chỉ có người dân ở 16 địa phương trên khi đi làm thủ tục cấp lại CMND do CMND hết hạn, bị mất, hỏng... thì được cấp lại Căn cước công dân. CMND đã được cấp trước ngày 01/01/2016 vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định.

Còn người dân ở các địa phương khác, khi làm lại CMND vẫn được cấp CMND 12 số.


Thủ tục đổi CMND sang Căn cước công dân mới nhất

Căn cứ :

- Thông tư 07/2016/TT-BCA

- Thông tư 40/2019/TT-BCA

Bước 1: Điền vào Tờ khai Căn cước công dân

Công dân điển vào Tờ khai Căn cước công dân khi đến làm CCCD tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh hoặc điền Tờ khai trực tuyến.

Bước 2: Xuất trình sổ hộ khẩu

Trường hợp thông tin trên sổ hộ khẩu chưa đầy đủ hoặc không thống nhất với thông tin công dân khai trên Tờ khai Căn cước công dân thì công dân xuất trình Giấy khai sinh, CMND cũ hoặc các giấy tờ hợp pháp khác về những thông tin cần ghi trong Tờ khai Căn cước công dân.
Trường hợp công dân kê khai trực tuyến thì thu nhận qua thiết bị đọc mã vạch hoặc thiết bị thu nhận thông tin vào hệ thống.

Bước 3: Chụp ảnh, lấy dấu vân tay 

Cán bộ cơ quan quản lý căn cước công dân chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân để in trên Phiếu thu nhận thông tin.

Bước 4: Nhận giấy hẹn trả thẻ và đến lấy thẻ CCCD

Sau khi chụp ảnh, lấy vân tay và đặc điểm nhận dạng của công dân, cán bộ cấp giấy hẹn trả thẻ căn cước công dân cho người đến làm thủ tục.

Công dân đến nhận thẻ căn cước công dân và sổ hộ khẩu (nếu có) theo thời gian và địa điểm trong giấy hẹn.

Nơi trả thẻ căn cước công dân là nơi làm thủ tục cấp thẻ; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì công dân ghi cụ thể địa chỉ nơi trả thẻ tại Tờ khai Căn cước công dân (công dân phải trả phí chuyển phát khi muốn trả thẻ tại địa điểm khác).

>> Tổng hợp những điều cần biết về căn cước công dân

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X