hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 27/01/2021
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Làm thế nào để xác định tuyến bệnh viện?

Hiện nay, rất nhiều người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) nhưng chưa biết cách xác định tuyến khám, chữa bệnh (KCB) BHYT thế nào? Dưới đây là một số thông tin Vanbanluat sẽ cung cấp cho bạn đọc.

Câu hỏi: Mới đây tôi nghe thông tin về thông tuyến tỉnh BHYT, có tìm hiểu và thắc mắc cách xác định tuyến huyện, tuyến tỉnh và tuyến trung ương cụ thể thế nào? Xin giải đáp cho tôi. - Phạm Hưng (Nghệ An).

Trả lời:

Cách xác định cơ sở KCB tuyến huyện thế nào?

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 40/2015/TT-BYT, cơ sở KCB BHYT ban đầu tuyến huyện và tương đương bao gồm:

- Bệnh viện đa khoa huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

- Trung tâm y tế huyện có chức năng khám bệnh, chữa bệnh; Trung tâm y tế huyện có phòng khám đa khoa.

- Phòng khám đa khoa; phòng khám đa khoa khu vực.

- Bệnh viện đa khoa hạng III, hạng IV và chưa xếp hạng thuộc các Bộ, Ngành hoặc trực thuộc đơn vị thuộc các Bộ, Ngành.

- Bệnh viện đa khoa tư nhân tương đương hạng III, tương đương hạng IV hoặc chưa được xếp hạng tương đương.

- Bệnh viện y học cổ truyền tư nhân tương đương hạng III, tương đương hạng IV hoặc chưa được xếp hạng tương đương.

- Phòng Y tế, Bệnh xá trực thuộc Bộ Công an, Bệnh xá Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Trung tâm y tế quân - dân y, Bệnh xá quân y, Bệnh xá quân - dân y, Bệnh viện quân y hạng III, hạng IV hoặc chưa được xếp hạng, bệnh viện quân - dân y hạng III, hạng IV hoặc chưa được xếp hạng, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Hiện nay, khi đi khám, chữa bệnh tuyến huyện dù đúng tuyến hay trái tuyến thì người bệnh cũng được chi trả chi phí khám, chữa bệnh như đúng tuyến.

lam the nao de xac dinh tuyen benh vien

Làm thế nào để xác định tuyến bệnh viện? (Ảnh minh họa)


Hướng dẫn xác định cơ sở KCB tuyến tỉnh?

Căn cứ Điều 5 Thông tư 40/2015/TT-BYT, cơ sở KCB BHYT tuyến tỉnh và tương đương như sau:

- Bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Bệnh viện đa khoa hạng I, hạng II thuộc các Bộ, Ngành, hoặc trực thuộc đơn vị thuộc các Bộ, Ngành.

- Bệnh viện chuyên khoa, Viện chuyên khoa, Trung tâm chuyên khoa, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có Phòng khám đa khoa.

- Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Bệnh viện đa khoa tư nhân tương đương hạng I, tương đương hạng II.

- Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ, Ngành.

- Bệnh viện y học cổ truyền tư nhân tương đương hạng I, tương đương hạng II.

- Phòng khám thuộc Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Bệnh viện hạng II thuộc Bộ Quốc phòng, Bệnh viện quân - dân y hạng II, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Theo đó, để xác định bệnh viện tuyến tỉnh, bạn đọc đối chiếu với các tiêu chí trên đây.

Cũng như thông tin bạn đề cập ở trên, từ 2021, việc thông tuyến tỉnh BHYT sẽ giúp người dân có thể khám, chữa bệnh ở các bệnh viện tuyến tỉnh trên cả nước mà không cần giấy giới thiệu.

Bên cạnh đó, trường hợp điều trị nội trú trái tuyến tỉnh còn được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí như điều trị đúng tuyến.


Đâu là cơ sở KCB tuyến trung ương?

Cơ sở đăng ký khám, chữa bệnh BHYT tuyến trung ương và tương đương được quy định tại Điều 6 Thông tư 40/2015, cụ thể như sau:

- Bệnh viện đa khoa trực thuộc Bộ Y tế.

- Bệnh viện chuyên khoa, Viện chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế có Phòng khám đa khoa.

- Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện C Đà Nẵng và Bệnh viện Thống Nhất trực thuộc Bộ Y tế.

- Bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Quốc phòng, Viện Y học cổ truyền Quân đội, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Theo đó, trên trang thông tin điện tử của Bộ Y tế, các bệnh viện tuyến trung ương trên cả nước bao gồm:

1. Bệnh viện Mắt Trung ương

2. Bệnh viện phổi Trung ương

3. Bệnh viện Lão khoa Trung ương

4. Bệnh viện Da liễu Trung ương

5. Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1

6. Viện bỏng quốc gia Lê Hữu Trác

7. Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên

8. Bệnh viện Nội tiết Trung ương

9. Viện Huyết học truyền máu Trung ương

10. Bệnh viện K

11. Bệnh viện Nhi Trung ương

12. Bệnh viện Bạch Mai

13. Bệnh viện C Đà Nẵng

14. Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương

15. Bệnh viện Hữu Nghị

16. Bệnh viện Việt Đức

17. Bệnh viện Phụ sản Trung ương

18. Bệnh viện E

19. Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương

20. Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

21. Bệnh viện 71 Trung ương Thanh Hóa

22. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương

23. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

24. Bệnh viện Điều dưỡng – Phục hồi chức năng Trung ương

25. Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí

26. Bệnh viện Phong da liễu Trung ương Quỳnh Lập – Nghệ An

27. Bệnh viện 74 Trung ương Phúc Yên – Vĩnh Phúc

28. Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – CuBa Đồng Hới

29. Bệnh viện trường Đại học Y Huế

30.Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam

31. Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2

32. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế

33. Bệnh viện Phong da liễu Trung ương Quy Hòa

34. Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM

35. Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP HCM

36. Bệnh viện Chợ Rẫy

37. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ

38. Bệnh viện Thống Nhất

Hiện nay, mức hưởng BHYT được quy định tại Điều 22 Luật BHYT hiện hành. Cụ thể có các mức hưởng như 100%, 90%, 85% tùy từng đối tượng. Mức hưởng trái tuyến khi khám, chữa bệnh BHYT được thanh toán số phần trăm như đúng tuyến, với tuyến trung ương là 40%.

Trên đây là cách xác định tuyến bệnh viện. Nếu còn thắc mắc nào khác, độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây.

Xem thêm:

Thủ tục thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu

Mức hưởng bảo hiểm y tế 2021 có gì thay đổi không?

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X