hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 23/08/2021
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Thời hạn và thời hiệu là gì? Cách tính thời hạn và thời hiệu?

Trong pháp luật tố tụng, thời hạn và thời hiệu là yếu tố quan trọng cần xác định chính xác nhằm bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ pháp luật. Vậy thời hạn và thời hiệu là gì? Cách tính thời hạn và thời hiệu như thế nào?

Trong pháp luật tố tụng, thời hạn và thời hiệu là yếu tố quan trọng cần xác định chính xác nhằm bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ pháp luật. Vậy thời hạn và thời hiệu là gì? Cách tính thời hạn và thời hiệu như thế nào? 

Thời hạn là gì?

Căn cứ quy định tại Điều 144 Bộ luật Dân sự 2015 thì thời hạn là một khoảng thời gian, được xác định từ thời điểm này tới thời điểm khác. Theo đó, có thể hiểu, thời hạn là khoảng thời gian có giới hạn được xác định bởi thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc.

Thời hạn là gì?

Thời hạn là gì? 

Thời hạn tố tụng là khoảng thời gian liên quan tới quá trình tố tụng, trong khoảng thời hạn này những người tiến hành tố tụng phải thực hiện những hành vi tố tụng do Luật quy định. Trong quan hệ tố tụng dân sự thì thời hạn là một khoảng thời gian mà có ít nhất một chủ thể phải mang một hoặc nhiều nghĩa vụ đối với lợi ích của chủ thể khác.

Dựa vào quy định pháp luật, thời hạn chia thành 03 loại sau:

  • Thời hạn do pháp luật quy định cụ thể đối với một số trường hợp. Ví dụ, thời hạn tuyên bố người mất tích là 2 năm kể từ ngày biết được thông tin cuối cùng;

  • Thời hạn do các bên thỏa thuận. Ví dụ trong các loại hợp đồng, thời hạn thực hiện hợp đồng;

  • Thời hạn do cơ quan Nhà nước tự ấn định. Ví dụ như Tòa án.

Cách tính thời hạn?

Thời hạn được xác định theo Bộ luật Dân sự 2015 tùy vào hoàn cảnh sự việc cụ thể, trừ các trường hợp các bên có thỏa thuận khác, cụ thể:

(1) Thỏa thuận về thời hạn là một năm; nửa năm; một tháng; nửa tháng; một tuần; một ngày; một giờ; một phút thì khoảng thời hạn được tính như sau:

- Ba trăm sáu mươi lăm ngày tính là một năm;

- 06 tháng là tính nửa năm;

- 30 ngày gọi là một tháng;

- Mười lăm ngày tính là nửa tháng;

- Bảy ngày là một tuần;

- Hai mươi tư giờ tính là một ngày;

- Sáu mươi phút là một giờ;

- Và sáu mươi giây tính là một phút.

(2) Đối với thời điểm đầu tháng, giữa tháng, cuối tháng thì được xác định như sau:

- Ngày đầu tiên của tháng là đầu tháng;

- Ngày thứ 15 của tháng là tính ngày giữa tháng;

- Ngày cuối cùng của tháng được xác định là cuối tháng;

(3) Đối với thỏa thuận thời điểm bắt đầu là đầu năm, giữa năm, cuối năm thì được quy định như sau:

- Ngày đầu tiên của tháng một là đầu năm;

- Ngày cuối cùng của tháng 06 là ngày giữa năm;

- Và ngày cuối cùng của tháng 12 là ngày cuối năm.

Lưu ý: Thời hạn trên là được tính theo năm dương lịch, trừ các bên có thỏa thuận khác.

Cách tính thời hạn

Cách tính thời hạn

Vì thời hạn là khoảng thời gian có điểm bắt đầu và điểm kết thúc. Nên được xác định như sau:

- Thời điểm thời hạn bắt đầu:

  • Xác định bằng giờ, bằng phút: Bắt đầu từ thời điểm được xác định.

  • Xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm: Tính từ ngày tiếp theo liền kề ngày được xác định thời hạn.

  • Xác định bằng sự kiện: Tính từ ngày tiếp theo liền kề ngày xảy ra sự kiện, sự việc.

- Thời điểm thời hạn kết thúc:

  • Nếu tính bằng ngày: ngày cuối cùng của thời hạn;

  • Nếu tính bằng tuần: Ngày tương ứng của tuần cuối cùng của thời hạn

  • Khi tính bằng tháng: Ngày tương ứng của tháng cuối cùng của thời hạn. Nếu tháng đó không có ngày tương ứng thì là ngày cuối cùng của tháng đó.

