hieuluat

Quyết định 01/2000/QÐ.UBNDT Sóc Trăng Quy chế Tuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc TrăngSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:01/2000/QÐ.UBNDTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Duy Tân
    Ngày ban hành:21/01/2000Hết hiệu lực:25/09/2019
    Áp dụng:21/01/2000Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Tư pháp-Hộ tịch
  • ỦY BAN NHÂN DÂN

    TỈNH SÓC TRĂNG

    _________

    Số: 01/2000/QĐ.UBNDT

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc  lập - Tự do - Hạnh phúc

    _______________________

    Sóc Trăng, ngày 21 tháng 01 năm 2000

     

     

    QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH SÓC TRĂNG

    Về việc ban hành Quy chế Tuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở.

    ___________

    UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG

     

    Căn cứ Luật Tổ chức HĐND & UBND ngày 21/6/1994 ;

    Căn cứ Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg, ngày 7/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay;

    Căn cứ Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg, ngày 7/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và Quyết định số 210/1999/QĐ-BTP, ngày 9/7/1999 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Quy chế Báo cáo viên pháp luật;

    Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp,

     

    QUYẾT ĐỊNH:

     

    Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế Tuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở".

    Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Giám đốc Sở Tư Pháp có trách nhiệm phối hợp với Chủ tịch UBND huyện thị tổ chức, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.

    Điều 3: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các Sở, Ban ngành tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

     

    TM. UBND TỈNH SÓC TRĂNG

    KT.CHỦ TỊCH

    PHÓ CHỦ TỊCH

     

     

     

     

    NGUYỄN DUY TÂN

     

    ỦY BAN NHÂN DÂN

    TỈNH SÓC TRĂNG

    _________

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc  lập - Tự do - Hạnh phúc

    _______________________

                                                                                                      

     

    QUY CHẾ
    TUYÊN TRUYỀN VIÊN PHÁP LUẬT Ở CƠ SỞ

    (Ban hành kèm theo Quyết định số:  01 /2000/QĐ.UBNDT, ngày 21/01/2000 của UBND tỉnh Sóc Trăng)

     

    Chương  I. NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG

     

    Điều 1: Tuyên truyền pháp luật là một bộ phận của công tác tư tưởng, văn hóa của Đảng, được tiến hành bằng lời nói hay các hình thức khác trước những đối tượng xác định nhằm truyền đạt tinh thần, nội dung pháp luật, giúp đối tượng được tuyên truyền hiểu và nâng cao nhận thức về pháp luật, tôn trọng, làm theo pháp luật một cách đúng đắn, thống nhất .

    Điều 2: Tuyên truyền viên pháp luật theo Quy chế này là những người được UBND xã, phường, thị trấn công nhận để thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở (sau đây gọi tắt là tuyên truyền viên pháp luật).

    Điều 3: Yêu cầu đối với công tác tuyên truyền pháp luật

    Công tác tuyên truyền pháp luật phải đảm bảo các yêu cầu sau đây :

    1. Đúng đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước ;

    2. Chính xác, dễ hiểu, phổ thông, có sức thuyết phục ;

    3. Tác động tích cực đến đối tượng được tuyên truyền nhằm góp phần tạo niềm tin pháp luật, cổ vũ, động viên cán bộ, nhân dân thực hiện đúng theo khoản 1 Điều này.

    Điều 4:  Phạm vi hoạt động của Tuyên truyền viên pháp luật

    Việc tuyên truyền pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở từng xã, phường, thị trấn chủ yếu do lực lượng Tuyên truyền viên ở tại địa phương đó thực hiện. Khi cần thiết, các xã, phường, thị trấn có thể phối hợp với nhau để mở rộng phạm vi tuyên truyền liên xã, phường, thị trấn.

    Điều 5: Phương thức tổ chức hoạt động Tuyên truyền pháp luật

    Việc tuyên truyền pháp luật được tiến hành thường xuyên theo kế hoạch của UBND xã, phường, thị trấn; đồng thời thực hiện từng đợt đột xuất theo sự hướng dẫn của cơ quan có chức năng tuyên truyền, cơ quan tư pháp và các cơ quan có thẩm quyền khác.

    Điều 6: Bảo đảm sự hoạt động có hiệu quả của Tuyên truyền viên

    Phòng Tư pháp huyện, thị phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có chức năng tuyên truyền cùng cấp và UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ Tuyên truyền viên pháp luật, bố trí thời gian và tạo điều kiện thuận lợi để các Tuyên truyền viên nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.

     

    Chương II. TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA TUYÊN TRUYỀN VIÊN PHÁP LUẬT

     

    Điều 7: Nguồn chọn lựa Tuyên truyền viên pháp luật

    Tuyên truyền viên pháp luật được lựa chọn từ :

    - Cán bộ đang công tác tại các xã, phường, thị trấn hay khóm, ấp.

    - Bộ đội phục viên, cán bộ, công chức đã công tác trong các cơ quan pháp luật, cơ quan tư tưởng văn hóa, cơ quan tuyên huấn thuộc lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị - xã hội nay đã nghỉ hưu, còn sức khỏe .

