hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 01/09/2021
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Hà Nội có tiếp tục giãn cách sau ngày 06/9 không?

Trước tình hình xuất hiện nhiều chùm ca bệnh phức tạp với số lượng ca mắc lớn, nhiều ca chưa xác định được nguồn lây, UBND TP Hà Nội đã lên kế hoạch thực hiện quyết liệt hơn các biện pháp phòng, chống Covid-19. Việc Hà Nội có tiếp tục giãn cách không được nhiều người quan tâm.


Câu hỏi: Hà Nội đã giãn cách gần 1,5 tháng nhưng tôi thấy vẫn còn nhiều ca nhiễm? Vậy sau đợt giãn cách này, Hà Nội giãn cách tiếp hay không?

Hà Nội có tiếp tục giãn cách không?

Tại Kế hoạch 199/KH UBND Hà Nội đã lên 2 kịch bản về thực hiện giãn cách từ ngày 6/9.

Căn cứ vào kết quả xét nghiệm của đợt cao điểm từ 27/8/2021 - 04/9/2021 được thực hiện với tổng số khoảng 200.000 mẫu tại 30 quận, huyện trên địa bàn để quyết định việc Hà Nội tiếp tục giãn cách không, giãn cách theo phương án nào?

- Nếu tỷ lệ dương tính nguyên phát dưới 1% trên tổng số mẫu xét nghiệ (tương đương 2.000 ca bệnh): phong tỏa toàn bộ một số quận nội thành và một số khu vực tại các huyện ngoại thành.

- Nếu tỷ lệ dương tính nguyên phát lớn hơn 1% tổng số mẫu xét nghiệm (tương đương trên 2.000 ca bệnh): thực hiện phong tỏa, giới nghiêm toàn Thành phố.

ha noi có tiep tuc gian cach khong

Cụ thể 2 kịch bản UBND TP đưa ra như sau:

Kịch bản 1: Tình hình dịch phức tạp tại các quận, huyện, thị xã đã có nguy cơ cao từ trước, có ca mắc tăng cao thì phải thực hiện phong tỏa

Kịch bản 2: Tình hình dịch phức tạp tại các quận nội thành và một số khu vực của các huyện ngoại thành, có các ca mắc lớn, phải thực hiện phong tỏa, giới nghiêm toàn Thành phố

Mục tiêu: Bóc tách kịp thời các trường hợp F0 khỏi cộng đồng để thực hiện cách ly, điều trị khi phong tỏa toàn bộ một số quận nội thành và một số khu vực tại các huyện ngoại thành.

Thời gian thực hiện: Sau ngày 06/9/2021

Dự kiến thực hiện lấy 800.000 mẫu (trong 7 ngày) tại các khu vực:

+ Nguy cơ cao: 12 quận, huyện (Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Đông Anh, Thanh Trì, Thường Tín).

+ Khu vực nguy cơ: các quận, huyện còn lại.

- Việc lấy mẫu thực hiện với các đối tượng nguy cơ

+ Người di chuyển nhiều, làm nhiệm vụ tại các chuỗi cung ứng.

+ Người thường xuyên tiếp xúc với nhiều người khác.

Thực hiện lấy mẫu theo hình thức cuốn chiếu theo hộ gia đình, khu vực các nhà trọ, công sở, nhà máy, khu công nghiệp, cụm công nghiệp...

Mục tiêu: bóc tách các trường hợp F0 khỏi cộng đồng để thực hiện cách ly, điều trị  khi phong tỏa, giới nghiêm toàn Thành phố


Thời gian thực hiện: Sau ngày 06/9/2021

Dự kiến thực hiện lấy 1,5 triệu mẫu (trong 7 ngày) tại các khu vực:

+ Nguy cơ cao: 12 quận (Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hà Đông, Ba Đình, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Long Biên, Tây Hồ).

+ Khu vực nguy cơ: các huyện còn lại.

- Việc lấy mẫu thực hiện với các đối tượng nguy cơ

+ Người hay di chuyển nhiều, người làm nhiệm vụ tại các chuỗi cung ứng;

+ Người thường xuyên tiếp xúc với nhiều người khác;

Thực hiện lấy mẫu theo hình thức cuốn chiếu theo hộ gia đình, khu vực các nhà trọ, công sở, nhà máy, khu công nghiệp, cụm công nghiệp,...

Tại Thông báo số 480/TB-TU cho biết, Hà Nội sẽ phân vùng đánh giá các mức độ dịch tại các khu vực: vùng đỏ (có nguy cơ rất cao), vùng cam (có nguy cơ cao) và vùng xanh (có nguy cơ thấp hơn).

Theo đó, sau ngày 06/9 vùng đỏ sẽ tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16;

Vùng cam và vùng xanh được điều chỉnh các biện pháp cao hơn nguyên tắc của Chỉ thị 15 để tổ chức phục hồi sản xuất kinh doanh; đồng thời hỗ trợ các khu vực vùng đỏ, bảo đảm khoa học, kiểm soát chặt chẽ phù hợp với tình hình dịch bệnh tại địa phương.

Cần làm gì nếu tiếp tục giãn cách để kiểm soát dịch?

Trao đổi trên Lao động, GS Nguyễn Anh Trí - Nguyên Viện trưởng Viện Huyết học Truyền máu Trung ương cho rằng, giải pháp 5K và giãn cách xã hội chưa đủ mạnh. Song song với hai biện pháp này Hà Nội phải thực hiện việc tiêm vắc xin kịp thời cho người dân.

Còn theo ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC), để kiểm soát được dịch, cần có sự chung tay của người dân:

- Người dân nếu có ho sốt, cần khai báo để được giám sát

- Hạn chế việc đi lại, tránh tình trạng buổi sáng kiểm soát chặt, buổi chiều buông lỏng

- Cần trung thực trong khai báo y tế, nếu không sẽ rất khó truy vết.

Ngoài ra, cần kiểm soát được các xe luồng xanh đường dài ra vào Hà Nội, vì đó cũng là một trong các nguồn tồn tại ca mắc mới trong cộng đồng.

Trên đây là giải đáp về việc Sau ngày 06/9, Hà Nội có tiếp tục giãn cách không? Nếu còn vướng mắc, bạn đọc có thể gửi thêm câu hỏi để chúng tôi hỗ trợ nhanh nhất.

>> Hà Nội đang giãn cách xã hội, có về quê được không?

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X