hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 27/04/2020
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Người lao động có được cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp không?

Đây là câu hỏi của không ít người khi nhắc tới bảo hiểm thất nghiệp. Theo quy định pháp luật, có được cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp không?

Bảo hiểm thất nghiệp có được cộng nối không?

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại Điều 45 Luật Việc làm 2013:

“Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp”.

Bên cạnh đó, Điều 49 Luật này quy định như sau:

Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp ký hợp đồng không xác định thời hạn hoặc có xác định thời hạn hoặc;

Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Theo đó, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng được cộng nối cho lần hưởng tiếp theo khi người lao động đủ điều kiện.

Lưu ý:

Nếu người lao động đã hưởng trợ cấp thất nghiệp trước đó thì vẫn sẽ được hưởng lần tiếp theo nếu đủ điều kiện nhưng thời gian thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp lần tiếp theo sẽ không tính những năm người lao động đã hưởng BHTN trước đó mà tính lại từ đầu.

có được cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp

Có được cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp không? (Ảnh minh họa)

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp mới nhất

Theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH xác định mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động như sau:

Mức hưởng hàng tháng  = Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp  x 60%

Lưu ý:

Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, người lao động có thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thì 06 tháng liền kề để tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp là bình quân tiền lương của 06 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

Mức hưởng hàng tháng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

Xem thêm:

Khi nào được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp?

hieuluat.vn

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X