hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 24/08/2020
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Giấy khai sinh bản sao có thời hạn hiệu lực bao lâu?

Giấy khai sinh bản sao có thời hạn hiệu lực 3 tháng, 6 tháng hay thời gian hiệu lực là bao lâu là thắc mắc của không ít người hiện nay. Cùng Vanbanluat tìm hiểu chi tiết nội dung này trong bài viết dưới đây.

1. 2 loại bản sao Giấy khai sinh

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, bản sao nhiều loại giấy tờ, trong đó có Giấy khai sinh bản sao thông thường có 02 loại:

- Bản sao Giấy khai sinh từ sổ gốc là bản sao được cấp từ sổ gốc, do cơ quan đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao, có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.

Việc cấp bản sao từ sổ gốc được thực hiện đồng thời với việc cấp bản chính hoặc sau thời điểm cấp bản chính.

- Bản sao Giấy khai sinh có chứng thực là bản sao do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

Trong đó, theo Điều 3 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, giá trị của bản sao Giấy khai sinh từ sổ gốc và bản sao Giấy khai sinh chứng thực đều có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch.

Giay khai sinh ban sao co thoi han hieu luc bao lau

Giấy khai sinh bản sao có thời hạn hiệu lực bao lâu? (Ảnh minh họa)

2. Giấy khai sinh bản sao có thời hạn hiệu lực bao lâu?

Khác với các loại giấy tờ có thời hạn như Phiếu lý lịch tư pháp, Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đều có thời hạn 6 tháng thì Giấy khai sinh là loại giấy tờ nhiều năm không thay đổi cũng không có thời hạn sử dụng. Do đó, bản sao Giấy khai sinh đương nhiên không có thời hạn.

Mặt khác, theo quy định tại Luật Công chứng năm 2014, cũng không có nội dung quy định thời hạn có hiệu lực của văn bản công chứng, chứng thực, hay yêu cầu Giấy khai sinh bản sao phải có thời hạn trong bao lâu.

Lưu ý, Điều 6 Nghị định 23/2015/NĐ-CP đã nêu nguyên tắc khi tiếp nhận bản sao của cơ quan, tổ chức như sau:

- Trường hợp pháp luật quy định nộp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận bản sao, không được yêu cầu bản sao có chứng thực nhưng có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu.

Người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.

- Trường hợp tiếp nhận bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao có chứng thực thì không được yêu cầu xuất trình bản chính, trừ trường hợp có căn cứ về việc bản sao giả mạo, bất hợp pháp thì yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc tiến hành xác minh, nếu thấy cần thiết.
Xem thêm:
Quy trình, thủ tục làm Giấy khai sinh cho con mới nhất 2020

hieuluat.vn

Có thể bạn quan tâm

X