hieuluat
Chia sẻ email

Hầu đồng có phạm tội mê tín dị đoan?

Mặc dù hầu đồng, hầu bóng khá phổ biến trong đời sống tâm linh của người Việt nhưng hiện nay trong nhiều trường hợp, hành vi này vẫn bị coi là vi phạm pháp luật.

Bị xử phạt vi phạm hành chính

Theo quy định tại Nghị định 158/2013/NĐ-CP, việc lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi sẽ bị xử phạt từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng.

Tuy nhiên, nếu hành vi hầu đồng, hầu bóng không nhằm trục lợi thì người thực hiện hành vi này sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định này.

Thực tế cho thấy, hầu đồng đã trở thành một nhu cầu tâm linh, một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng dân gian không thể thiếu của người Việt. Năm 2016, tín ngưỡng thờ Mẫu đã chính thức trở thành di sản được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trong đó, tín ngưỡng thờ Mẫu chủ yếu được cộng đồng biết tới qua khái niệm "hầu đồng" – hình thức diễn xướng chủ yếu của tín ngưỡng này. Hầu đồng là nghi lễ quan trọng trong tín ngưỡng thờ Mẫu nên việc hầu đồng, hầu bóng mà không nhằm trục lợi, không nhằm "mua thần bán thánh" thì sẽ không bị xử phạt.

Hầu đồng có phạm tội?

Hầu đồng có phạm tội?

Bị xử lý hình sự

Bộ luật hình sự 2015 quy định Tội hành nghề mê tín dị đoan là hành vi của người dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Hiện nay, khung hình phạt cao nhất cho tội này lên đến 10 năm tù.

Ngoài ra, còn có thể bị phạt tiền đến 50 triệu đồng.

hieuluat.vn

Có thể bạn quan tâm

X