hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 21/01/2021
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Tiền thưởng tết có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?

Thưởng tết hàng năm luôn là khoản tiền được mong đợi của mỗi người lao động. Vậy tiền thưởng tết có phải đóng thuế thu nhập cá nhân (TNCN) không là băn khoăn của nhiều người lao động.

Mục lục bài viết
  • Thưởng tết có phải đóng thuế TNCN không?
  • Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với tiền thưởng tết
  • Người sử dụng lao động có bắt buộc phải thưởng tết không?

1. Thưởng tết có phải đóng thuế TNCN không?

Câu hỏi: Tôi làm ở vị trí trợ lý Tổng giám đốc nên mức lương của tôi cũng khá tốt. Tôi nghe nói là thưởng tết cũng sẽ phải đóng thuế TNCN? Vậy cho tôi hỏi thực hư thông tin này ra sao? (Chu Hồng Hà – Hà Nội).

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 104 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về tiền thưởng cho người lao động:

Điều 104. Thưởng

1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Tại điểm a khoản 2 Điều 3 Luật Thuế Thuế thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi, bổ sung 2012) quy định tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công là thu nhập chịu thuế.

Như vậy, thưởng Tết của người lao động là thu nhập phải chịu thuế TNCN.

thuong tet co phai dong thue TNCN

Thưởng tết có phải đóng thuế TNCN không (Ảnh minh họa)

 

2. Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với tiền thưởng tết

Câu hỏi: Bên công ty của tôi chuẩn bị cho đợt thưởng tết 2021 cho người lao động. Cho tôi hỏi, cách tính thuế TNCN tiền thưởng tết thế nào? (Vũ Thị Hồng Hà – Đồng Nai)

Trả lời:

Công thức tính thuế TNCN như sau:

(1) Thu nhập chịu thuế      =           Tổng thu nhập               -      Các khoản miễn thuế

(2) Thu nhập tính thuế       =           Thu nhập chịu thuế       -      Các khoản giảm trừ

(3) Thuế TNCN phải nộp   =            Thu nhập tính thuế       x     Thuế suất

Các bước tính thuế TNCN:

Bước 1: Tính tổng thu nhập

Bước 2: Xác định các khoản được miễn thuế TNCN

Bước 3: Tính thu nhập chịu thuế theo công thức (1)

Bước 4: Xác định các khoản giảm trừ

Bước 5: Tính thu nhập tính thuế theo công thức (2)

Bước 6: Tính thuế TNCN phải nộp theo công thức (3)

Thuế suất tính thuế TNCN tính theo bậc thu nhập, mỗi bậc có một mức thuế suất tương ứng (được quy định rõ tại khoản 2 Điều 7 và Phụ lục 01/PL-TNCN Thông tư 111/2013/TT-BTC).

Sau khi tính xong bước 6 sẽ áp dụng phương pháp lũy tiến từng phần để tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp.

Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)

Thuế suất (%)

1

Đến 60

Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216

Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384

Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30

7

Trên 960

Trên 80

35

Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập. Số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.

Để thuận tiện cho việc tính thuế, có thể áp dụng phương pháp tính rút gọn như sau:

Bậc

Thu nhập tính thuế/tháng

Thuế suất

Tính số thuế phải nộp

Cách 1

Cách 2

1

Đến 5 triệu đồng (trđ)

5%

0 trđ + 5% TNTT (thu nhập tính thuế)

5% TNCN

2

Trên 5 trđ đến 10 trđ

10%

0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ

10% TNTT - 0,25 trđ

3

Trên 10 trđ đến 18 trđ

15%

0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ

15% TNTT - 0,75 trđ

4

Trên 18 trđ đến 32 trđ

20%

1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ

20% TNTT - 1,65 trđ

5

Trên 32 trđ đến 52 trđ

25%

4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ

25% TNTT - 3,25 trđ

6

Trên 52 trđ đến 80 trđ

30%

9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ

30 % TNTT - 5,85 trđ

7

Trên 80 trđ

35%

18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ

35% TNTT - 9,85 trđ

Dưới đây, Vanbanluat sẽ đưa ra ví dụ minh họa để độc giả dễ hình dung cách tính thuế TNCN phần tiền thưởng tết 2021:

Lương chị B tháng 01/2021 là 20 triệu đồng, thưởng Tết 30 triệu đồng và các khoản bảo hiểm là: 8% bảo hiểm xã hội, 1.5% bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp 1%. Chị B nuôi 2 con đều dưới 18 tuổi. Thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của chị B được tính như sau:

- Thu nhập chịu thuế của chị B là 20 + 30 = 50 triệu đồng.

- Chị B được giảm trừ các khoản sau:

+ Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 11 triệu đồng

+ Giảm trừ gia cảnh cho 02 người phụ thuộc (2 con): 4.4 triệu đồng × 2 = 8.8 triệu đồng

+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp: 20 triệu tiền lương × (8% + 1,5% + 1%) = 2,1 triệu đồng.

Lưu ý: thưởng không tính tiền bảo hiểm, chỉ tính tiền bảo hiểm trên số tiền lương.

Tổng cộng các khoản được giảm trừ là: 11 + 8,8 +  2,1 = 21,9 triệu đồng

- Thu nhập tính thuế của chị B là: 50 – 21,9 = 28,1 triệu đồng

So với bảng thuế suất bên trên thu nhập tính thuế của chị B thuộc bậc 4.

Áp dụng tính thuế TNCN theo cách 2 thì số thuế phải nộp của chị B là:

20% x 28.100.000 – 1.650.000 = 3.970.000 đồng.

3. Người sử dụng lao động có bắt buộc phải thưởng tết không?

Câu hỏi: Năm nay, khó khăn chồng chất do Covid, nên doanh nghiệp của tôi gặp rất nhiều khó khăn về tài chính và quỹ lương. Do đó, với vai trò là chủ doanh nghiệp, tôi đánh giá khó có khả năng có thể thưởng tết cho nhân sự. Vậy cho tôi hỏi, luật có quy định bắt buộc người sử dụng lao động phải thưởng tết cho người lao động không? Tôi cảm ơn (Trương Hoàng Anh – Hà Nội).

Trả lời:

Khoản 1 Điều 104 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về tiền thưởng cho người lao động như sau:

Điều 104. Thưởng

1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Như vậy, có thể thấy, thưởng Tết Âm lịch không phải là quy định bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện. Hay nói cách khác, pháp luật không bắt buộc người sử dụng lao động phải thưởng Tết cho người lao động. Việc thưởng bao nhiêu, có hay không thưởng sẽ do người sử dụng lao động quyết định.

Trường hợp có thưởng thì mức thưởng cũng sẽ do người sử dụng lao động quyết định dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và mức độ hoàn thành công việc trong năm của người lao động.
Trên đây là giải đáp thắc mắc của nhiều độc giả về việc tiền thưởng tết có phải đóng thuế TNCN không? Nếu còn bất cứ vướng mắc nào liên quan, độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây.

Xem thêm:

Nghỉ thai sản có được thưởng tết?

Sự thật về quy định “Thưởng tết không phải là tiền” từ năm 2021

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X