    Điều 8: Tiêu chuẩn Tuyên truyền viên pháp luật

    Tuyên truyền viên pháp luật phải có các tiêu chuẩn sau đây :

    1. Gương mẫu thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có phẩm chất chính trị vững vàng, có tư cách đạo đức tốt .

    2. Có uy tín trong công tác, trong sinh hoạt cộng đồng dân cư ở xã, phường, thị trấn hay khóm, ấp.

    3. Am hiểu pháp luật và có khả năng tuyên truyền pháp luật cho các đối tượng được tuyên truyền .

    4. Tự nguyện, nhiệt tình, có đủ sức khỏe và thời gian để tuyên truyền pháp luật.

    5. Được quần chúng nơi mình công tác, sinh hoạt hoặc chính quyền cơ sở giới thiệu

    Điều 9: Thủ tục công nhận Tuyên truyền viên pháp luật

    1. Cán bộ Tư pháp xã, phường, thị trấn phối hợp với các tổ chức cùng cấp, Trưởng Ban Nhân dân ấp, khóm lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn, trình Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn quyết định công nhận Tuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở.

    Mỗi khóm, ấp lập một Tổ tuyên truyền pháp luật và cử một đại diện làm tổ trưởng để quản lý, điều hành công tác tuyên truyền pháp luật ở ấp, khóm.

    2. Trong từng thời kỳ, cán bộ Tư pháp xã, phường, thị trấn phối hợp với các tổ chức đoàn thể cùng cấp và Trưởng Ban Nhân dân ấp, khóm rà soát, đánh giá hoạt động và đề nghị UBND xã, phường, thị trấn quyết định bổ sung hoặc thay đổi Tuyên truyền viên pháp luật .

    Điều 10: Quyền của Tuyên truyền viên pháp luật

    Tuyên truyền viên pháp luật có các quyền sau đây :

    1. Được cung cấp thông tin, văn bản quy phạm pháp luật và các tài liệu cần thiết cho công tác tuyên truyền pháp luật .

    2. Được tham dự các hoạt động học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao kiến thức chuyên môn về phổ biến, giáo dục pháp luật.

    3. Được hưởng các quyền lợi vật chất theo quy định của pháp luật.

    4. Được tham gia các loại hình hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật khác.

    Điều 11: Nghĩa vụ của tuyên truyền viên pháp luật

    Tuyên truyền viên pháp luật có các nghĩa vụ sau đây :

    1. Chịu trách nhiệm về nội dung tuyên truyền; phải tuyên truyền phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

    2. Không được lợi dụng việc tuyên truyền pháp luật để xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chống lại Nhà nước và nhân dân.

    3. Luôn tìm hiểu, học tập, trau dồi nghiệp vụ tuyên truyền; tìm hiểu thực tiễn, thu thập thông tin để nâng cao năng lực phổ biến, giáo dục pháp luật; thực hiện có chất lượng các hoạt động tuyên truyền pháp luật .

    4. Thường xuyên giữ mối liên hệ với UBND xã, phường, thị trấn, Trưởng Ban Nhân dân khóm, ấp nhằm phản ánh kết quả hoạt động và trao đổi về nghiệp vụ tuyên truyền, góp phần nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật ở cơ sở.

    5. Thực hiện sự chỉ đạo của cơ quan tư pháp về kế hoạch tuyên truyền pháp luật ở cơ sở.

    Điều 12: Trách nhiệm của cơ quan tư pháp

    Cơ quan tư pháp phối hợp chặt chẽ với cơ quan tư tưởng văn hóa và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm:

    1. Xây dựng đội ngũ và quản lý hoạt động của các tuyên truyền viên pháp luật.

    2. Tổ chức hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm tuyên truyền pháp luật nhằm không ngừng nâng cao trình độ và khả năng tuyên truyền pháp luật của Tuyên truyền viên.

    3. Cung cấp thông tin, tài liệu, văn bản quy phạm pháp luật cần thiết cho tuyên truyền viên pháp luật .

    4. Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết; thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong hoạt động tuyên truyền pháp luật .

     

    Chương III. KHEN THƯỞNG VÀ XỬ  LÝ VI PHẠM

     

    Điều 13 : Tuyên truyền viên có thành tích trong hoạt động tuyên truyền pháp luật, góp phần nâng cao sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân ở địa phương thì được xét khen thưởng theo quy định chung của Nhà nước .

    Điều 14: Tuyên truyền viên pháp luật vi phạm pháp luật và Quy chế này, không còn đủ tư cách Tuyên truyền viên thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị đình chỉ hoạt động, xóa tên trong danh sách Tuyên truyền viên hoặc bị áp dụng các hình thức xử lý khác theo quy định pháp luật hiện hành.

     

     

    TM. UBND TỈNH SÓC TRĂNG

    KT. CHỦ TỊCH

    PHÓ CHỦ TỊCH

     

     

    NGUYỄN DUY TÂN

     

  • Loại liên kết văn bản
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 01/2000/QÐ.UBNDT Sóc Trăng Quy chế Tuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng
    Số hiệu:01/2000/QÐ.UBNDT
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:21/01/2000
    Hiệu lực:21/01/2000
    Lĩnh vực:Tư pháp-Hộ tịch
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Đang cập nhật
    Người ký:Nguyễn Duy Tân
    Ngày hết hiệu lực:25/09/2019
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X