hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Hai, 18/03/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Xác thực điện tử là gì? Các thông tin liên quan cần biết

Trong thời đại công nghệ số, việc xác thực điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong quản lý thông tin và giao dịch trực tuyến. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá về xác thực điện tử là gì, quy định về hoạt động xác thực điện tử và các điều kiện cung cấp hoạt động này.

Mục lục bài viết
  • Xác thực điện tử là gì? Quy định về hoạt động xác thực điện tử
  • Điều kiện cung cấp dịch vụ xác thực điện tử
  • Mẫu báo cáo hoạt động cung cấp dịch vụ xác thực điện tử
  • Trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử
Câu hỏi: Luật sư cho tôi hỏi xác thực điện tử có nghĩa là gì? Làm thế nào để có thể cung cấp dịch vụ xác thực điện tử? Cần lưu ý những gì khi làm dịch vụ xác thực điện tử? Xin cảm ơn.

Xác thực điện tử là gì? Quy định về hoạt động xác thực điện tử

Căn cứ khoản 8 Điều 3 Nghị định 59/2022/NĐ-CP thì:

Xác thực điện tử là quá trình xác định và xác nhận thông tin liên quan đến danh tính điện tử của một cá nhân hoặc tổ chức thông qua việc so sánh và kiểm tra thông tin với các cơ sở dữ liệu quốc gia như Cơ sở dữ liệu dân cư/căn cước công dân/xuất nhập cảnh và các hệ thống định danh và xác thực điện tử.

Xác thực điện tử là gì?

Xác thực điện tử là gì?

Quá trình xác thực điện tử thường được thực hiện thông qua các tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử, sử dụng các hệ thống định danh và xác thực điện tử, để xác nhận tính hợp lệ và độ tin cậy của tài khoản điện tử đó.

Khi thực hiện hoạt động xác thực điện tử, bạn cần tuân thủ theo các nguyên tắc được quy định tại Điều 4 Nghị định số 59/2022/NĐ-CP, cụ thể bao gồm:

- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật là điều cần thiết để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân được bảo vệ.

- Đảm bảo tính chính xác và duy nhất trong quá trình định danh và xác thực điện tử, cũng như sự công khai và minh bạch trong quản lý, giúp tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức và cá nhân.

- An ninh, an toàn thiết bị và bảo mật dữ liệu là các yếu tố quan trọng khi thực hiện quá trình định danh và xác thực điện tử.

- Các cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia vào việc sử dụng danh tính điện tử phải bảo mật thông tin tài khoản định danh điện tử và tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

- Vi phạm pháp luật về định danh và xác thực điện tử phải được phát hiện và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

- Đảm bảo sự phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên là điều cần thiết để thúc đẩy hợp tác quốc tế và duy trì tính nhất quán trong lĩnh vực định danh và xác thực điện tử.

Điều kiện cung cấp dịch vụ xác thực điện tử

Căn cứ Điều 27 Nghị định 59/2022/NĐ-CP, điều kiện để cung cấp dịch vụ xác thực điện tử bao gồm:

Điều kiện cung cấp dịch vụ xác thực điện tử

Điều kiện cung cấp dịch vụ xác thực điện tử

Thứ nhất là Điều kiện về tổ chức/ doanh nghiệp: Chỉ có Đơn vị sự nghiệp công lập, và doanh nghiệp trong Công an nhân dân mới được cung cấp dịch vụ xác thực điện tử.

Thứ hai, điều kiện về nhân sự:

- Người đứng đầu/đại diện theo pháp luật của tổ chức/ doanh nghiệp phải là công dân Việt Nam, và phải có địa chỉ thường trú rõ ràng tại Việt Nam.

- Tổ chức/ doanh nghiệp đó phải có nhân sự có bằng cấp từ chương trình đại học trở lên về các chuyên ngành an toàn thông tin/công nghệ thông tin/ điện tử viễn thông và cá nhân này phải chịu trách nhiệm chính trong việc cung cấp dịch vụ, quản trị và vận hành, bảo đảm an toàn của hệ thống xác thực điện tử.