  • Tính bằng năm: Thời điểm kết thúc ngày, tháng tương ứng của năm cuối cùng của thời hạn. Nếu ngày cuối cùng là ngày nghỉ cuối tuần hoặc nghỉ lễ thì là thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ đó.

Thời hiệu là gì?

Tại khoản 1 Điều 149 Bộ luật Dân sự 2015 thì thời hiệu là thời gian mà khi hết thời hạn sẽ phát sinh hậu quả pháp lý của một chủ thể theo điều kiện do luật quy định.

Theo quy định của pháp luật dân sự, thời hiệu được chia thành các loại sau:

- Thời hiệu hưởng quyền dân sự: Khi kết thúc thời hạn thì chủ thể được hưởng quyền dân sự.

- Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự: Khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ.

- Thời hiệu khởi kiện: Là thời gian mà chủ thể có quyền khởi kiện để yêu cầu giải quyết bảo vệ quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm. Nếu hết thời hiệu khởi kiện thì bị mất quyền khởi kiện.

- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự: Là thời gian mà chủ thể yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo đảm quyền lợi của mình. Hết thời hiệu thì không còn quyền yêu cầu giải quyết.

Cách tính thời hiệu?

Tương ứng với mỗi loại thời hiệu thì có cách xác định thời hiệu tương ứng, được quy định cụ thể tại Điều 151 Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể:

- Đối với thời hiệu hưởng quyền dân sự và thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự: được tính liên tục từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc. Nếu thời hiệu bị gián đoạn sẽ được tính lại từ thời điểm sau khi sự kiện bị gián đoạn.

Cách tính thời hiệu

Cách tính thời hiệu

- Thời hiệu khởi kiện: Được tính từ ngày mà người có quyền yêu cầu khởi kiện biết hoặc phải biết quyền lợi mình bị xâm phạm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự: thời hiệu được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự.

Thời hạn và thời hiệu khác nhau như thế nào?

Thời hiệu và thời hạn là hai loại thời gian mà khó phân biệt trong quan hệ tố tụng dân sự, dựa vào các tiêu chí dưới đây ta có thể phân biệt được thời hiệu và thời hạn

Tiêu chí

Thời hạn

Thời hiệu

Khái niệm

Thời hạn là khoảng thời gian có giới hạn. Được xác định bởi thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc.

Rhời hiệu là thời gian mà khi hết thời hạn sẽ phát sinh hậu quả pháp lý của một chủ thể theo điều kiện do luật quy định

Cách xác định

được tính chi tiết từ phút, giờ, ngày, tháng, năm

Năm

Phân loại

+ Thời hạn do luật quy định

+ Thời hạn do các bên thỏa thuận

+ Thời hạn do cơ quan nhà nước ấn định tùy vào sự việc

+ Thời hiệu hưởng quyền dân sự

+ Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự

+ Thời hiệu khởi kiện

+ Thời hiệu yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự

Thời điểm bắt đầu

Ngày bắt đầu của thời hạn không tính vào thời hạn

Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu

Gia hạn

Thời hạn đã hết có thể gia hạn, kéo dài thời hạn.

Không gia hạn

Chủ thể áp dụng

- Cơ quan nhà nước

- Cá nhân, tổ chức

Các cơ quan nhà nước, chủ yếu là Tòa án, Cơ quan điều tra hay Viện kiểm sát

Hậu quả pháp lý

gánh chịu 1 hậu quả bất lợi nào đó

nếu hết thời hiệu thì chủ thể mất các quyền bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, như quyền khởi kiện

Cơ sở pháp lý

Điều 144 - 148 Bộ luật Dân sự 2015

Điều 149 - 157 Bộ luật Dân sự 2015

Ví dụ về thời hạn và thời hiệu?

Để hiểu rõ và hình dung hơn về thời hiệu và thời hạn, thì dưới đây là ví dụ minh họa:

Ví dụ về thời hạn: Bà X và công ty TNHH Y ký hợp đồng lao động có thời hạn là 12 tháng, kể từ ngày 20/12/2023 thì thời hạn của hợp đồng lao động ngày là đến hết ngày 21/12/2024.

Ví dụ về thời hiệu: Ngày 20/12/2023, anh A nợ chị B số tiền là 300 triệu đồng và vay trong thời hạn 03 năm. Hình thức trả nợ là trả gốc 01 lần khi hết thời hạn hợp đồng vay. Đến ngày, 20/12/2026 anh A chưa thực hiện trả nợ cho chị B. Thì thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày 20/12/2026.

Trên đây là tư vấn về Thời hạn và thời hiệu là gì? Cách tính thời hạn và thời hiệu? Hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về những nội dung liên quan. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006199 để được hỗ trợ

Có thể bạn quan tâm

X