Thứ ba, điều kiện về kỹ thuật, quy trình quản lý và phương án đảm bảo an ninh, trật tự:  phải có Đề án hoạt động cung cấp dịch vụ xác thực điện tử, bao gồm các tài liệu sau:

- Tài liệu về các phương án và quy trình hoạt động cụ thể nhằm cung cấp dịch vụ xác thực điện tử. Tài liệu này sẽ bao gồm các nội dung sau:

(1) thuyết minh cho hệ thống công nghệ thông tin;

(2) thuyết minh cho phương án kỹ thuật về các giải pháp công nghệ;

(3) đề ra các phương án để đảm bảo việc lưu trữ, bảo đảm tính toàn vẹn của dữ liệu, cũng như bảo đảm an toàn cho an ninh thông tin của hệ thống cung cấp dịch vụ;

(4) phương án bảo vệ dữ liệu cá nhân, tổ chức;

(5) các phương án để đảm bảo an ninh, trật tự;

(6) phương án phòng cháy và chữa cháy, cũng như các phương án phục vụ cho việc dự phòng thảm họa và bảo đảm vận hành ổn định, thông suốt dịch vụ xác thực điện tử;

- Văn bản giới thiệu máy móc, thiết bị sở hữu được đặt tại Việt Nam phù hợp với các quy định của pháp luật về phòng - chống cháy, nổ.

Văn bản này cũng cần thể hiện nội dung rằng thiết bị, máy móc nêu trên có khả năng chống chịu lũ, lụt, động đất, nhiễu điện tử, sự xâm nhập bất hợp pháp của con người.

Mẫu báo cáo hoạt động cung cấp dịch vụ xác thực điện tử

Mời bạn đọc cùng tham khảo mẫu báo cáo hoạt động cung cấp dịch vụ xác thực điện tử tại đây: 

Sửa/In biểu mẫu

TÊN TỔ CHỨC
‎ -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
‎ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

‎ ---------------

Số:  …..

… , ngày  ….  tháng  …  năm  ….

BÁO CÁO

Về hoạt động cung cấp dịch vụ xác thực điện tử

Kính gửi: Bộ Công an.

Căn cứ Nghị định số ... ngày ... tháng ... năm 2021 của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử;

(Tên tổ chức)  báo cáo Bộ Công an về hoạt động cung cấp dịch vụ xác thực điện tử như sau:

1. Nội dung dịch vụ được cung cấp

2. Tổng quan về hoạt động cung cấp dịch vụ xác thực điện tử trong thời gian từ ngày .../.../... đến ... ngày .../.../...

- Về thị trường khách hàng

- Về sự cố xảy ra

- Hoạt động bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân

3. Hồ sơ liên quan

STT

Tên tài liệu

Số lượng

Ghi chú

1

2

3

...

4. Cam kết

(Tên tổ chức)  cam kết chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin cung cấp nêu trên cùng các tài liệu kèm theo và cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
‎ CỦA TỔ CHỨC

(Chữ ký/chữ ký số của người đại diện theo pháp luật, dấu/chữ ký số của tổ chức)

Trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử

Theo khoản 1 Điều 34 Nghị định 59/2022/NĐ-CP, trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử bao gồm:

“a) Cung cấp dịch vụ xác thực điện tử cho tổ chức, cá nhân trên cơ sở thỏa thuận bằng hợp đồng cung cấp dịch vụ;

b) Bảo đảm kênh tiếp nhận thông tin và việc sử dụng dịch vụ là liên tục 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần;

c) Tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, giao dịch điện tử, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực xác thực điện tử;

d) Tuân thủ phương án, quy trình hoạt động cung cấp dịch vụ xác thực điện tử đã được Bộ Công an thẩm định;

đ) Gửi báo cáo định kỳ 06 tháng, 01 năm về hoạt động xác thực điện tử cho cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử hoặc khi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử có yêu cầu.”

Trên đây là thông tin gửi đến bạn đọc về các nội dung về vấn đề xác thực điện tử là gì và các quy định liên quan đến hoạt động xác thực điện tử.

Nếu cần giải đáp về các quy định của pháp luật, hãy gọi ngay các chuyên viên pháp lý theo số  1900.6199 để được hỗ trợ

Có thể bạn quan tâm

X